Cung ứng dịch vụ thương mại là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Thương mại dịch vụ là gì?
  • 2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ
  • 3. Bàn về thương mại dịch vụ với vấn đề khác
  • 4. So sánh thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa
  • 5. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc tắc minh bạch trong thương mại dịch vụ
  • Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
  • Nguyên tắc tắc minh bạch

1. Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó [bằng tiền thông qua giá cả] hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng [barter]. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

Dịch vụ là những hoạt động lao động của con người, không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Thương mại dịch vụ [Trade in Services] chínhlà hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau.Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ [sản phẩm vô hình] nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

Thương mại dịch vụ [Trade in Services] -đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khau có liên quan mật thiết với nhau.

2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Hiện nay vẫn chưa có một giải thích thống nhất vềthương mại dịch vụ, nhưng qua mục 1, ta có thể nêu một số đặc điể củathương mại dịch vụ như sau:

Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, không nhìn thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất khác nhau. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.

Về phạm vi: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, đó là từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.

Về sự ảnh hưởng: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn. Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp.

Về sự lưu thông qua biên giới của thương mại dich vụ: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại hàng hóa.

Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn hơn tự do hóa thương mại hàng hóa, nó còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch vụ đó.

3. Bàn về thương mại dịch vụ với vấn đề khác

Điều được thừa nhận chung là cùng với hàng hoá, việc mở cửa thị trường quốc gia cho dịch vụ nước ngoài cũng cho phép chuyên môn hoá quốc tế, trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành nhiệm vụ có chất lượng và hiệu quả nhất [nguyên tắc của lợi thế so sánh].

Năm 1992, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] nêu lại mối quan hệ gắn bó giữa sự mở rộng thương mại và tăng trưởng kinh tế, dự đoán rằng các dịch vụ là bộ phận tăng trưởng nhanh nhất trong thương mại quốc tế, ước tính khoảng 960 tỷ USD, tức là tăng hơn gấp đôi mức thương mại hàng nông sản.

Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] đánh giá rằng xuất khẩu dịch vụ thương mại trên toàn thế giới năm 1998 đạt 1.318 tỷ USD [so với 5.422 tỷ USD xuất khẩu hàng hoá] [Theo WTO Bảo cáo thường niên năm 1999].

Mặc dù có trở ngại, sự phát triển công nghệ đã tạo thuận lợi to lớn cho việc thực hiện chuyển đổi kinh tế quốc tế. Cơ sở kinh doanh ở nước ngoài có thể dần dần mất đi sự quan trọng mang tính tiền đề cho việc cung cấp dịch vụ tại thị trường ngoài nước và một phần bị thay thế bởi việc cung cấp những dịch vụ qua biên giới.

Các biên giới quốc gia cũng mất đi tầm quan trọng do sự thống trị của các hoạt động kinh doanh toàn cầu hoá. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, với việc sáp nhập và thâu nạp qua biên giới, dẫn tới mối tương tác sâu sắc giữa trụ sở chính với các chi nhánh ở nước ngoài thuộc các tập đoàn xuyên quốc gia đang bành trướng, đã thúc đẩy thương mại trong dịch vụ. Việc tháo gỡ những qui định trong một số ngành, nhất là những dịch vụ tài chính tạo thuận lợi cho việc đi vào các thị trường mới, tiếp đó làm tăng thêm sự cạnh tranh quốc tế. Nhiều hàng hoá [công nghệ cao] ngày nay chứa đựng hàm lượng dịch vụ ở mức độ cao, phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Thêm nữa nhiều thoả thuận mới về tự do hoá khu vực hoặc ngành được ký kết tạo ra những cơ hội mới để thương mại dịch vụ và đầu tư qua biên giới.

4. So sánh thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa

Thứ nhất,giống nhau: Giữa thương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường và đều có sự tham gia của bên bán [bên cung cấp] và bên mua [bên sử dụng dịch vụ].

Thứ hai,khác nhau: trong thương mại hàng hóa, việc mua bán trao đổi hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua còn trong thương mại dịch vụ hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Đối với thương mại hàng hóa thường có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ còn quá trình tạo và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Cụ thể những điểm khác nhau ởthương mại dịch vụ với thương mại hàng hóa là:

Trong thương mại dịch vụ, hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ.

Thương mại dịch vụđem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ bằng việc làm thuận lợi hoá hoạt động thương mại, làm thay đổi về điều kiện hay trạng thái của cá nhân hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.

Trong thương mại hàng hoá, việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến hệ quả pháp lí là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.

Trong thương mại dịch vụ, do dịch vụ không đồng nhất và thường được thay đổi cho phù hợp với từng khách hàng hoặc từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng dịch vụ thương mại là khó khăn hơn so với việc cung cấp hàng hoá.

Thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ là mức độ “hài lòng” của bên nhận cung ứng dịch vụ về quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng dịch vụ.”

Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

Thương mại hàng hoá thường có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ. Giữa khâu sản xuất và tiêu thụ không có sự gắn bó với nhau và chúng rời rạc nhau

Việc tiêu dùng dịch vụ không đem lại hiểu quả tức thời cho người sử dụng dịch vụ mà nó thường đòi hỏi cả một quá trình.

Có thể chính vì nguyên nhânnày nên giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thương mại thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn so với việc cung cấp hàng hoá.

5. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc tắc minh bạch trong thương mại dịch vụ

Cơ sở pháp lý: Điều 2, 3 Hiệp định GATS

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

Nguyên tắc tắc minh bạch

Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.

Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.

Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo quy định tại khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO [ theo Hiệp định này gọi là "Hiệp định WTO"] có hiệu lực. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳ biện pháp nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định GATS này.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề