Cơ cấu vùng lãnh thổ kinh tế là gì năm 2024

Trước đây khi nói đến cơ cấu, thông thường chỉ đề cập đến cơ cấu nhóm ngành kinh tế và các ngành nội bộ trong từng nhóm ngành. Riêng Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi, nên có đề cập đến cơ cấu thành phần kinh tế. Cần mở rộng việc đề cập cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực khác, như cơ cấu dân số, cơ cấu lao động, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ cấu trình độ kỹ thuật- công nghệ, cơ cấu lao động qua đào tạo, cơ cấu tích lũy, tiêu dùng, cơ cấu ngân sách, cơ cấu tiền tệ,…

CƠ CẤU NHÓM NGÀNH KINH TẾ

Cơ cấu nhóm ngành kinh tế là cơ cấu phổ biến nhất trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời là cơ cấu quan trọng nhất.

Nhìn biểu đồ 1 cho thấy, trong giai đoạn 2010-2022, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế đạt một số kết quả tích cực.

[1] Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 năm trước, khi 2 nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ gặp tác động lớn hơn bởi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2020, bùng phát vào năm 2021, nhưng 2 nhóm ngành này vẫn tăng trưởng dương và góp phần tạo điều kiện để 2 nhóm ngành này phục hồi tăng trưởng trong năm 2022.

Trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản đã có xu hướng giảm độc canh lúa, phát triển toàn diện hơn. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm, của ngành lâm nghiệp, của ngành thủy sản tăng. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, trong đó có đất đai, tỷ trọng trong tổng diện tích gieo trồng năm 2022 tăng, giảm so với 2005 như sau [biểu đồ 2].

Về tiêu thụ, sản phẩm xuất khẩu có sự tăng tốc đáng kể. Nhiều nông, lâm - thủy sản xuất khẩu vượt lên đứng hàng đầu thế giới, như kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15.857 triệu USD [năm 2020 là 313 triệu USD]; thủy sản: 10.930 triệu USD [năm 2020: 1.479 triệu USD]; cà phê: 3.943 triệu USD [2020: 501 triệu USD]; rau quả: 3.338 triệu USD [2020: 213 triệu USD].

Mặc dù vậy, với đặc điểm phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, có năng suất lao động [năm 2021] thấp nhất trong 3 nhóm ngành [chỉ bằng 43,2% mức năng suất lao động chung, thấp xa so với năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ, thấp xa hơn nữa so với năng suất lao động nhóm ngành công nghệ - xây dựng], có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 3 nhóm ngành [tăng 3,36% so với tăng 7,78% của công nghiệp - xây dựng và tăng 9,99% của dịch vụ],… nên tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản trong GDP giảm xuống hiện ở mức thấp nhất trong 3 nhóm ngành. Điều đó là phù hợp với xu hướng chung của thế giới, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[2] Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên qua các năm. Trong nhóm ngành này: tỷ trọng ngành khai khoáng giảm mạnh, từ 10,52% năm 2005 xuống còn 2,82% năm 2022; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo [tiêu chí và là biểu tượng của nước công nghiệp] đã tăng khá, từ 20,7% năm 2005 đã tăng lên 24,76% năm 2022.

Theo đó, xuất khẩu sản phẩm ngành công nghiệp khai khoáng giảm [than đá: giảm từ 1.615 triệu USD năm 2010 xuống còn 411,1 triệu USD năm 2022; dầu thô: từ 5.024 triệu USD năm 2010 giảm còn 2.316 triệu USD năm 2022]; xuất khẩu sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh, trong đó tăng mạnh nhất là điện thoại và linh kiện, đạt 59.292 triệu USD năm 2022 [năm 2010 là 2.307 triệu USD]; tăng cao thứ hai là điện tử, máy tính [năm 2022 đạt 55.242 triệu USD, 2010: 5.590 triệu USD]; thứ ba là máy móc, thiết bị và phụ tùng [năm 2022 đạt 45.722 triệu USD, năm 2010: 3.057 triệu USD].

Sự chuyển dịch cơ cấu này đã góp phần chuyển đổi cơ cấu và tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.

[3] Trong nhóm ngành dịch vụ, tỷ trọng trong GDP của một số ngành có sự tăng, giảm.

Như vậy, trong khi tỷ trọng tự cấp tự túc giảm, tỷ trọng mua bán trên thị trường tăng, nhưng tỷ trọng thương nghiệp hàng hóa giảm, tỷ trọng kinh doanh bất động sản giảm, thì tỷ trọng các hoạt động dịch vụ khác tăng [như vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội].

Trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ trọng doanh nghiệp có kỹ thuật - công nghệ hiện đại còn thấp, tỷ trọng doanh nghiệp có kỹ thuật - công nghệ lạc hậu còn lớn,… Ngay trong ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu, như ngành sắt thép chẳng hạn, sản lượng phục vụ xây dựng cơ bản là chủ yếu, sản lượng thép phục vụ cơ khí chế tạo còn ít ỏi...

Tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ là tổ chức nền kinh tế theo lãnh thổ cùng với tổ chức hành chính theo lãnh thổ, tập hợp các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa chúng trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ bao trùm những vấn đề liên quan tới phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, quan hệ sản xuất. Nhiệm vụ của nó là tổ chức hành chính nhà nước trên các vùng lãnh thổ, quản lí sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các tổ chức kinh tế theo lãnh thổ, xác định các đối tượng quản lí theo lãnh thổ. Bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ là tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ bao gồm nhiệm vụ xây dựng cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, phân bố sản xuất và dân cư, hợp nhất tối ưu các thành phần vật chất của sản xuất và con người vào một quá trình sản xuất, quản lí sản xuất mà trọng tâm là lập kế hoạch và xây dựng chính sách vùng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “TỔ CHỨC KINH TẾ - XÃ HỘI THEO LÃNH THỔ”. Từ điển Bách khoa Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2020.[liên kết hỏng]

Chủ Đề