Công nghệ xử lý nước thải kim loại

Đối với các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống, các thiết bị trong nhà máy ở nhiệt độ cao lên đến hàng nghìn độ C nên muốn vận hành phải có nước làm mát và nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng nếu không được xử lý mà thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. vì thế cần xử lý nước thải chứa kim loại nặng.

Đối với các nhà máy luyện gang thép bằng phương pháp truyền thống, các thiết bị trong nhà máy ở nhiệt độ cao lên đến hàng nghìn độ C nên muốn vận hành phải có nước làm mát và nước làm mát thường bị nhiễm kim loại nặng nếu không được xử lý mà thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. vì thế cần xử lý nước thải chứa kim loại nặng.

Phương pháp kết tủa hóa học

Xử lý nước thải chứa kim loại nặng hiệu quả bằng phương pháp kết tủa hóa học dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với các kim loại cần tách trong điều kiện pH thích hợp tạo ra kết tủa và tách khỏi nước bằng phương pháp lắng.

Ưu điểm là đơn giản, hiệu quả xử lý cao, xử lý được ở quy mô lớn.

Nhược điểm không xử lý được triệt để với nồng độ kim loại cao, tạo ra bùn thải kim loại.

Phương pháp hấp phụ

Những chất bẩn di chuyển từ môi trường nước tiến về bề mặt chất hấp thụ thông qua sự tác động của trường lực trên bề mặt.

Phương pháp hấp phụ gồm 2 hình thức: Các chất tan bị hydrat hóa, phân tử trên bề mặt của chất rắn với phân tử chất bẩn sẽ bị hấp phụ.


Các loại hấp phụ:

+ Hấp phụ trong điều kiện tĩnh: không cho sự chuyển dịch tương đối của phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau.

+ Hấp phụ trong điều kiện động: sự chuyển động tương đối của phân tử nước so với phần tử hấp phụ, là một quá trình diễn ra khi cho nước thải lọc qua lớp vật liệu hấp phụ. Thiết bị thực hiện quá trình đó gọi là thùng lọc hấp phụ hay tháp hấp phụ.

Phương pháp trao đổi ion

Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong cột Cationit và Anionit. Các vật liệu nhựa này có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của các chất trong dung dịch và cũng không làm biến mất hoặc hòa tan. Các ion dương hay âm cố định trên gốc này đẩy ion cùng dấu có trong dung dịch thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi.

Phương pháp sinh học

Xử lý nước thải chứa kim loại nặng chất lượng bằng phương pháp này là sử dụng những vi sinh vật đặc trưng chỉ xuất hiện trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng và có khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể. Các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm… Ngoài ra còn có các loài thực vật như: cây dương xỉ, cây thơm ổi, cải xoong…

Quá trình đầu tiên là tích tụ các kim loại nặng và sinh khối, làm giảm nồng độ các kim loại này ở trong nước, các vi sinh vật lắng cuống đáy bùn hoặc kết thành mảng nổi trên bề mặt và cần phải lọc hoặc thu sinh khối ra khỏi môi trường nước.

Phương pháp điện hóa

Ứng dụng sự chênh lệch điện thế giữa 2 cực kéo dài vào bình điện phân để tạo ra một dòng điện định hướng. Khi điện áp đủ lớn sẽ xảy ra các phản ứng:

Ở Anot: xảy ra quá trình oxy hóa anion hoặc OH- hoặc chất làm anot

Ở catot: khi cho dòng điện đi qua dung dịch thì cation và H+ sẽ tiến về bề mặt catot. Khi thế phóng điện của cation lớn hơn H+ thì cation sẽ thu electron của catot chuyển thành các ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực.

Xem Thêm: Quy trình xử lý nước thải công nghiệp đạt hiệu quả

Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0911 78 2236 hoặc tại website: moitruongetm.vn

Mô tả sơ bộ:

Chuyên tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhà máy luyện kim, công nghiệp nặng bằng công nghệ mới nhất, đảm bảo nguồn nước sạch ra môi trường bên ngoài. 

  • Nước thải ngành luyện kim có chứa các kim loại nặng như crom, chì, đồng, sắt, niken, kẽm... có khả năng tích tụ trong các loại động vật sống, gián tiếp gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe con người như bệnh dạ dày, hô hấp và ung thư. 

    Mỗi kim loại hay hợp kim cần sản xuất thì đều có phương pháp riêng, do đó, nước thải của mỗi nhà máy luyện kim sẽ khác nhau cả về chất lẫn lượng. Công nghệ xử lý nước thải ngành luyện kim cũng có sự khác biệt tuy nhiên, đều có một số điểm chung cơ bản như dưới đây.

    Đặc tính nước thải ngành luyện kim

    Lượng nước thải của các nhà máy luyện kim là rất lớn, bao gồm: :

    • Nước làm mát lò cao, máy nén, máy cán, khuôn đúc... có thể sử dụng tái tuần hoàn trở lại, lượng ô nhiễm ít.
    • Nước làm nguội xỉ, làm sạch khí của lò cao chứa amon, xyanua, hợp chất lưu huỳnh, phenol, kim loại nặng...
    • Nước thải công đoạn sàn, tuyển quặng chứa sỏi, đá, muối vô cơ tan. 
    • Nước thải công nghệ luyện kim màu chứa axit, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng.
    • Nước thải công nghệ mạ, sơn... chứa kim loại và các chất trợ dung.
    • Ngoài ra, còn một phần nước thải sinh hoạt, chứa dầu mỡ, nước thải khu vệ sinh...

    Các công nghệ xử lý nước thải ứng dụng trong ngành luyện kim

    Công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại bao gồm:

    • Công nghệ trao đổi ion: Phương pháp trao đổi ion dùng ionit là nhựa hữu cơ tổng hợp, chất cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion.
    • Công nghệ điện hóa: Công nghệ này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước thải, phù hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao, tuy nhiên, chi phí điện năng lớn.
    • Phương pháp kết tủa hóa học: Trong môi trường pH thích hợp thì ion kim loại có trong nước thải sẽ phản ứng với chất đưa vào nước thải, tạo ra hợp chất kết tủa.
    • Công nghệ sinh học: Phương pháp này lợi dụng hoạt động của một số loại vi sinh vật để xử lý nước thải, phù hợp xử lý nước thải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60mg/l và cần một diện tích xử lý lớn. 

    Trường hợp ngành luyện kim có chứa kim loại nặng thì công nghệ phổ biến nhất là công nghệ hóa học ứng dụng phương pháp kết tủa hóa học, kết hợp với đông keo tụ.

    • Phương pháp kết tủa: Sử dụng các hóa chất là sữa vôi, soda và xút để điều chỉnh pH ở giá trị kiềm yếu hoặc kiềm, để kim loại kết tủa. 
    • Phương pháp keo tụ: Hóa chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt được cho vào để thúc đẩy quá trình hình thành bông cặn. Ngoài ra, còn có chất trợ keo là polymer anion và hệ thống máy khuấy trộn với tốc độ chậm, để các bông cặn chuyển động, va chạm và kết dính thành bông cặn lớn, lắng xuống đáy.

    Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành luyện kim cơ bản

    Nước thải ngành luyện kim, gia công kim loại có chứa hàm lượng kim loại nặng cao, cần xử lý tại nguồn để thu hồi kim loại, trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, dòng thải còn chứa các chất độc như xyanua, flour, phenol, sunfit nên cần phải phân luồng xử lý. 

    Dưới đây là sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành luyện kim cơ bản:


     

    • Bể chứa nước thải: Chứa và điều hòa lưu lượng nước thải.
    • Bể phản ứng: Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống xử lý, trong bể có hóa chất trung hòa hoặc hóa chất khử, phản ứng với hợp chất chứa kim loại, tạo ra hydroxyt kim loại hoặc muối kim loại kết tủa.
    • Thiết bị lắng: Hỗn hợp nước và chất kết tủa được đưa qua bể lắng để tách chất kết tủa, có thể bổ sung thêm chất tạo lắng hoặc chất tạo keo.
    • Xử lý bùn: Căn cứ vào đặc tính và thành phần, mà bùn được tách làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác hoặc tiến hành chôn lấp.

    ► Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải ngành Xi mạ

    Công ty chuyên tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước tốt nhất

    Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải công nghiệp, ECLIM -  Công ty cổ phần dịch vụ môi trường E&C Việt Nam sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp tư vấn, kiểm tra và đánh giá hệ thống xử lý nước thải ngành luyện kim hiệu quả với cam kết:

    • Chi phí đầu tư hợp lý, chi phí vận hành tối ưu. 
    • Bảo đảm mỹ quan của công trình, hạn chế tối đa mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý. 
    • Chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. 
    • Tư vấn miễn phí các thủ tục, hồ sơ pháp lý về giấy phép xả thải đạt chuẩn.

    Chúng tôi rất mong có cơ hội hợp tác làm việc với quý khách, liên hệ với chúng tôi qua hotline 0941 113 286

Video liên quan

Chủ Đề