Cuộc khởi nghĩa nào làm sụp đổ nhà Đường ở Trung Quốc

đã hỏi trong Lớp 10 Lịch sử

· 19:18 28/05/2020

Cuộc khởi nghĩa nào ở Trung Quốc làm cho nhà Đường bị lật đổ ?

A. Khởi nghĩa nông dân Chu Nguyên Chương.

B. Khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào.

C. Khởi nghĩa nông dân Trần Thắng.

D. Khởi nghĩa nông dân Ngô Quảng.

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

TƯƠNG GIAO ĐỒ THỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

BÀI TẬP VỀ VẬN TỐC, GIA TỐC CƠ BẢN - - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

UNIT 1 - ÔN TẬP NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM [Buổi 2] - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

BÀI TOÁN TÌM m TRONG CỰC TRỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

Xem thêm ...

Cuộc khởi nghĩa đã làm sụp đổ nhà Minh là khởi nghĩa Lý Tự Thành. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổnhà Minhsau 276 năm thống trị vào năm1644, chiếm được kinh thành, lên ngôi hoàng đế, tự xưng làĐại Thuận hoàng đếlập ra nhàĐại Thuận.

Trắc nghiệm: Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh?

A. Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng

B. Khởi nghĩa Lý Tự Thành

C. Khởi nghĩa Hoàng Sào

D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc

Trả lời

Đáp án đúng: B. Khởi nghĩa Lý Tự Thành

Cuộc khởi nghĩa đã làm sụp đổ nhà Minh là khởi nghĩa Lý Tự Thành

Kiến thức tham khảo về Lý Tự Thành.

1. Tiểu sử của Lý Tự Thành

Lý Tự Thành[李自成] [1606 - 1645] nguyên danh làHồng Cơ[鴻基], là nhân vật nổi tiếng thời"Minh mạt Thanh sơ"tronglịch sử Trung Quốc, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổnhà Minhsau 276 năm thống trị vào năm1644, chiếm được kinh thành, lên ngôi hoàng đế, tự xưng làĐại Thuận hoàng đếlập ra nhàĐại Thuận.

Lý Tự Thành sinh ngày22 tháng 9năm1606tại huyệnMễ Chi, tỉnhThiểm Tây. Lý Tự Thành từ nhỏ đã đi thuê chăn cừu cho một gia đình họ Ngãi, năm 21 tuổi do đánh chết người nên phải bỏ trốn sang Ngân Xuyên. Năm1627,Sùng Trinhlên ngôihoàng đế, triềuMinhmục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.

Lý Tự Thành được miêu tả là "một vị lão tăng thân hình cao lớn, tay cầm thiền trượng, mặt vuông, dưới cằm có hàm râu xanh, mục quang loang loáng như điện, lộ vẻ uy mãnh phi thường. Lão đứng trước của đồ sộ như một trái núi nhỏ, tướng mạo như hùm beo sư tử, khí thế đủ làm cho người ta phát sợ. Con người của Lý Tự Thành rất nhiều lông lá, tiếng nói rỗn rảng, khi ngủ ngáy rất dữ dội"

2. Thành lập Đại Thuận đánh đổ nhà Minh

Năm 1643, Lý Tự Thành lên làm "Tân Thuận Vương", chính thức thành lập bộ máy chính quyền mới tại Tương Dương và đổi tên gọi là Tương Kinh. Tháng 10-1643, nghĩa quân Lý Tự Thành đánh chiếm được khu vực Thiểm Tây – Cam Túc ở miền Tây Bắc rộng lớn, hiểm trở xây dựng thành căn cứ kháng chiến lâu dài.

Mùa xuân năm 1644, trung tâm chính quyền mới được dời đến Tây An, “Sấm Vương” được đổi thành “Đại Thuận Vương” và đặt niên hiệu là “Vĩnh Xương”. Lý Tự Thành cho ban bố lịch thư mới, cho đúc tiền “Vĩnh Xương”, tuyển lựa quan viên tiếp quản chính quyền địa phương... Bấy giờ, nghĩa quân đã lên tới triệu người, Lý Tự Thành bắt đầu phát động chiến tranh tổng lực với Đại Minh.

Thế mạnh như chẻ tre, không bao lâu nghĩa quân lần lượt đánh chiếm được Thái Nguyên, Đại Đồng, Cư Dung Quan và Xương Bình. Ngày 17-3-1644, tiến tới bao vây Bắc Kinh. Trong vòng 10 năm, kinh sư đã giới nghiêm không dưới chục lần. Lý Tự Thành gửi thư tới cho Sùng Trinh, yêu cầu cho mình được làm Thanh Quân Trắc, được phong vương ở đất Thiểm. Sùng Trinh kiên quyết không theo.

Ngày 19-3-1644, quân Lý Tự Thành tiến vào Bắc Kinh, các quan viên triều đình đềumạnh ai nấy bỏ trốn. Sùng Trinh Hoàng đế treo cổ tự tử dưới gốc cây trên núi Cảnh Sơn, Vương triều nhà Minh thống trị Trung Quốc trong 276 năm trời, cuối cùng đã bị cuộc cáchmạng nông dân vĩ đại do Lý Tự Thành lãnh đạo lật đổ.

Đoàn quân nông dân tiến vào thành Bắc Kinh, tha hồ cướp bóc đập phá tan tành Hoàng cung. Lúc này trong nội bộ nghĩa quân đã xảy ra nhiềumâu thuẫn, có khá nhiều tướng lĩnh phạm kỷ luật nghiêm trọng, họ tỏ ra kiêu ngạo và nảy sinh tư tưởng khinh địch, coi thường sự đánh trả của những người ủng hộ triều Minh.

Từ Sơn Hải Quan, Ngô Tam Quế nhận lệnh cứu viện Bắc Kinh đúng 10 ngày mới xuất binh hồi kinh. Sự dùng dằng, chậm trễ này khiến cho nhiều nhà sử học hoài nghi về Ngô Tam Quế.

Ngày 20 tháng 3 năm Giáp Thân [26 tháng 4 năm 1644] tức hôm sau ngày Lý Tự Thành vào Bắc Kinh, Sấm Vương ra thông cáo kêu gọi các quan nhà Minh đến thiết triều vào ngày 21, nếu ai muốn làm quan với triều Thuận thì làm, còn không thì cho về quê. Sáng sớm hôm sau, khoảng hơn 3.000 quan lại cũ tụ tập tại cửa Ðông Hoa nhưng bị đối đãi rất tệ hại, lùa tất cả qua cửa Thừa Thiên. Lý Tự Thành không xuất hiện và quan lại nhà Minh được lệnh tái trình diện vào ngày 23 tháng 3.

Hai hôm sau, tất cả bị tập trung cùng với một số quan lại bị Sấm Vương bắt từ trước, đứng đợi trong nhiều giờ. Mãi tới chiều tối hôm đó, Lý Tự Thành mới bước ra nghe tuyên đọc tên từng người, mỗi người một bản cáo trạng dài. Trong số hơn 3.000 người đó, quân sư Ngưu Kim Tinh chọn ra 92 người trong đó có Chu Chung [周鍾], một danh thần của nhà Minh, để phục vụ cho triều đình mới, một danh sĩ khác là Trần Danh Hạ [陳名夏] cũng được phục chức và Hàn Lâm Viện được tái lập dưới cái tên mới là Hoằng Văn Quán [弘文館]. Những người còn lại được áp tải trở ra giam ở ngoài Tử Cấm Thành. Khi nhìn đám quan lại phủ phục trước mắt, Lý Tự Thành khinh miệt thành phần quan lại của Minh triều, nay lại quay sang xu nịnh chủ mới. Ông nói trắng ra rằng“những kẻ không dám tận trung tận hiếu với cựu triều thì mong gì có thể phục vụ tân triều hết lòng hết sức được”và“một triều đình đầy rẫy những kẻ vô liêm sỉ thế kia thì làm sao mà không loạn?”

Xem thêm:

>>> Ai là người sáng lập nhà Minh?

3. Cái chết của Lý Tự Thành

Lý Tự Thành chết vào năm Thuận Trị thứ ba [1645]. Minh sử viết:"Lý Tự Thành bị bọn dân quê vây, không thoát được nên thắt cổ tự tử". Sách Minh Quý bắc lược lại đưa ra một cách lý giải khác:"Lý Tự Thành bị bệnh, chết trong núi La Công".

Thuận TrịHoàng đế của nhà Thanh rất bất an về Lý Tự Thành nếu“diệt cỏ không diệt tận gốc”sẽ di họa về sau. Nhà Vua sai các tướng lĩnh truy kích Lý Tự Thành phải tìm cho ra những bằng chứng về cái chết của nhân vật thủ lĩnh phong trào nông dân này.

Tướng Hà Đằng Giao gởi bản tấu về Bắc Kinh có đoạn:"Không có chứng cứ gì về cái chết của Sấm, thủ cấp của Sấm cũng không thấy".Tướng A Tế Cách [Mãn Châu] cũng có bản tấu về, có đoạn:"Có tên hàng binh ra trình rằng Lý Tự Thành chạy vào núi Cửu Cung, bị dân quê vây, tự thắt cổ mà chết". Nói chung, chẳng có ai có được bằng chứng đích xác khẳng định Lý Tự Thành đã chết hay còn sống và nếu chết, thì chết như thế nào. Tất cả đều chỉ là tin đồn, lời khai lan man.

Còn có hai tư liệu lịch sử khác lại cho rằng Lý Tự Thành vẫn còn sống. Sách Phong Châu kí viết:"Lý Tự Thành chạy trốn đến Giáp Sơn, xuất gia đi tu, bảy mươi tuổi [1676]mới chết ở tư thế ngồi...". Tác giả Giang Dục Chí lại viết Lý Tự Thành mộ chí, có đoạn:"Lý Tự Thành quả thực chạy về Phong Châu... cưỡi ngựa mà đi, đến Giáp Sơn đi tu, chết mộ vẫn còn".Theo Giang Dục Chí, tháp xây trên mộ Lý Tự Thành có hàng chữ"Phụng Thiên Ngọc hoà thượng". Giang Dục Chí cũng khẳng định rằng Lý Tự Thành đi tu năm Thuận Trị thứ nhất và là người quan niệm:“Thắng làm Vua, bại làm sư là cách sống của người Trung Quốc”.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề