Cty chuyên dịch vụ xuất hóa đơn đỏ năm 2024

Hóa đơn đỏ là loại hóa đơn khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Đặc biệt là đối với những người bắt đầu kinh doanh thì nhất định phải hiểu khái niệm này và các quy định liên quan, vậy hóa đơn đỏ là gì?

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là cách hiểu của người dùng hóa đơn gọi chung nên chưa được quy định trong luật, có thể hiểu hóa đơn đỏ dùng để chỉ hóa đơn giá trị gia tăng [GTGT] hay hóa đơn VAT dùng trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ kế toán do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

2. Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?

Khi kinh doanh mua bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Theo đó, hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện:

- Căn cứ để người mua hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế cần nộp khi kê khai thuế GTGT.

- Căn cứ để người bán hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.

- Căn cứ để cơ quan thuế quản lý thuế đối với người bán và người mua hàng hóa, dịch vụ.

- Căn cứ để hoàn thuế GTGT.

3. Có mấy loại hóa đơn đỏ

Hiện nay, hóa đơn đỏ được phân loại thành 2 loại chính như sau::

- Hóa đơn đỏ bản giấy: Là loại hóa đơn được in sẵn trên giấy, có thể là hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế.

- Hóa đơn đỏ điện tử: Là loại hóa đơn được lập, xử lý và truyền theo phương thức điện tử, được lưu trữ và quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin.

4. Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Thông thường, hóa đơn đỏ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu là trắng đỏ và xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Bên bán phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung đồng nhất giữa các liên. Việc tách các liên ra viết riêng lẻ là không được phép.

- Thông tin người mua trên hóa đơn đỏ phải được ghi đầy đủ, chính xác.

- Các thông tin trên hóa đơn đỏ không được tẩy xóa, sửa và phải được thể hiện với chỉ 1 màu mực.

- Nội dung phải liên tục, không ngắt quãng, đặc biệt không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.

- Số hóa đơn đỏ phải được lập liên tục từ nhỏ đến lớn.

- Thời gian ngày, tháng, năm lập hóa đơn sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho người mua.

- Hình thức thanh toán trong hóa đơn đỏ được chấp nhận là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

5. Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng hóa đơn đỏ

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nghiêm cấm tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng hóa đơn đỏ như sau:

- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

Hóa đơn đầu vào của công ty vận tải có nhiều điểm đặc biệt mà cả bên mua và bên cung cấp dịch vụ đều cần lưu ý. Vậy, hóa đơn đầu vào của công ty vận tải này là những loại nào và các quy định cần nắm rõ để tránh rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Hóa đơn đầu vào của công ty vận tải.

1. Hóa đơn đầu vào của công ty vận tải gồm những loại nào

Trong quá trình sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị đều phải phát sinh hóa đơn đầu vào với công ty vận tải. Vậy hóa đơn đầu vào của công ty vận tải gồm những loại nào? Hóa đơn đầu vào của công ty vận tải hay còn là hóa đơn vận chuyển. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn. Theo đó, hóa đơn vận tải đầu vào có các loại:

  • Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan

Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua [theo Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC]. Như vậy, các loại tem; vé; thẻ; phiếu thu cước vận chuyển… được coi là hóa đơn của công ty vận tải do công ty vận tại xuất [phát hành] theo quy định. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Thời điểm lập hóa đơn đầu vào của công ty vận tải theo quy định của Pháp luật

Đối với hóa đơn đầu vào của công ty vận tải thì thời điểm lập hóa đơn rất quan trọng. Thời điểm lập hóa đơn không đúng mặc dù bên mua vẫn được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào [với điều kiện là việc mua bán là đúng thực tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ; bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ]. Tuy nhiên bên cung cấp dịch vụ sẽ bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn sai thời điểm và mức phạt sẽ tùy từng trường hợp cụ thể.

2.1. Thời điểm lập hóa đơn hóa đơn đầu vào của công ty vận chuyển

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 thì thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Xác định thời điểm lập hóa đơn vận chuyển.

Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền [không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng].

2.2. Thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp hóa đơn vận chuyển cụ thể

Bên cạnh đó Căn cứ Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể. Trong đó quy định thời điểm lập hóa hóa đơn đối với trường hợp hóa đơn vận chuyển cụ thể như sau: [1] Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như:

  • Trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
  • Dịch vụ logistic

Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Trong đó kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua. [2] Đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế

  • Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.

Lưu ý: Các công ty có hoạt động vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường bộ không thuộc các trường hợp cung cấp dịch vụ cụ thể tại [1] và [2] không được xuất hóa đơn vận chuyển hàng hóa theo bảng kê.

3. Hóa đơn đầu vào công ty vận tải không được được khấu trừ thuế GTGT trong các trường hợp nào

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định rõ nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất ”.

.png] Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice tối ưu việc xuất hóa đơn vận chuyển.

Như vậy, hóa đơn đầu vào của công ty vận tải, cụ thể là ở dạng biên lai cước đường bộ hay các hóa đơn vận tải hàng không, dịch vụ logistic… đều được khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên, tại Khoản 15, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT trong các trường hợp:

  • Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT [trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT];
  • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống [không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo];
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua [trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này];

Chủ Đề