Copyright claim là gì

Sự khác biệt giữa yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền và thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Copyright Takedowns & Content ID - Copyright on YouTube

Chủ sở hữu có thể quản lý quyền lợi về bản quyền của mình trên YouTube bằng cách đưa ra yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, hoặc nếu có quyền sử dụng công cụ Content ID thì họ có thể xác nhận quyền sở hữuvideo và đặt một chính sách để theo dõi video đó bằng cách thu thập số liệu thống kê, kiếm tiền từ video đó bằng cách đặt quảng cáo lên video và thu doanh thu quảng cáo, hoặc chặn video đó bằng cách không cung cấp video ở một số lãnh thổ. Việc chặn video qua Content ID không đi kèm với cảnh cáo vi phạm bản quyền, cònthông báo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền thì đi kèm với cảnh cáo vi phạm bản quyền. Từ tháng 1 năm 2014, số lượng thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID đã vượt quá số lượng thông báo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền khoảng hơn 50 lần.

Yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền

Luật bản quyền yêu cầu các trang web như YouTube phải xử lý các yêu cầu gỡ bỏ, đồng thời mô tả quy trình mà chúng tôi phải tuân theo. Khi đưa ra yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, chủ sở hữu bắt buộc phải gửi thông báo chính thức cho chúng tôi sau khi đã điền đầy đủ các yêu cầu pháp lý.

Trong thông báo bản quyền, bạn sẽ thấy dòng chữ "Video đã bị gỡ bỏ: Cảnh cáo vi phạm bản quyền" bên cạnh video của mình nếu như video bị gỡ bỏ vì có thông báo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Trong trường hợp này, tài khoản của bạn cũng phải nhận cảnh cáo vi phạm bản quyền. Nếu đây là lần đầu nhận cảnh cáo thì bạn sẽ cần hoàn thành nội dung học tập trong Học viện về bản quyền. Tìm hiểu thêm về cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Nếu video của bạn bị xóa do nhầm lẫn thông qua yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, bạn có các lựa chọn sau đây:

Yêu cầu người xác nhận quyền sở hữu rút lại thông báo xác nhận quyền sở hữu

Gửi thông báo phản đối

Nếu không, cảnh cáo sẽ tự hết hiệu lực sau 3 tháng.

Xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Không giống như yêu cầu gỡ bỏ do luật xác định, Content ID là một hệ thống của YouTube tạo thành từ các thỏa thuận đưa ra giữa YouTube và đối tác nội dung, sau khi đối tác đã tải tư liệu mà họ sở hữu lên cơ sở dữ liệu của chúng tôi.

Bạn sẽ biết liệu thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có gây ảnh hưởng đến video của mình hay không nếu thấy cụm từ "Chứa nội dung có bản quyền" trong thông báo bản quyền. Thường thì thông báo xác nhận quyền sở hữu chỉ là để theo dõi hoặc kiếm tiền chứ không phải là để chặn video. Vì vậy, video của bạn vẫn xuất hiện trên YouTube dù có các thông báo xác nhận quyền sở hữu đó [nhưng có thể có quảng cáo trên video] vàbạn vẫn có thể chia sẻ video với người khác.

Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID không dẫn đếncảnh cáo vi phạm bản quyền hoặc quyết định tạm ngưng hay chấm dứtkênh. Tuy nhiên, nếu cho rằng quyền sở hữu video đã bị xác nhận nhầm, bạn có thể kháng nghị thông báo xác nhận quyền sở hữu đó. Tìm hiểu thêm về thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID.

Chủ Đề