Cuộn lửa xe máy là gì

Để giúp người sử dụng xe máy an tâm hơn khi lái xe, sau đây điện máy Yên Phát xin chia sẻ một số thông tin cần biết về nguyên nhân và biện pháp đối phó khi xe máy gặp sự cố mất lửa.

Bạn nên xem ???? Xử lý xe máy bị ngập nước như thế nào?

Biểu hiện của sự cố xe bị mất lửa

Hiện tượng xe máy mất lửa có những dấu hiệu khá đặc trưng. Đó là: xe khó nổ, nổ không đều, động cơ yếu, dư xăng, đầu bugi bị đóng muội than do nhiên liệu không được đốt cháy hết,...Ngoài ra, nếu tia lửa bugi có màu vàng, nẹt yếu thì có thể hệ thống đánh lửa đang có vấn đề, mà phần lớn đó là biểu hiện của sự cố xe bị mất lửa. Khi gặp các dấu hiệu này, bạn cần kiểm tra lại xe để phát hiện nguyên nhân hỏng hóc và có thể đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất.


Xe khó nổ chính là biểu hiện của sự cố xe bị mất lửa

Nguyên nhân và cách ứng phó khi xe máy bị mất lửa

Lỗi trên hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử

Hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử của xe máy luôn có tuổi thọ và tính chính xác cao. Tuy nhiên, do hệ thống sử dụng nhiều tín hiệu khác nhau từ các cảm biến góc quay trục khuỷu và cảm biến vị trí bướm gas nên nếu các cảm biến này hoạt động sai lệch thì cả bộ máy sẽ đánh lửa sai, không đúng thời điểm hoặc bỏ không đánh lửa, gây chết máy. Biện pháp xử lý tốt nhất khi xe máy gặp lỗi này chính là người dùng cần mang xe tới trung tâm sửa chữa để được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế giắc cắm, dây nối cảm biến.

Lỗi do bugi

Xe máy có thể bị mất lửa do những nguyên nhân như: hỗn hợp cháy quá đậm, dầu từ cacte sục lên buồng cháy, đầu bugi bị dính muội than, khoảng cách giữa các chấu quá lớn khiến điện trở giữa 2 chấu bugi không thể phóng ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng – gió, sử dụng sai chủng loại bugi,... Trước tình hình này, bạn cần làm sạch muội than và lau khô bugi. Sau đó, bạn nên thay bugi mới phù hợp cho xe máy để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng xe bị mất lửa.


Bugi bám muội than sẽ khiến xe máy không nổ được

Lỗi trên bộ chia điện

Tình trạng mất lửa trên xe máy còn có thể gặp phải trên các xe đời cũ, sử dụng kiểu đánh lửa dùng bộ chia điện. Trên những dòng xe cũ, các bộ chia điện luôn phải làm việc với cường độ cao. Sau một thời gian dài, tình trạng ma sát, mài mòn có thể xảy ra trên bộ chia điện, làm cong vênh bề mặt tiếp xúc, không sinh ra dòng điện, khiến bugi không thể đánh lửa. Khi gặp sự cố này, người dùng buộc phải mang xe tới các trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ kiểm tra, xử lý kịp thời. Đồng thời, bạn cần thường xuyên bảo dưỡng bộ chia điện của xe để tránh gặp phải tình trạng xe máy bị mất lửa.

Lỗi sai góc đánh lửa

Xe máy còn có thể bị mất lửa nếu bộ điều khiển góc đánh lửa cơ khí hoạt động sai lệch hoặc đặt sai góc đánh lửa từ bộ chia. Sự cố này có biểu hiện là: nhiệt độ nước làm mát tăng bất thường, máy xe yếu, có tiếng gõ, có tiếng nổ trên đường nạp hoặc đường xả,... Biện pháp khắc phục tốt nhất là bạn nên đưa xe tới các gara để điều chỉnh lại góc đánh lửa, sửa chữa các cảm biến trên hệ thống đánh lửa điện tử.


Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc có thể khiến xe máy bị mất lửa

Mất lửa do hỏng bộ Bôbin

Trên hệ thống đánh lửa, Bôbin làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện cao áp. Dòng điện này được sinh ra do cảm ứng giữa 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Mỗi vòng dây đều được cách điện với nhau. Trong trường hợp lớp cách điện không còn thì các vòng dây sẽ bị ngắn mạch, dòng điện cảm ứng không tạo được dòng cao áp, gây mất lửa và chết máy. Với nguyên nhân này, người lái xe cần mang xe tới tiệm sửa chữa để được thay thế bộ phận Bôbin.

Khi xe máy bị mất lửa, người chủ xe có thể dựa vào những hướng dẫn trên đây để xử lý kịp thời. Mọi câu hỏi cần được tư vấn kỹ hơn về việc vệ sinh, bảo dưỡng xe máy, quý khách có thể liên hệ hotline 0912 370 282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ giải đáp miễn phí, kịp thời.

A/Cấu tạo cơ bản của hệ thống đánh lửa xe đời củ [đánh lửa điện từ-vít lửa]:
Ai cũng biết xe muốn chạy phải có lửa đốt hoà khí trong buồng đốt đúng không?
Cho nên ngày xưa xe đời củ nhà sản xuất [NSX] làm 1 cuộn lửa [gồm 1 cuộn sơ cấp và thứ cấp]gắn ở mâm lửa,ngoài mâm lửa có 1 vôlăng nam châm gắn vào cốt máy,khi cốt máy quay,vôlăng quay…cuộn lửa ở trong volang bị cảm biến từ trường sinh ra dòng điên 6-12v tuỳ xe.
Và xe thì chỉ cần lửa ở thì cuối nén nhưng vôlăng cứ quay nên điện sinh ra liên tục cả 4 thì hút-nén-nổ-xã…chính vì vậy họ làm ra Vít lửa [vít lửa có thể hiểu là 1 công tắc tự động-nó có cái gờ [cam]để khi cốt máy quay thì vít lửa đóng ngắt khi chạm cam]
-Khi vít lửa đóng địện từ cuộn lửa sẽ bị vítlửa nối mát ra ngoài.
-Khi gặp cam đội vít lửa mở..thì trong 1 lần volăng quay sẽ có 1 lần vít lửa ngắt điện-không cho ra mát nửa.sự ngắt điện đột ngột này sẽ sinh ra sự biến thiên của từ trường làm phát sinh dòng địên tự cảm khoảng 150-300v[các bạn đã học vật lý lớp 9]..dòng địên này sẽ vào cuộn lửa sơ cấp và cảm ứng điện với cuộn thứ cấp phát sinh 1 xung điện cao thế [trên 10.000volt]
và cũng do vít lửa mở đọt ngột làm hồ quang điện nẹt lửa ngay vít lửa gây hư vít lửa nên người ta gắn thêm 1 tụ điện kế bên để hút tia hồ quang này và phóng ngược cho cuộn sơ cấp mạnh thêm cung cấp cho bugi nẹt lửa đốt nhiên liệu vào thì cuối nén.
Chính vì xài kiểu cơ khí [vít lửa] dể bị hao mòn,hoạt động không ổn định phải chỉnh vít lửa hoài nên người ta mới nghiên cứu ra đánh lửa bằng địên tử…chính là CDI [tức IC]
B/Đánh lửa CDI [IC]
Do vít lửa hoạt động không tốt nên người ta đã bỏ vít lửa ra những phần khác giử nguyên [như mâm lửa,cuộn lửa…]


