Con đuông dừa là con gì năm 2024

Đuông dừa là loài côn trùng gây hại phổ biến trên các vườn dừa, nhất là các vườn dừa tơ. Gần đây trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ nuôi Đuông dừa với mục đích kinh doanh vì đuông dừa là món ăn cao cấp được bán trong các nhà hàng. Đây là một việc làm rất nguy hiểm cần được sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Đuông dừa [Rhynchophorus ferrugineus Olivier] thuộc họ vòi voi [Curculionnidae], bộ cánh cứng [Coleoptera] phân bố rất rộng trên thế giới, tại các nước châu Á chúng xuất hiện, gây hại hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam. Đuông dừa là loài dịch hại nguy hiểm trên cây dừa, khó phòng trừ nên bị nghiêm cấm nhân nuôi, buôn bán dưới mọi hình thức theo Điều 7 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001 quy định rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại tài nguyên thực vật, sức khỏe nhân dân, môi trường và hệ sinh thái”. Ngày 27 tháng 9 năm 2013 Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn số 1955/BVTV-QLSVGHR về việc nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức.

Trưởng thành đuông dừa là bọ vòi voi có kích thước khá to, chiều dài 35-40mm, có màu nâu đỏ nhạt, trên cánh có sọc nâu đen chạy song song, phần đầu có nhiều chấm. Phía đầu có một vòi dài, cong, miệng nhai ở đầu vòi, đầu vòi chiếm 1/3 chiều dài của thân. Trưởng thành cái có thể đẻ từ 300-500 trứng. Trứng màu trắng sữa, bóng, dài 2,5mm. Ấu trùng mới nở có màu trắng, là loại sùng không chân, khi đẩy sức có màu vàng nhạt với đầu màu nâu, chiều dài ấu trùng từ 40-50mm. Ấu trùng đẩy sức hóa nhộng trong kén. Vòng đời trung bình khoảng 80-100 ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non 50-70 ngày, nhộng 15-20 ngày. Trưởng thành có thể sống tới 3-4 tháng. Thành trùng và sâu non đều có thể gây hại trên dừa, nhưng tác hại chính là do sâu non gây ra. Thường gây hại bằng cách đẻ trứng vào lổ kiến vương đã đục, trứng nở ra sâu non phá hại. Phá chủ yếu là tàu hủ, xâm nhập ở đọt và ăn dần xuống thân. Đuông dừa ăn tạo ra tiếng động “rào rào” như tiếng máy chà lúa bên trong thân cây. Trong cây bị hại thường có nhiều sâu non. Tàu hủ dừa bị tấn công nặng sẽ làm cây dừa chết.

Trong quá trình nuôi, thành trùng đuông dừa có khả năng bay ra ngoài và phát tán lây lan là điều không thể tránh khỏi. Để ngăn chặn việc nhân nuôi, buôn bán đuông dừa, đảm bảo an toàn sinh trưởng, phát triển của cây dừa, Cục Bảo vệ thực vật đã đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra các hộ nuôi đuông dừa, thu gom để tiêu hủy toàn bộ, xác định rõ nguồn gốc giống đuông dừa các hộ dân đang nuôi xử lý đúng luật pháp hiện hành. Trường hợp nhập khẩu giống côn trùng sống, các tổ chức hoặc cá nhân phải tuân thủ quy định tại Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 và Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Chính vì mối nguy hiểm của loài dịch hại này nên mọi người đều phải nắm được quy định cấm nhân nuôi, buôn bán dịch hại nói chung, đuông dừa nói riêng để thực hiện đúng pháp luật.

Du lịch miền Tây là điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích nhịp sống yên bình, êm dịu, mong muốn được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mướt của những rặng dừa, những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, được thưởng thức những món ăn quê dân dã. Nhắc đến ẩm thực miền Tây sông nước, bên cạnh những món ăn trứ danh như lẩu mắm, canh chua bông điên điển, cá lóc nướng trui, bún nước lèo,... còn phải kể đến một món đặc sản khác không phải lúc nào cũng có, được bà con miền Tây ưu ái xem là tặng vật của thiên nhiên. Đó chính là đuông dừa! Hãy cùng Top Ten Travel khám phá món ăn nổi tiếng này ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

I. Vài nét về đuông dừa

Với nhiều người, chỉ cần nhìn những con đuông dừa to ú gần bằng ngón tay không ngừng ngọ nguậy là đã cảm thấy vô cùng lạnh sống lưng. Thế nhưng đối với phần lớn bà con vùng đất miền Tây Nam Bộ, đây lại là một món đặc sản thơm ngon, hiếm có, không phải lúc nào cũng có sẵn để thưởng thức. Ở miền Tây, đuông dừa có thể được tìm thấy ở nhiều nơi, nhưng nhiều nhất vẫn là thủ phủ dừa Bến Tre - nơi nổi tiếng với những hàng dừa xanh ngát bạt ngàn.

Đuông dừa là một loại ấu trùng thuộc bọ cánh cứng, có hình dạng giống con sâu non, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, thân mềm nhũn và béo tròn. Nó thường được tìm thấy trong phần cổ hũ mềm, phần thân và ngọn của cây dừa, cây cau hay đủng đỉnh.

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

Hằng năm, cứ đến mùa sinh sản, đuông dừa lại giao phối và phát triển ngay trong thân cây dừa, trứng nở ra ấu trùng rồi lớn dần qua từng ngày nhờ hút chất dinh dưỡng ở cổ hũ dừa. Cây dừa bắt đầu cạn kiệt chất dinh dưỡng và úa tàn dần đến chết. Đây là lúc người ta sẽ đốn đổ cây dừa và bổ thân nó ra để bắt từng con một.

Để bắt được đuông dừa, trước hết cần nhận diện đúng cây dừa nào bị đuông phá hoại và hiển nhiên, người dân ở đây rất giỏi và thành thạo trong việc này. Theo kinh nghiệm mọi người truyền tai nhau, cứ cây nào hoặc đã chết hoặc bị héo phần ngọn, lá quặp vào nhau thì kiểu gì cũng sẽ có đuông dừa sinh sống trong đó. Một ổ đuông dừa như vậy thường sẽ có khoảng 15-20 con hoặc có khi hơn. Đuông dừa ngày nay được xem là đặc sản cao cấp của vùng sông nước, có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ăn ngon nên giá thành khá đắt đỏ và tùy vào mùa vụ mới có.

II. Ăn đuông dừa có tốt hay không?

Tương truyền rằng, dưới thời Hoàng thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương, món đuông dừa nướng lửa than trứ danh của vùng quê Nam Bộ đã được dâng lên cung đình. Một số chuyên gia ẩm thực đã ví đuông dừa như là “sơn dương trùng” mà ngày trước Từ Hy Thái Hậu đã đem chiêu đãi các sứ thần đến từ phương Tây.

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

Như đã nói, đuông dừa là loại ấu trùng sống chủ yếu trong thân cây dừa, nguồn thức ăn chính của nó là phần cổ hũ phía trong cây dừa. Phần cổ hũ này chính là phần sạch nhất, ngon nhất và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong cây dừa. Chính vì thế, đuông dừa có thể được xem là một loại thực phẩm cực kỳ sạch, thơm ngon và béo bổ, bởi nó làm tổ và hút những gì tinh túy, dinh dưỡng nhất của cây dừa, hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người ăn. Đặc biệt, hàm lượng chất đạm, chất béo và vitamin A, C, B1 trong đuông dừa khá cao, do đó đuông dừa là món ăn khá bổ dưỡng để cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ chống lão hóa, tăng cường sức khỏe.

III. Các món ăn chế biến từ đuông dừa

Đuông dừa là món ăn được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, beo béo và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Một số cách phổ biến mà mọi người thường chế biến đuông dừa có thể kể đến như nấu cháo, tẩm bột chiên, làm gỏi, rang mặn, hấp xôi, nướng muối ớt,... Du khách khi đến chơi miền Tây có thể lựa chọn cách chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của mình.

1. Đuông dừa rang mặn

Đuông dừa được sơ chế sạch sẽ được cho vào chảo rang mặn với muối, đường, bột ngọt và một số gia vị khác. Vì có vị mặn và hơi khô nên món này thường được dùng như một món mặn để ăn với cơm trắng trong các bữa cơm của gia đình miền Tây hoặc là món nhâm nhi khi uống rượu. Món ăn này thường được nhiều du khách lựa chọn nhất.

2. Đuông dừa tẩm bột chiên giòn

Đây có thể xem là một món ăn đơn giản và khá dễ ăn dành cho những ai mới lần đầu thưởng thức. Sau khi sơ chế sạch [có thể trần qua nước sôi], đuông dừa sẽ được lăn qua hỗn hợp bột [bột mì, bột năng, bột chiên giòn,...], trứng gà, nêm nếm một ít tiêu và muối để hương vị món ăn thêm bùng nổ. Sau khi ngấm gia vị, đuông dừa sẽ được chiên trong chảo dầu nóng ở lửa nhỏ cho đến khi chín giòn vàng đều. Sau khi chiên, nên để đuông dừa ráo hẳn rồi kẹp rau sống để ăn cùng cho đỡ ngấy.

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

3. Đuông dừa chấm nước mắm

Đuông dừa chấm nước mắm sẽ là một món ăn vô cùng dân dã và thú vị mà du khách phương xa nên một lần trải nghiệm khi đến với miền sông nước Cửu Long. Đây là một món ăn sống mà mọi người thường gọi vui là món "đuông lội sông". Bởi những con đuông dừa béo ú, tròn trịa được lấy trực tiếp từ thân cây dừa đang liên tục ngọ nguậy và bơi lội trong chén nước mắm ớt cay nồng. Nhìn có vẻ đáng sợ nên nhiều thực khách không đủ can đảm để dùng thử món này. Tuy nhiên khi đưa vào miệng nhai vỡ ra, hương vị béo ngậy, thơm ngon, đầy dinh dưỡng của đuông dừa ngập tràn trong khoang miệng. Hẳn sẽ là một hương vị vô cùng khó quên với nhiều thực khách!

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

4. Đuông dừa làm gỏi

Món gỏi đuông dừa này khá dễ ăn và không nhanh ngấy. Đuông dừa sau khi chiên vàng sẽ được trộn chung với phần cổ hũ dừa non thái mỏng, ớt chuông, hành lá, rau răm băm nhỏ,... ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt. Món ăn được chế biến không quá cầu kỳ và nêm nếm vừa ăn, gây thương nhớ với bao thực khách phương xa.

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

Ngoài ra, miền Tây sông nước còn có một số món ăn từ “đuông chà là” [trong cây chà là] và “đuông đủng đỉnh” [trong cây đủng đỉnh] cũng thơm ngon và hấp dẫn không kém. Hãy thử một lần đến với vùng đất yên ả này và thưởng thức những món ăn thú vị và nổi tiếng này bạn nhé

IV. Mua đuông dừa ở đâu?

nếu có chuyến tham quan miền tây thì Bạn có thể mua đuông dừa sống trực tiếp ở các cửa hàng ở miền Tây sông nước. Nếu các bạn ở thành thị thì có thể mua ở các shop vận chuyển trực tiếp từ miền Tây nhé. Đuông dừa đông lạnh có giá khoảng 10.000 - 15.000VNĐ/con. Đuông dừa to bằng đầu ngón tay cái bèo tròn có giá khoảng 22.000-25.000VNĐ/con.

Đuông dừa - Món ăn đặc sản miền Tây sông nước

Trên đây là một vài thông tin bổ ích về đuông dừa - món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ mà Top Ten Travel muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu có dịp ghé thăm vùng đất thân thương này, bạn nhất định phải thưởng thức món ăn độc đáo này ít nhất một lần nhé! Đây chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ cho chuyến khám phá miệt vườn sông nước của bạn đấy! Còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký tour miền Tây tại Top Ten Travel để nhận ngay nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với Top Ten Travel qua số hotline: 0901.330.018 bạn nhé!

Con đuông dừa sống được bao lâu?

Vòng đời trung bình khoảng 80-100 ngày, trong đó thời gian trứng 3-5 ngày, sâu non 50-70 ngày, nhộng 15-20 ngày. Trưởng thành có thể sống tới 3-4 tháng. Thành trùng và sâu non đều có thể gây hại trên dừa, nhưng tác hại chính là do sâu non gây ra.

Con đuông dừa sinh ra từ đâu?

Trứng phát triển thành ấu trùng trong thân cây dừa, đến khi ấu trùng lớn cỡ bằng ngón tay thì gọi là Đuông. Củ hũ là phần lõi non nhất – là phần “tủy sống” của cây dừa, nó trắng, dòn, ngọt và ngon. Nhờ vậy con Đuông có vị ngọt, béo rất hấp dẫn. Đuông có xuất thân từ cây dừa nên người ta gọi là Đuông dừa.

Tại sao lại cấm nuôi đuông dừa?

Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm cho cây dừa, rất khó phát hiện. Thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn nghiêm cấm việc nhân nuôi đuông dừa dưới mọi hình thức bởi đuông dừa là sinh vật gây hại và là đối tượng kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt.

Đuông dừa 1 còn bao nhiêu tiền?

Đuông dừa đông lạnh có giá khoảng 10.000 - 15.000VNĐ/con. Đuông dừa to bằng đầu ngón tay cái bèo tròn có giá khoảng 22.000-25.000VNĐ/con. Số lượng lớn trên 200 con sẽ có giá từ 10.000-12.000VNĐ/con.

Chủ Đề