Covered Interest Rate Parity là gì

Ngang bằng lãi suất bảo đảm được dùng trong chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt dùng để mô tả tình huống mà lãi suất ở hai nước được làm cho bằng nhau bằng cách trừ đi một khoản chiết khấu.

Ngang bằng lãi suất bảo đảm [covered interest parity] là khái niệm được dùng trong chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt dùng để mô tả tình huống mà lãi suất ở hai nước được làm cho bằng nhau bằng cách trừ đi một khoản chiết khấu hay phần thưởng trả cho tỷ giá hối đoái giao chậm.

Ví dụ nếu lãi suất ở Anh cao hơn lãi suất ở Mỹ, các nhà đầu tư sẽ chuyển vốn sang đầu tư ở Mỹ. Hành vi này làm cho đồng đô la lên giá. Để loại trừ những rủi ro phát sinh trong việc đổi trở về đồng bảng khi hợp đồng đầu tư kết thúc, nhà đầu tư có thể bán đồng đô la trước [tức kí hợp đồng giao chậm] và điều này làm cho giá giao chậm của đô la phải khác nhau cho đến khi mức chiết khấu của đồng đô la giao chậm loại trừ hoàn toàn sự chênh lệch lãi suất. Chúng ta có thể biểu thi nhận định này bằng công thức sau:

D = i[UK]  i[US]

Trong đó i là lãi suất, D là mức chiết khấu của đồng đô la giao chậm.

Để đảm bảo không có arbitrage [sự lợi dụng chênh lệch lãi suất để kiếm lời], dưới điều kiện ngang bằng lãi suất đảm bảo, ta có công thức sau:

[1+Id] = [S/F]*[1+If] hay có thể viết lại thành F = S * [[1+If]/[1+Id]]

trong đó:

Id là lãi suất của đồng nội tệ hoặc đồng tiền gốc.

If là lãi suất của đồng ngoại tệ hoặc đồng tiền định giá.

S là tỷ giá hối đoái giao ngay.

F là tỷ giá hối đoái giao chậm.

Trog điều kiện thông thường, một đồng tiền có lãi suất thấp hơn sẽ được giao dịch với tỷ giá hối đoái giao chậm có phần bù.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]                                                                                     Minh Anh

Video liên quan

Chủ Đề