Có nên học lớp kỹ sư tài năng

0 Comments

ĐH Quốc gia TP.HCM đang xây dựng Đề án chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng giai đoạn 2018 - 2022 với những đòi hỏi cao hơn với người học.

Bạn đang xem: Kỹ sư tài năng bách khoa tphcm


Mục tiêu là xây dựng một chương trình được chuyển tải dựa trên hoạt động tự học, nghiên cứu, trải nghiệm thực tế của người học. Đồng thời tăng cường các hình thức tương tác giữa sinh viên với giảng viên, học giả và doanh nghiệp. Tổng số môn học riêng của chương trình chiếm 25% tín chỉ trong toàn chương trình đào tạo. Việc tổ chức lớp riêng với môn học tài năng không quá 30 sinh viên/lớp.PGS-TS Lê Tuấn Lộc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, đề xuất nên có chương trình tài năng cấp trường thay vì ở từng ngành riêng lẻ. Tại hội nghị, đại diện ĐHQG Hà Nội cho rằng nên có sự kết nối chương trình tài năng giữa 2 ĐHQG trong việc công nhận tín chỉ. Trên cơ sở đó có thể tiến tới cho phép sinh viên lựa chọn một nửa thời gian học tại ĐHQG TP.HCM và nửa còn lại tại ĐHQG Hà Nội, có thể nhận bằng ở một trong 2 ĐH hoặc ở cả 2 ĐH. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt của sinh viên chương trình này mà ở chương trình khác không thể có được.Kinh phí để duy trì chương trình đào tạo tài năng là mối quan tâm của các đơn vị thực hiện. Theo ĐHQG, giai đoạn 2013 - 2017 có 21 chương trình tài năng được thực hiện với quy mô 1.882 sinh viên. Trong đó, ĐHQG hỗ trợ kinh phí cho 10 chương trình [10 triệu đồng/sinh viên/năm cho khối ngành kinh tế, xã hội và 12 triệu đồng/năm cho ngành khoa học và kỹ thuật]. 11 chương trình còn lại sử dụng nguồn kinh phí đối ứng của các đơn vị.Ở giai đoạn mới, có nhiều ý kiến đề xuất khác nhau về kinh phí thực hiện. PGS-TS Lê Vũ Nam, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho rằng xem xét tăng kinh phí cho chương trình như kêu gọi “đặt hàng” từ nhà tuyển dụng.

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh chương trình tài năngTheo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, năm học 2015 - 2016 ĐH này sẽ tuyển sinh 21 ngành thuộc chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng.

PGS-TS Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, đề xuất: “Trong giai đoạn tới cần tăng cường xã hội hóa với chương trình tài năng. Ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên hoàn toàn có thể kêu gọi xã hội hóa. Tuy nhiên, một số ngành khó tuyển như khoa học cơ bản vẫn nên được ngân sách hỗ trợ 100% để kêu gọi thí sinh thực sự giỏi tham gia”.

Xem thêm: 5 Địa Điểm Tổ Chức Hội Nghị Khách Sạn Tổ Chức Hội Thảo Tphcm

Cũng tại hội nghị này, đại diện ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất: “Tài chính cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh ngân sách đang ngày càng eo hẹp, xu hướng tự chủ đang diễn ra mạnh mẽ. Nên chăng sinh viên chương trình này phải đóng góp cao hơn để thể hiện trách nhiệm? Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ cũng cần cao hơn, có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp bên ngoài và một phần từ trường đào tạo”.Theo thống kê của ĐHQG TP.HCM, đa số các chương trình tài năng ở các đơn vị đều tuyển sinh trên 70% so với chỉ tiêu. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đạt 34% [trong đó Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm 9%, Trường ĐH Công nghệ thông tin 11%, Trường ĐH Bách khoa 22%...]. PGS-TS Nguyễn Hữu Thanh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết một số chương trình chưa thu hút sinh viên và sinh viên ra trường kém năng động hơn các chương trình thường.Theo TS Lê Thanh Hưng, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, sinh viên tài năng là giỏi nên các tiêu chí về điểm số không cho biết đóng góp của chương trình tài năng vào kết quả giỏi đó là bao nhiêu vì vẫn còn nhiều sinh viên rất giỏi không thuộc chương trình tài năng.

Dự thảo sửa đổi bổ sung luật Giáo dục ĐH quy định mức thu học phí sẽ được xác định theo cơ chế giá dịch vụ thay vì Chính phủ quy định khung học phí như hiện tại.

