Chuyển trường đại học được không

Bạn Trần Phương Thảo, sinh viên năm thứ nhất một trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội nêu nội dung, năm học tới, nếu em muốn chuyển trường hoặc chuyển ngành học thì cần những điều kiện như nào để thực hiện? Theo Luật sư Hoàng Dương, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, những nội dung liên quan đến vấn đề này được quy định chi tiết, cụ thể tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2021 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học.

Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học

1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:

a] Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;

b] Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính [hoặc phân hiệu ] trong cùng khóa tuyển sinh;

c] Cơ sở đào tạo, trụ sở chính [hoặc phân hiệu] có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d] Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu [nơi chuyển đi và chuyến đến] và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.

2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:

a] Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;

b] Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;

c] Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d] Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.

 Cũng theo Luật sư Hoàng Dương, bạn Trần Phương Thảo cần lưu ý về quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này [Khoản 4, Điều 16, Chương IV, Quy chế đào tạo trình độ đại học [Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo].

 Theo đó, việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này được quy định tại Điều 13; Chương III; Quy chế đào tạo trình độ đại học [Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]: Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ

 1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.

 2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:

 a] Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;

 b] Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;

 c] Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.

 3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 “Nếu bạn Trần Phương Thảo đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc chuyển trường, chuyển ngành học theo quy định. Trường hợp cần hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, bạn có thể trực tiếp liên hệ bộ phận chuyên môn tại trường đại học bạn đang theo học hoặc trường đại học bạn muốn chuyển tới để được giải đáp cụ thể, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mình” – Luật sư Hoàng Dương cho biết thêm./.

Hiện nay nhiều sinh viên có nguyện vọng chuyển trường hoặc chuyển ngành. Hôm nay Bách hóa XANH giúp bạn một ít thông tin về điều kiện và thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học.

Tùy vào mỗi trường sẽ có những giấy tờ và thủ tục chuyển trường chuyển ngành khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện cũng như giấy tờ để làm thủ tục chuyển trường và chuyển ngành đại học nhé!

1Điều kiện xin chuyển trường và chuyển ngành đại học

Thủ tục chuyển trường cho sinh viên đại học

Sinh viên được chuyển trường trong các trường hợp sau

Theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2021 về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học, sinh viên đang học tập tại cơ sở đào tạo trong trường hợp gia đình chuyển nơi ở hoặc có hoàn cảnh khó khăn muốn chuyển đến trường gần nơi ở hoặc phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình để thuận lợi trong học tập thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:

Sinh viên làm thủ tục xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc nhóm ngành với ngành mà sinh viên đang theo học

Ví dụ: Bạn đang theo học năm 2 ngành quản trị kinh doanh của trường đại học A muốn chuyển sang trường đại học B thì bạn phải chuyển cùng ngành kế toán hoặc nhóm ngành kinh tế của trường B.

Để được chuyển trường thì sinh viên phải có sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến theo quy định của Pháp luật.

Sinh viên không được chuyển trường trong các trường hợp sau

Sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà trước đó đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển.

Sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển.

Sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối không được chuyển trường vì ảnh hưởng đến chất lượng đào đạo, nền móng cơ bản cho các môn học sau.

Sinh viên chuyển trường đang chịu mức kỷ luật cảnh cáo trở lên của nhà trường thì sẽ không được chuyển trường.

2 Thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học

Sinh viên đại học có nguyện vong chuyển trường, chuyển ngành

Khi sinh viên có nguyện vọng chuyển trường đại học thì nên làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường đang theo học.

Tuy nhiên, sinh viên cũng nên chủ động tìm hiểu kỹ các điều kiện và thủ tục chuyển trường để xem xét mình đã đủ điều kiện hay chưa.

Bởi vì việc chuyển trường của mỗi trường sẽ khác nhau được thể hiện trong văn bản nội bộ của trường nên sinh viên liên hệ với phòng công tác sinh viên hoặc phòng đào tạo để tìm hiểu cũng như được hướng dẫn chính xác nhất.

Thông thường, sinh viên cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn xin chuyển trường theo mẫu có sẵn
  • Học bạ bản chính của cấp học dưới
  • Sao y bản chính bằng tốt nghiệp cấp học dưới
  • Bản sao giấy khai sinh
  • Giấy trúng tuyển đầu cấp theo quy định cụ thể của các trường công lập hoặc ngoài công lập
  • Giấy giới thiệu chuyển trường đã được hiệu trưởng đồng ý do hiệu trường trường đại học nơi đi cấp
  • Ngoài ra, sinh viên cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân và giấy tờ hợp lệ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tuyển sinh

Quy trình chuyển ngành

Bước 1: Sinh viên viết và nộp đơn xin chuyển ngành

Bước 2: Sinh viên nộp đơn tại bộ phận tuyển sinh, phòng Đào tạo kèm theo bảng điểm học tập trước 2 tuần bắt đầu học kỳ 1 năm học thứ 2.

Phòng Đào tạo xét duyệt và trình Ban Giám đốc ra Quyết định chuyển ngành nếu Sinh viên đủ điều kiện và thông báo kết quả cho sinh viên.

Bước 3: Sinh viên nhận Quyết định chuyển ngành tại Phòng Đào tạo.

Bước 4: Sau khi nhận Quyết định chuyển ngành, sinh viên có trách nhiệm liên hệ khoa, lớp mới để tham gia học tập theo kế hoạch.

Quy trình chuyển trường

Bước 1: Sinh viên viết đơn và xin bảng điểm học tập.

Bước 2: Sinh viên xin xác nhận đồng ý của Hiệu trưởng Trường tiếp nhận [trường chuyển đến].

Bước 3: Sinh viên nộp đơn cho Bộ phận tuyển sinh, phòng Đào tạo

  • Phòng Đào tạo xét duyệt theo các điều kiện và chuẩn bị Quyết định trình Ban Giám đốc ban hành nếu Sinh viên đủ điều kiện.
  • Phòng Đào tạo thông báo cho sinh viên kết quả

Bước 4: Sinh viên đến Phòng Đào tạo nhận Quyết định chuyển trường, đến phòng Chính trị & Công tác sinh viên rút hồ sơ và liên hệ trường chuyển đến làm thủ tục nhập học.

3Những lưu ý khi thực hiện chuyển trường, chuyển ngành

Khi chuyển trường

  • Sinh viên khi chuyển trường phải hoàn thành hết các khoản học phí ở trường cũ.
  • Không bị xử lý kỷ luật nếu đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì không được chuyển trường theo quy định.

Khi chuyển ngành

  • Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, ngành đào tạo khác hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo [hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính] khi không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa
  • Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng đam mê, sở thích cá nhân và định hướng nghề nghiệp trước khi chuyển ngành

Qua bài viết trên, Bách hóa XANH đã đã tổng hợp những thông tin liên quan về điều kiện và thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học. Hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin có ích giúp bạn.

Mua khẩu trang tại Bách hóa XANH phòng chống dịch bệnh khi đi làm thủ tục nhé:

Bách hóa XANH

Chủ Đề