Công chức đóng bảo hiểm bao nhiêu năm 2024

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 điều 2 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 điều 85; khoản 1 điều 86 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, hàng tháng công chức cấp xã và ủy ban nhân dân cấp xã đóng BHXH bắt buộc, BHYT bằng 30% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, gồm: 3 + BHXH bắt buộc đóng bằng 25,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH [ trong đó, công chức cấp xã đóng bằng 8%, UBND cấp xã đóng bằng 17,5% [3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất]]; + BHYT bằng 4,5% [công chức cấp xã đóng bằng 1,5%; UBND xã đóng bằng 3%]

Mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức là một trong những vấn đề mà cán bộ, công chức rất quan tâm bởi hằng tháng họ đều bị khấu trừ một phần tiền dành cho việc đóng bảo hiểm xã hội [BHXH].

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức bao nhiêu phần trăm?

Theo định hiện hành, cán bộ, công chức thuộc đối tượng tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc sau:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc [theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014].

- Bảo hiểm y tế [theo điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế].

Tương ứng với từng loại bảo hiểm, cán bộ, công chức sẽ phải đóng với mức sau:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Hằng tháng, cán bộ, công chức đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [theo khoản 1 Điều 85 Luật BHXH 2014].

- Bảo hiểm y tế:

Hằng tháng, cán bộ, công chức đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế và khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP].

Như vậy, hằng tháng, cán bộ, công chức phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ 9,5% mức tiền lương tháng đóng BHXH của mỗi người.

Tiền bảo hiểm xã hội hằng tháng được đóng cho cơ quan BHXH thông qua cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi cán bộ, công chức làm việc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội cán bộ công chức bao nhiêu? [Ảnh minh họa]

2. Tiền lương nào làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức?

Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức

\=

Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm

+

Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có]

Trong đó:

Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x Mức lương cơ sở

Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x Mức lương cơ sở

Người nào có thu nhập tính đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì cũng chỉ tính đóng BHXH theo mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Tiền lương đóng bảo hiểm của cán bộ, công chức xác định thế nào? [Ảnh minh họa]

3. Cán bộ, công chức đóng bảo hiểm được hưởng quyền lợi gì?

Khi đi làm, cán bộ, công chức phải tham gia 02 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế. Tương ứng với từng loại bảo hiểm, cán bộ, công chức sẽ được giải quyết các chế độ sau:

- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng 05 quyền lợi sau đây:

[1] Hưởng chế độ ốm đau.

Cán bộ, công chức được nghỉ làm và nhận trợ cấp ốm đau nếu bản thân gặp vấn đề về sức khỏe hoặc con dưới 07 tuổi ốm đau.

[2] Hưởng chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức nam và nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản.

[3] Hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được chi trả các quyền lợi như: Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục vụ; tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị….

[4] Hưởng chế độ hưu trí.

Cán bộ, công chức đủ tuổi và đóng đủ số năm BHXH sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng. Nếu không nhận lương hưu, cán bộ, công chức cũng có thể chọn rút BHXH 1 lần.

[5] Hưởng chế độ tử tuất.

Cán bộ, công chức qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất.

- Đóng bảo hiểm y tế được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng trên thẻ.

Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, cán bộ, công chức đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán 80% chi phí trong phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.

Công chức viên chức đóng bảo hiểm bao nhiêu năm?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Mức lương 4 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 4,5 triệu đồng = 472.500 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 4,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội [bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội].

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Mức lương 7 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = [7 triệu đồng x 11 tháng x 1,08 + 7 triệu đồng x 1 tháng x 1,05] : 12 tháng = 7.542.500 đồng. Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = 2 x 7.542.500 đồng x 1 năm = 15.085.000 đồng.

Chủ Đề