Chương trình này giống như một nhà có 2 chế độ nuôi con, con ngoan và con không ngoan. Hậu quả của việc sinh đẻ không có kế hoạch. Do bản chất là học phí thấp, để đủ chi phí hoạt động các trường phải ồ ạt tuyển sinh để thu được học phí càng nhiều....Tại sao đã là sinh viên trường Bách Khoa, trường Tổng hợp rồi còn lại phân biệt SV tài năng và SV không tài năng? Khi tốt nghiệp đại học, để được tuyển dụng thì sinh viên phải gắn cái mác kỹ sư tài năng vào hồ sơ,... rồi tự gây ra áp lực cho chính mình, gây mâu thuẫn trong nội bộ công ty,.... rồi bị cô lập và tẩy chay bởi vấn đề quan hệ xã hội....

Đề xuất nhân viên bán lẻ và sản xuất tiêu dùng vào nhóm ưu tiên vắc xin

Nữ tỉ phú Việt Nam xếp hạng 1.111 thế giới theo Forbes

Giao dịch an toàn nhận nhiều ưu đãi từ thẻ Nam A Bank JCB

Tổng giám đốc Bidiphar: Đổi mới toàn diện, đưa thương hiệu tương xứng với tiềm năng

Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh tại Nhật, Suzuki quyết chinh phục thị trường Việt Nam

Tiền ít, vợ thích SUV: Tôi đã sáng suốt khi chọn Toyota Rush

Đi tìm chìa khóa tạo nên sự khác biệt của dự án cao cấp chuẩn quốc tế



- Ông có thể cho biết lý do hình thành Trung tâm đào tạo tài năng, ĐH Bách khoa Hà Nội? Liệu có phải là một biến tướng của "trường chuyên lớp chọn" bậc đại học? Có lẽ chỉ ở ta mới có hình thức này?

- Đúng, đây quả là một hình thức đào tạo chọn lọc. Trong một nước nghèo, người ta không đủ nguồn lực để đồng thời nâng cấp cả hệ thống giáo dục, mặt khác không phải tất cả sinh viên đều có thể tiếp thu một chương trình như nhau.

Ở các nước khác, nhất là các nước phát triển, họ có cả một hệ thống đào tạo tài năng đồ sộ: ở Mỹ có 10 trường đứng đầu như MIT, Harvard, Stanford..., ở Anh là Cambridge, Oxford..., ở Nga là Baumann, MFTI, MGU..., ở Trung Quốc là Thanh Hoa, Bắc Đại...

Các trường này tuyển chọn rất khắt khe, sinh viên làm việc với cường độ rất lớn, tất nhiên, trong điều kiện vượt xa những cái chúng ta mơ ước nhiều lần.

Vậy ta gọi đây là hình thức đào tạo gì? Không chỉ ở các trường đại học lớn, hầu hết các trường đại học Mỹ đều có chương trình đào tạo nâng cao cho các sinh viên tài năng. Họ quan tâm đến tài năng ở khắp mọi nơi, mọi khía cạnh, ngoài đào tạo họ còn tìm cách thu hút lôi kéo nhân tài từ các nơi đến Mỹ. Điều này dễ hiểu vì nhìn sâu xa, giáo dục quyết định sự tồn vong của một đất nước.

- Cái đích mà chương trình đào tạo kỹ sư tài năng [KSTN] của Đại học Bách khoa Hà Nội ngắm tới?

- Nhiệm vụ của ĐH Bách khoa Hà Nội là đào tạo kỹ sư. Do đó, mục đích của Trung tâm là phát hiện và bồi dưỡng những sinh viên có năng lực thực sự trở thành những nhà khoa học công nghệ có kiến thức chuyên môn sâu sắc, say mê sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

Trước mắt, sinh viên ra trường phải đạt năm tiêu chí:

1. Có kiến thức cơ sở vững vàng và có khả năng tự học. 2. Có chí hướng vươn lên. 3. Biết kế thừa một cách sáng tạo. 4. Thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin.

5. Có khả năng tạo ra việc làm cho mình và cho người khác

- Ở đây sinh viên được tuyển chọn và sàng lọc như thế nào?

- Chúng tôi tuyển thẳng các em đạt được giải Olympic quốc gia [giải nhất] và quốc tế ngành Toán, Lý, Hóa, Tin. Số sinh viên còn lại tuyển từ 10% sinh viên đỗ đầu vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Trong quá trình đào tạo, những sinh viên không đủ năng lực sẽ bị loại thay bằng các sinh viên xuất sắc từ hệ đào tạo đại trà.

Các sinh viên năm đầu tiên học chung các môn khoa học cơ bản, khoa học Mác-Lênin và kỹ thuật cơ sở, sau đó được chia về các lớp học theo chuyên ngành. Họ được giáo viên giỏi trong và ngoài ĐH Bách khoa trực tiếp giảng dạy, được ưu tiên sử dụng trang thiết bị và phòng thí nghiệm tốt nhất mà chúng tôi có.

