Có nên chụp ảnh tượng phật

Nhiều người đeo hình tượng Phật vào cổ tay hay trên cơ thể đi vào phòng ngủ, nhà vệ sinh, hoặc dùng tượng Phật để trang trí, giẫm lên tượng Phật để chụp ảnh… mà không biết rằng mình đang gieo nhân xấu, có thể gặp nhiều phiền phức trong tương lai. 

Gần đây, cầu thủ bóng đá nổi tiếng Ronaldo đăng lên mạng xã hội bức ảnh giẫm lên khu vực đặt tượng Phật với lời chúc lành buổi sáng. Sau khi chia sẻ, bức ảnh nhận rất nhiều chỉ trích của người hâm mộ. Người không biết thì cho rằng Phật tử quá khắt khe, quá chấp hình tướng. Tuy nhiên, dù không theo tôn giáo, chúng ta cũng nên tôn trọng những gì thuộc về biểu tượng.

Ronaldo hứng chịu chỉ trích dữ dội vì bức ảnh này - Ảnh: Internet

Hiện nay, có không ít người [dù là tín đồ hay không] đeo ảnh, tượng Phật trên người như một món đồ trang sức. Nhiều người đeo tượng Phật trên cổ tay hoặc làm dây chuyền với mong muốn được thần thánh độ trì. Tuy nhiên, theo nhận định của các cao tăng thì đó là hành vi bất kính với Phật. Bởi vì theo thuyết pháp nhà Phật, thân thể con người vốn không trong sạch [bất tịnh], cho nên việc đeo hình tượng Phật bên người, nhất là khi vào nhà vệ sinh hay phòng ngủ thì càng không nên. 

Không nên đeo ảnh, tượng Phật trên người - [ảnh minh họa]

Muốn được thần thánh ban phúc, trước hết bạn phải có sự thành kính. Việc đeo ảnh tượng hoặc dùng tượng Phật để trang trí, hoặc giẫm lên tượng để chụp ảnh…vv sẽ khiến bạn gieo nhân xấu và gặt quả đắng trong tương lai. Người ta gọi đó là Nhân quả. Cho dù không nhìn thấy bằng mắt thường, song bạn sẽ cảm nhận rõ ràng tác động của luật Nhân quả về sau.

Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang [Bà Rịa – Vũng Tàu], cho biết, Thánh tượng chỉ để thờ cúng, lễ bái chứ không được mang trên mình như trang sức hoặc đồ trang trí. Đó là hành vi thiếu hiểu biết và gieo nhân xấu, mất hết duyên với Phật pháp. Thượng tọa cho hay phải tôn kính thần phật trong từng lời nói, hành vi cử chỉ nhỏ nhặt để hưởng phước đức. Nhiều gia đình gặp những chuyện không vui, kém may mắn chỉ vì để ảnh, tượng Phật ở nơi thấp kém.

Một số người khuyên rằng nếu bạn vẫn muốn đeo tượng Phật, khi tiếp xúc với những thứ ô uế hoặc vệ sinh tắm rửa thì hãy tháo ra và đặt ở nơi trang nghiêm, cao ráo. Không nên để ảnh, tượng Phật trong tủ hoặc hộp kín vì đó được coi là hành vi bất kính.

Hãy tháo ảnh, tượng Phật đặt vào nơi tôn nghiêm khi tiếp xúc với những thứ ô uế hoặc vệ sinh tắm rửa - [ảnh minh họa]

Như ông bà ta vẫn nói: 'Có thờ có thiêng, có kiêng có lành', có một số điều kiêng kỵ bạn nhất định phải tuân theo để mang lại may mắn và bình an cho bản thân và gia đình. Đừng vì sự thiếu hiểu biết mà ảnh hưởng tới số phận của mình nhé.

Lâu nay, có quan niệm cho rằng khi đi vào chùa, tự viện không nên chụp ảnh vì chùa là nơi linh thiêng nhưng cũng là nơi đại từ đại bi, cứu độ chúng sinh, kể cả là những linh hồn cơ nhỡ. Cho nên khi những oan hồn không thể siêu thoát sẽ về chùa nương nhờ cửa Phật.

Khi chụp ảnh tức là chúng ta đã lưu giữ những linh hồn, nếu không cẩn thận những linh hồn đó sẽ... theo về nhà.

Chụp ảnh trong chùa không ảnh hưởng tới Phật giáo. Ảnh: Đ.Tuỳ

Tuy nhiên những người hành đạo trong nhà Phật lại có ý kiến khác với quan điểm này. Sư cô Thích Nữ Liên Trang – Chánh văn phòng, Ban Thông tin truyền thông GHPG tỉnh Đồng Nai cho biết: "Từ trước đến nay trong nhà Phật và trong kinh sách của Phật không có nói về vấn đề cấm hay không cấm việc chụp ảnh trong chùa. Nhưng hiện nay vẫn có một số ít chùa vẫn không cho chụp ảnh vì có nhiều lý do khác nhau. Còn lại đa số các chùa cho chụp ảnh bình thường".

Đại đức Thích Nhuận Sơn – Trụ trì chùa Phúc Quang [thôn Quang Rực, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương] cho phóng viên Báo Gia đình & Xã hội biết: Số đông hiện nay vẫn hiểu rằng, chùa chiền là chốn tâm linh, khi chụp ảnh tức là đánh thức những vị thần linh trong tự viện. Nhưng đó là quan niệm đó không đúng. Bởi lẽ khi chúng ta đến chùa, mở cửa chùa là đã đánh thức các bậc Thánh hiền.

Có người không biết rằng, khi chụp ảnh ở chùa là họ lấy tư liệu, để quảng bá, giới thiệu ngôi chùa đó cho nhân dân, phật tử mọi nơi biết. "Cho nên, chụp ảnh trong chùa không làm hưởng đến Phật giáo và đức Phật. Bởi lẽ, trên con đường tu tập của nhà Phật cũng cần có hình ảnh để minh hoạ cho từng giai đoạn phát triển, cho nên phải có hình ảnh để thể hiện bước phát triển đó", Đại đức Thích Nhuận Sơn nói.

Khi chụp ảnh, hay ghi hình ở những nơi thờ tự, nên chú ý từ trang phục đến ứng xử có văn hoá. Ảnh: Đ. Tuỳ

Theo giải thích của Sư cô Liên Trang, khi chụp ảnh trong chùa, tức là chụp ảnh Phật thì phải trang nghiêm, thành kính, người chụp ảnh nên chắp tay thể hiện cái tâm hướng Phật. Trang phục gọn gàng, không nên đứng trước hay đứng quay phần lưng của mình vào Phật, nên đứng chếch sang một bên thể hiện sự tôn kính.

"Ở trong chùa có một số vị thần linh hiện hữu nhưng cũng còn một số vị thần linh vô hình mà trong đời sống văn hoá tâm linh mình không thể biết. Cho nên chúng ta nên tôn trọng và không nên đùa giỡn, mất ồn ào hay có những câu nói hành động mất lịch sự, động chạm đến những vị vô hình khi chúng ta chụp ảnh trong chùa" - Đại đức Nhuận Sơn cho biết thêm.

Chủ Đề