Không còn vít lửa đóng ngắt điện nên NSX đã làm cuộn kích [cũng là 1 cuộn sinh điện khi bị từ trường như cuộn lửa và cuộn đèn nhưng cuộn kích nhỏ hơn],cuộn kích được gắn cố định bên ngoài hoặc bên trong vôlăng.trên vôlăng thì có 1 cái gờ-cựa [cục sắt lồi ra],đối với xe cuộn kích trong vô lăng thì volăng ko có gờ..khi volang quay 1 vòng ,thì có 1 lần[thời điểm cần đánh lửa-F] cái gờ này đi qua cuộn kích nên gây ra cảm ứng địện nhẹ cho cuộn kích [khoảng 1,5volt đến vài chục volt]
Vậy đã có điện,đã có đóng ngắt điện khi cần thiết thì sao cho bugi đánh lửa được?;
=>SNX chế thêm CDI [IC] và Bobin sườn.
1/Cấu tạo CDI [IC]: có nhiều loại nhưng mình nói loại thông dụng 5 chân cho các bạn dể hiểu:
Các bạn thấy IC gồm 5 chân:lật ngửa IC lên từ trên bên phải đếm theo kim đồng hồi nhé: 5 1
4 3 2
-1 nối với bobin sườn,2 nối cuộn lửa từ mâm lửa lên,3 nối công tắc máy,4 nối dây mát ,5 phía trên nối dây cuộn kích
-Trong cục IC có 1 số linh kiện cơ bản sau:2 diod chuyển dòng,tụ điện C,1 con Diod điều khiển SCR[SCR có nhiệm vụ ngắt mạch tự động,khi có 1 dòng điện nhỏ kích vào nó sẽ nối mạch,hết kích nó ngắt ra tiếp] …
2/Cấu tạo Bobin: chỉ gồm 1 dây nguồn nối với IC,1 dây nối mát,1 dây thứ cấp cao thế [dây bugi].Trong bobin cấu tạo cũng như cuộn lửa,gồm dây đồng quấn quanh lõi sắt để cảm ứng địên khi cần]
Hoạt động
-Khi mâm lửa quay cuộn lửa sinh ra dòng điện xoay chiều [AC],điện này sẽ vào IC đi qua con Diod chuyển dòng để thành dòng điện 1 chiều [DC] và vào tụ điện C nằm ở đó do bị SCR ngắt mạch không cho đi tiếp.
-khi cựa nam châm trên mâm lửa đi qua cuộn kích sinh ra dòng điện nhỏ [có điện là được] đi qua con diod chuyển dòng thứ 2 thành DC và đi đến con SCR,SCR bị kích điện nên nối mạch cho tụ điện [đang chứa điện nãy giờ] phóng ra theo dây mát về mát [nối với sườn xe hoặc dây mát chung].dòng điện mát này chạy vô dây mát của bobin tạo 1 cảm ứng điện cực lớn [trên 20.000volt] tại cuộn cao áp trong bôbin,,theo dây bu gi vào bugi,điện chạy vào bugi lại gặp cựa bugi [cực -] âm dương gặp nhau nó lại phóng điện nẹt ra tia lửa điện và đốt cháy hoà khí.Chính vì điểm này nên khi bạn gõ cựa bugi gần đỉnh bugi quá thì sẽ không có sự phóng điện hoặc phóng điện yếu,xa quá âm dương xa cách nên không ..phóng tới hihi….có mấy anh thợ gở bugi ra gỏ gỏ gắn vô ko tốt lại đem ra kéo kéo nại nại là vì lẽ đó.
-Còn dây công tắc thì nối với 1 đầu công tắc đầu kia nối mát,khi ta Off thì 2 mạch trong công tắc nối lại với nhau,lúc này điện từ cuộn lửa đi vào IC nhưng đi ngang mạch của công tắc trước,nó thấy công tắc Off[nối mát] nên nó chạy vô về mát,IC không được cung cấp điện từ cuộn lửa nữa nên máy không thể nổ.Mai mốt mất chìa khoá thì biết dây nào mà ngắt mát ra để chạy tạm nhé.
Như vậy CDI [IC] họat động rất ổn định vì hoàn toàn bằng điện tử,thời điểm đánh lửa cũng chính xác,không bị thay đổi như vít lửa do cựa trên vô lăng là cố định trên volang,cuộn kích cũng cố định nên 2 cơ cấu này không thay đổi khoảng cách cảm ứng ,….thật lợi hại ..đúng không?
Nói lợi hại chính là có lợi và có hại.NSX tính toán cho thấy mất 1 vài phần ngàn giây để hoà khí cháy hết, chính vì vậy thời điểm đánh lửa phải đước đánh sớm 1 vài phần ngàn giây khi pitong đạt điểm cuối nén.Nhưng do khi chạy tốc độ cao,pitong đi nhanh đến điểm cuối nén,hoà khí không đủ thời gian cháy hết,do đó cần đốt sớm hơn mới kịp…vì vậy hệ thống đánh lửa sớm tự động ra đời.[Nói nôm na nó giống như tôi và bạn cùng khiên bao hàng,tôi đi nhanh bạn phải đi nhanh và ngược lại].
3/Hệ thống đánh lửa sớm tự động:
Có 2 loại :Bằng cơ khí và bằng điện tử.
a/Cơ khí: sử dụng trên các xe 67,cd về trước…
Trên volan điều khiển vít lửa có 1 gối cam rời [đầu lớn nối lò xo giử,đầu kia là đối trọng] ,có thể xoay 1 góc sớm hoặc trể theo tốc độ động cơ,khi xe chạy nhanh lực ly tâm làm đối trọng văng ra làm cam vít lửa lệch 1 góc,đội vít lửa sơm hơn,đóng ngắt địên sớm hơn nên thời điểm đánh lửa thay đổi.Tuy nhiên do bằng cơ khí nên hao mòn,gây tiếng kêu,lò xo giử bị nhão nên lực ly tâm làm văng đối trọng không chính xác [như nồi xe tay ga vậy,lò xo nhão hay cứng sẽ làm bi ly tâm chạy không chính xác]
b/Chính vì khuyết điểm của cơ khí nên NSX làm thêm 1 bộ mạch điện tử [Igniter] gắn phía trong IC nên gọi là đánh lửa sớm bằng điện tử:
Nguyên tắc làm việc của bộ mạch[igniter] này là khi điện từ cuộn kích chạy vào nó,nó biết được vôlăng đang quay nhanh hay chậm [do quay nhanh thì điện của kích vào nó mạnh hơn] từ đó nó sẽ chọn thời điểm để kích con SCR,nó kích SCR trể thì đánh lửa trể,khi xe chạy nhanh,vô lăng nhanh,điện kích mạnh,Igniter sẽ biết…máy đang chạy nhanh và kích SCR nhanh…..cứ vậy làm việc…
Chính vì vậy khi xe bạn chạy không ngọt ở nước hậu thợ hay phán..hư IC…thực ra là hư con Igniter mà thôi [trừ trường hợp cuộn kích có vấn đề-như chập chờn…],nếu bạn biết điện tử chút ít,có thể cạy lớp chống nước IC ra,bạn thấy 1 tụ điện hình viên kẹo to nhất,bạn cắt ra,xem số trên đó,ra Nhật Tảo mua khoảng 3k/1cục về gắn vô,dùng Silicon hay keo Plastic hoặc nhựa thông trám IC lại là xài ok,[dĩ nhiên chỉ là tạm thời chứ yên tâm thì ko dám vì ai biết lúc mình trám keo có kín nước không]….nhiệm vụ khác IC vẫn làm tốt nên xe bạn chạy bình thường
Thôi,ăn cơm….viết 3 góp ý trên 3 topic ..đói lã…chỉ tại môn văn quá dở nên viết hoài sợ người đọc không hiểu mình nói gì.:too_sad:

Chủ Đề