Đến cuối năm thứ ba, sinh viên bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các thầy, nhiều sinh viên thu được kết quả, khi tốt nghiệp, họ đã có những công trình đăng ở các tạp chí trong và ngoài nước cùng các thầy hướng dẫn của mình.

- Với KSTN, chương trình đào tạo chắc phải nặng hơn nhiều so với chương trình đại trà?

- Chương trình cho KSTN có khác so với chương trình đại trà song chúng tôi không chủ trương nhồi nhét kiến thức. Trong tương lai, số giờ lên lớp có thể còn ít hơn một số lớp đại trà. Yêu cầu đầu tiên đối với một sinh viên tài năng là khả năng tự học. Như vậy mặc dù chương trình có thể nhẹ hơn, nhưng lượng kiến thức mà sinh viên hệ Tài năng thu được không hề ít hơn hệ đại trà. Ngoài hệ thống kiến thức, cái mà chúng tôi mong muốn hơn cả là làm sao để các em có phương pháp làm việc của một KSTN, nghĩa là biết tư duy một cách độc lập sáng tạo. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất mà hệ đào tạo tài năng cần có được.

- Các sinh viên ra trường có thật  sự là các KSTN như ta mong đợi?

- Đánh giá một kỹ sư cũng như đánh giá một con người, phải qua công việc của họ, hãy để họ làm việc rồi hãy kết luận họ có tài năng hay không. Dù là nhà vô địch chạy cự ly 100m thì cũng phải qua giai đoạn tập đi. Nhiều người trong số chúng ta [trong đó có cả các thầy giáo] thường mong được nhìn thấy những tài năng chói sáng ngay sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng có nhưng rất hiếm. Nếu sau 10 năm, 10% số ra trường hôm nay là KSTN theo đúng nghĩa của nó thì có thể nói chúng ta đã thành công.

- Thực tế KSTN tốt nghiệp có được các nơi sử dụng hoan nghênh?

- Một số ở lại trường làm cán bộ giảng dạy, một số chuyển tiếp cao học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, một số ôn luyện để tìm học bổng sau đại học nước ngoài. Số còn lại đều có chỗ công tác đúng nghề nghiệp và nguyện vọng, thậm chí nhiều người có việc làm trước khi tốt nghiệp. Có những sinh viên tốt nghiệp KSTN được nhận học bổng của VEF [Mỹ]. Việc này rất có ý nghĩa với chúng tôi vì sự thành công của sinh viên sau khi ra trường là thước đo kết quả công việc của Trung tâm.

- Nhiều người cho rằng trong thời đại hiện nay khi sinh viên dễ dàng tìm thấy cho mình tất cả những kiến thức cần thiết thì vai trò người thầy trong đào tạo tài năng ắt có thay đổi?

- Sau khi tuyển lựa những sinh viên xứng đáng, việc thành bại của quá trình đào tạo được quyết định ở người thầy. Người thầy đích thực phải "truyền lửa" cho sinh viên làm nóng lên trong họ máu nghề nghiệp, để họ dám dấn thân đi vào con đường đầy vất vả và tin rằng sự hy sinh của mình là xứng đáng.

Có ai đó cho rằng "sách giáo khoa là linh hồn của giáo dục còn tôi luôn cho rằng "người thầy là linh hồn giáo dục". Người thầy vẫn đóng vai trò quyết định và không thể thay thế trong đào tạo tài năng. Tôi luôn nhớ lời thầy giáo tôi ngày xưa: Học trò giỏi chỉ xuất hiện khi có những người thầy giỏi.

- Còn đâu là trở ngại lớn nhất của chương trình?

- Đó là tầm nhìn của mỗi chúng ta không bắt kịp với sự biến đổi nhanh và mạnh mẽ của thế giới. Cái mà chúng ta gọi là tài năng thực sự chỉ được thể hiện bằng sự sáng tạo, mà sáng tạo trong khoa học kỹ thuật cũng giống như trong nghệ thuật là sự phá vỡ những định kiến. Điều này thật khó khăn, đòi hỏi cả lòng dũng cảm nữa.

- Điều mong muốn nhất của Tiến sĩ ở cương vị Giám đốc Trung tâm?

Có hai điều: Một là, các bạn trẻ tài năng tin tưởng và đến với chúng tôi ngày càng nhiều. Hai là, trong tương lai, sau 10 - 15 năm, đào tạo tài năng không chỉ ở một Trung tâm của chúng tôi mà khi đó, Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành một trường đào tạo tài năng như các trường tên tuổi nói trên.

- Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề