Chương trình chuyên viên chính 2023

Theo đó, mục đích, yêu cầu của Đề án nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị trong việc bố trí công chức và viên chức làm việc tại các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập đúng vị trí việc làm, nhu cầu công việc, tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp theo quy định; đảm bảo cơ cấu ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm có đủ trình độ nghiệp vụ, chuyên môn đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức;  đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ công chức, viên chức có năng lực, trình độ trong thực hiện nhiệm vụ được giao qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.

Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính phải đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan, công khai và đúng theo quy định của pháp luật; đánh giá được năng lực, trình độ của công chức, viên chức dự thi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức theo quy định.

Số lượng, cơ cấu ngạch công chức, viên chức hành chính và số người làm việc tại các Hội được giao biên chế hiện có, như sau: Đối với công chức, chuyên viên cao cấp và tương đương: 15 công chức; chuyên viên chính và tương đương 224 công chức; chuyên viên và tương đương 1.233 công chức; cán sự 41 công chức; nhân viên 08 công chức.

Đối với viên chức: Chuyên viên chính và tương đương 217 viên chức; chuyên viên và tương đương 410 viên chức; cán sự 80 viên chức; nhân viên 45 viên chức.

Đối với người làm việc tại các Hội được giao biên chế: Chuyên viên chính và tương đương: 01 người; Chuyên viên và tương đương: 14 người; Cán sự: 04 người; Nhân viên: 02 người.

Đề xuất chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên chuyên viên chính là 252 chỉ tiêu: Nâng ngạch công chức 202 chỉ tiêu; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức 45 viên chức; thăng hạng viên chức hành chính lên ngạch chuyên viên chính đối với người làm

Đối tượng dự thi, như sau: đối với thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên chính thì đối tượng gồm cán bộ giữ chức vụ và làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên và đang giữ ngạch: chuyên viên, mã số: 01.003. [Cán bộ theo quy dịnh của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019]; Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên và đang giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003; Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước từ cấp tỉnh trở lên và đang giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003; Công chức theo quy dịnh của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 và theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP; Thông tư số 08/2011/TT-BNV].

Đối với thi thăng hạng viên chức hành chính từ chuyên viên lên chuyên viên chính thì đối tượng gồm viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố [cấp huyện] và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và đang giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003; Viên chức đang giữ chức vụ quản lý có đủ tiêu chuẩn theo quy định, đang công tác tại các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng, kế hoạch, tài chính và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện và đang giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003.

Thi thăng hạng đối với những người làm việc tại các Hội được giao biên chế từ chuyên viên lên chuyên viên chính; người làm việc đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức Hội đặc thù từ cấp huyện trở lên và đang giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003 [Các đối tượng nêu trên gọi chung là viên chức].

 Điều kiện dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính: Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức có nhu cầu. Được đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2021, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019. Đối với viên chức theo quy định tại Điều 56 Luật Viên chức năm 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.

Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên [không kể thời gian tập sự, thử việc]. Trường hợp có thời gian tương đương ngạch ngạch chuyên viên thì có ít nhất 12 tháng trở lên giữ ngạch chuyên viên, mã số 01.003, tính đến ngày 30/6/2022.

Tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính như sau: Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì yêu cầu nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Ngoài tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, công chức, viên chức dự thi lên ngạch chuyên viên chính trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương phải có:

 Đối với công chức thì đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu [kèm theo minh chứng].

 Đối với viên chức: Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị nơi công tác, được người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xác nhận [kèm theo minh chứng].

N.H.N- Nguồn Đề án số 6469/ĐA-UBND

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề