Chuyên viên kỹ thuật giám định là gì năm 2024

Giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm những loại nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến việc quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Các loại Giám định viên kỹ thuật hình sự theo quy định pháp luật hiện hành được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều.

Xuân Minh [minh***@gmail.com]

  • [ảnh minh họa]

Các loại Giám định viên kỹ thuật hình sự được quy định tại về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

Giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm:

1. Giám định viên dấu vết đường vân.

2. Giám định viên dấu vết cơ học.

3. Giám định viên súng, đạn.

4. Giám định viên tài liệu.

5. Giám định viên cháy, nổ.

6. Giám định viên kỹ thuật.

7. Giám định viên âm thanh.

8. Giám định viên sinh học.

9. Giám định viên hóa học.

10. Giám định viên kỹ thuật số và điện tử.

Trên đây là nội dung tư vấn về các loại Giám định viên kỹ thuật hình sự. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 33/2014/TT-BCA .

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có quy định về Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao [VKSNDTC]. Tên gọi và chức năng của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC đã được Luật quy định rõ. Vấn đề đặt ra hiện nay là đặt cơ quan này ở đâu trong cơ cấu tổ chức của VKSNDTC đang được các cơ quan nghiên cứu, thảo luận.

Ở đâu có hoạt động điều tra ở đó cần giám định

Giám định kỹ thuật hình sự là lĩnh vực gắn liền với các chủ thể có chức năng điều tra, do đây là một biện pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn nhằm phục vụ công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Chính vì thế, giám định kỹ thuật hình sự thường được tổ chức trong các lực lượng có cơ quan điều tra như Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, với tính chất là một hoạt động bổ trợ. Ở đâu có chủ thể điều tra thì ở đó phát sinh nhu cầu khách quan cần có hoạt động giám định kỹ thuật hình sự nhằm thu thập, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, chính xác, kịp thời ở những giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, tạo tiền đề cho việc thu thập chứng cứ ở các giai đoạn tiếp theo.

Giám định kỹ thuật hình sự Ảnh minh họa:ITN

Trong tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân [VKSND], Cơ quan điều tra [CQĐT] được thành lập ở VKSNDTC và Viện kiểm sát quân sự [VKSQS] Trung ương. Theo Điều 20 Luật Tổ chức VKSND 2014, CQĐT VKSND tối cao, CQĐT VKSQS Trung ương có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, VKSND, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Như vậy, CQĐT của VKSND tối cao là một chủ thể có thẩm quyền điều tra đầy đủ, trong phạm vi các vụ án thuộc thẩm quyền theo luật định. Từ đó cho thấy, việc cần thiết có cơ quan giám định kỹ thuật hình sự trong VKSND tối cao để phục vụ cho hoạt động điều tra của CQĐT VKSND tối cao là nhu cầu khách quan, cũng như sự tồn tại của cơ quan giám định kỹ thuật hình sự trong tổ chức các lực lượng có cơ quan điều tra chuyên trách khác [Công an nhân dân, Quân đội nhân dân].

Mặt khác, việc thực hiện thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của VKSND cũng đặt ra nhu cầu cần có sự bổ trợ của cơ quan giám định kỹ thuật hình sự. Theo Khoản 7 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cho thấy, Viện kiểm sát có quyền trực tiếp điều tra một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xem xét phê chuẩn lệnh, quyết định của cơ quan có thẩm quyền điều tra; hoặc trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu oan sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục; hoặc để bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố. Việc tiến hành một số hoạt động điều tra cũng đặt ra nhu cầu cần kiểm tra, đánh giá nhanh chóng đối với tài liệu, đồ vật đã thu thập được, khi đó, giám định kỹ thuật hình sự được sử dụng để đưa ra căn cứ khoa học nhất nhằm thực hiện việc truy nguyên.

Cũng theo Điều 165 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát còn có nhiệm vụ, quyền hạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Để có căn cứ đưa ra các quyết định tố tụng này, việc sử dụng biện pháp trưng cầu giám định trong những trường hợp luật định là việc làm bắt buộc hoặc cần thiết. Với thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm đã được xác định, việc tổ chức cơ quan giám định kỹ thuật hình sự trong nội bộ lực lượng có ý nghĩa quan trọng, nhằm cho ra kết quả nhanh nhất, đáng tin cậy nhất, từ đó xác định khẩn trương, kịp thời, có căn cứ để khởi tố vụ án hay không.

Từ những phân tích trên cho thấy, nhu cầu cần thành lập cơ quan giám định kỹ thuật hình sự trong ngành kiểm sát là một nhu cầu tất yếu, khách quan, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ điều tra của Viện kiểm sát.

Có thêm kênh giám định độc lập

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất chính là việc có hay không quy định Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập.

Phát biểu tại hội trường, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Mai Bộ cho rằng chưa bao giờ yêu cầu về phòng chống tham nhũng và xâm phạm hoạt động tư pháp lại cao như hiện nay. Việc thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC là bắt buộc dựa trên yêu cầu này.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quang Dũng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cung cấp luôn số liệu để chứng minh về sự cần thiết có thêm một kênh giám định tư pháp ngoài Bộ Công an. Đại biểu nêu rõ, trong hai năm 2018 và 2019, Cơ quan Điều tra VKSNDTC trưng cầu 59 vụ việc tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Tính thời gian trung bình để ra kết quả giám định mất từ 2 đến 3 tháng, cá biệt có vụ việc kéo dài tới mức quan ngại. Nói như vậy để thấy việc giám định có độ chậm trễ nhất định, kể cả trong trường hợp dự thảo luật này đang thảo luận thì tình trạng này cũng chưa được khắc phục. Đại biểu nhấn mạnh qua số liệu và tính khách quan cho thấy sự cần thiết phải có một cơ quan giám định bổ sung, hỗ trợ cho cơ quan giám định thuộc Bộ Công an cũng như là Bộ Quốc phòng để đảm bảo có sự lựa chọn khi cần thiết để cho việc giám định nhanh gọn và khách quan.

Khẳng định sự đồng thuận với việc thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC, đại biểu Trương Trọng Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh làm rõ, khi bàn đến sự cần thiết phải trở lại vấn đề nguyên lý, trở lại Luật Tổ chức VKSND, trở lại Bộ luật Tố tụng hình sự để xem vì sao Viện kiểm sát lại có cơ quan điều tra. Chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát hoạt động tư pháp và công tố. Đọc lại Điều 2 và Điều 3 thấy hai chức năng này đề ra những nhiệm vụ gì.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Cơ quan điều tra VKSNDTC... điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng chức vụ…". Vấn đề đặt ra là tại sao không để việc này cho cơ quan điều tra Bộ Công an, tại sao lại giao cho Viện kiểm sát. Điều 165 khoản 7 cũng quy định Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố. Ngoài ra, ở khoản 8 cũng quy định Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Từ những chức năng này cho thấy một nhu cầu là Viện kiểm sát cần thiết phải có Phòng Giám định kỹ thuật hình sự của Viện kiểm sát và Phòng Giám định kỹ thuật hình sự của Viện kiểm sát nằm ở VKSNDTC là hợp lý.

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, phòng giám định này không phải tăng chức năng gì của Viện kiểm sát mà nó là công cụ của Viện kiểm sát để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ luật định như đã nêu. Không phải chỉ có giám định âm thanh, hình ảnh mà Phòng Giám định kỹ thuật hình sự này cũng thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo Điều 2, Điều 3 của Luật Tổ chức VKSND; theo Khoản 3 Điều 163 và Khoản 7 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Sau khi thảo luận với đa số đại biểu đồng ý, Quốc hội đã bổ sung Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC là tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự; đồng thời, bổ sung chức năng giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử cho tổ chức này.

Xem xét quy định về địa vị pháp lý cho Phòng kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Thực hiện quy định của Luật, VKSNDTC phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn Quyết định của Viện trưởng VKSNDTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 16, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thẩm tra Tờ trình của Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC

Tên gọi và chức năng của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, quy định rõ. Vấn đề đặt ra hiện nay là đặt cơ quan này ở đâu trong cơ cấu tổ chức của VKSNDTC.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp giao cho “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC thực hiện chức năng giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử”, chỉ là 2 trong 10 lĩnh vực của giám định kỹ thuật hình sự. Với phạm vi giám định như trên, quá trình xây dựng Luật đã có sự cân nhắc kỹ và chỉ quy định về tổ chức của đơn vị giám định này ở quy mô cấp phòng.

Hiện nay, các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự ngoài Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc công an cấp tỉnh thì Bộ Quốc phòng cũng có Phòng giám định kỹ thuật hình sự được tổ chức ở quy mô cấp phòng trực thuộc đơn vị cấp Vụ, có con dấu, tài khoản riêng.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường để làm rõ vị trí pháp lý của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự này cần làm rõ tính chất hoạt động của cơ quan này. Theo đó, Phòng Giám định kỹ thuật hình sự này là cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập bởi hiện nay các tổ chức giám định tư pháp công lập như viện pháp y hay trung tâm pháp y đều là đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu là cơ cấu thuộc VKSNDTC thì cơ quan này sẽ nằm ở điểm nào trong Khoản 1 Điều 42 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn cho rằng dù đặt cơ quan này ở đâu trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì vẫn phải đảm bảo yêu cầu đây là cơ quan độc lập, chịu sự chỉ đạo duy nhất của Viện trưởng.

Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Huy Tiến cho biết tên gọi, chức năng nhiệm vụ của đơn vị này đã được Luật quy định rõ, vấn đề là đặt ở đâu. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, VKSNDTC đề xuất thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Văn phòng VKSNDTC có tài khoản riêng, con dấu riêng, bảo đảm tính độc lập, có thể xác định là đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định theo hướng này vừa bảo đảm thống nhất với các luật hiện hành, không tăng đầu mối, không tăng biên chế. Trên cơ sở đó, VKSNDTC sẽ hoàn thiện lại Tờ trình về việc phê chuẩn Quyết định của Viện trưởng VKSNDTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Chủ Đề