Cứu một người phúc đẳng hà sa nghĩa là gì

Ông từ Đà Nẵng ra Hà Nội lo việc hiếu, trong bữa cơm gia đình cuối năm, sau những hàn huyên của họ hàng lâu ngày mới có dịp gặp gỡ, câu chuyện lại quay về những vấn đề thời cuộc.

Ông từ Đà Nẵng ra Hà Nội lo việc hiếu, trong bữa cơm gia đình cuối năm, sau những hàn huyên của họ hàng lâu ngày mới có dịp gặp gỡ, câu chuyện lại quay về những vấn đề thời cuộc.

Và như cái nghiệp đã vận vào thân, ông đau đáu những suy nghĩ về tình trạng mất an toàn giao thông đang diễn ra hàng ngày, bởiông là người đã từng lăn lộn trên những cung đường, chứng kiến nhiều tai nạn thảm khốc, để rồi cùng các đồng nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cho những con đường cứu nạn trên những khúc quanh tay áo trên đèo Hải Vân, Cù Mông, Mang Yang… cứu sống hàng nghìn con người. Ông là Võ Khắc Mai, kỹ sư trưởng, nguyên Phó Tổng giám đốc Khu quản lý đường bộ 5. [Cục Đường bộ VN].

Có người hỏi tôi, làm đường cứu nạn đã được phần thưởng nào chưa? Tôi bảo : Phật đã dạy “ Cứu một người phúc đẳng hà sa”. Đường đã cứu được hàng nghìn người, còn phần thưởng nào lớn hơn. Đã qua tuổi thất thập, giọng ông vẫn khảng khái, một đặc trưng của những người sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Bình đầy khó khăn nhưng rất đỗi anh hùng. Làngcủa ông nằm ngay bên dòng sông Lệ Thủy, một vùng quê nghèo khó nhưng đã sản sinh những con người nổi tiếng và cha ông là một người như thế. Cha ông, cụ Võ Khắc Triển là một trong 7 vị tiến sĩ của khoa thi Đình cuối cùng của triều Nguyễn tổ chức năm Kỷ Mùi [1919] , song một lòng yêu nước, hướng theo cách mạng, thương những người dân nghèo. Cụ đã nuôi dạy con cái theo trí hướng của mình để dòng họ Võ Khắc giờ đã có nhiều người cũng được người đời biết đến. Gia đình và quê hươngđã cho ông một trí tuệ và một tấm lòng. Với trí tuệ ấy và tấm lòng ấy, ông đã cống hiến cho lịch sử ngành Giao thông một dấu mốc và giờ đây, khi đã về nghỉ an hưởng tuổi già, ông vẫn luôn nghĩ suy về vấn đề an toàn giao thông với những giải pháp rất cụ thể, giống như những công thức, những quy trình để làm con đường cứu nạn mà ông cùng các cộng sự đã viết nên từ hai mươi năm trước.

- Chắc là vì làm ở phân Khu quản lý đường bộ 5, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý những cung đường nguy hiểm, nhiều đèo, dốc nhưng làcon đường huyết mạch củađất nước và thấy tình trạng tai nạn nhiều nên các ông đã nghĩ đến việc làm đường cứu nạn ?

- Nói thế cũng đúng nhưng chưa thật chính xác. Không chỉ chúng tôi, những người làm ở phân Khu quản lý đường bộ 5 thấy bức xúc về điều đó mà ở ngoài Bộ GTVT, các anh ấy cũng lo lắng. Các anh ấy đã giao nhiệm vụ và chúng tôi phải thực hiện. Nhưng cũng lắm gian truân và mãi từ năm 1984 đến năm 1994, đường cứu nạn mới được đưa vào tiêu chuẩn ngành [TCN 218-94] và triển khai rộng rãi.

- Vì khó quá hay vì …?

- Cũng là khó bởi lúc đó chưa có sách báo nào nói về loại đường này. Tình trạng thường xảy ra là khi xe đang đổ dốc, vào chỗ cua ngoặt mà mất phanh, kẹt số, nóng máy hoặc phanh đột ngột dễ lao xuống vực, phải có chỗ cho nó lánh nạn. Chúng tôi phải tính toán ở từng địa hình, chỗ nào thường xảy ra khả năng này, địa hình có cho phép mở một đoạn đương ngắn hay không ? Khi ấy xe thường đạttốc độ bao nhiêu ? Phải làm giảm tốc độ bằng cách nào ? Lên dốc, tăng ma sát với mặt đường, đoạn đường ấy phải dài bao nhiêu để xe có thể dừng lại ? Những câu hỏi ấy phải được trả lời thấu đáo, bởi dù chỉ một sai số nhỏcũng không đem lại hiệu quả mong muốn. Ví như, có người không hiểu, rải đá xong lại đi lu cho phẳng hay sau một thời gian sử dụng mà không cày xới lên để tăng độ ma sát thì đường cứu nạn cũng chẳng cứu được ai. Nhưng, những khó khăn về mặt khoa học ấy có lẽ cũng không cần chờ đến 7 năm ròng …

- Thế rồi làm sao mà những tiêu chuẩn ấy được thông qua ạ ?

- Lần ấy, ông Lê Ngọc Hoàn, sau này là Bộ trưởng, vào chỗ chúng tôi và đi kiểm tra kỹ thuật của đường cứu nạn được làm thí điểm ở đèo Măng Giang. Đúng lúc xe của đoàn đang đổ đèo,thấy phía trước có một chiếc xe khách hình như mất thắng, cứ lao ầm ầm. Tôi trấn an các cán bộ trên Bộ rằng cứ yên tâm, ở đó có đường cứu nạn. Lúc xe chúng tôi đến nơi, nhiều hành khách đang chắp tay vái trời đất, nói rằng nhờ có đoạn đường này mà chúng tôi tưởng đã chết đi, giờ được sống lại. Tận mắt chứng kiến sự việc, cả đoàn quyết định quay về, không cần đi kiểm tra nữa và nhờ đó tiêu chuẩn đường cứu nạn được thông qua, đưa vào tiêu chuẩn nhà nước.

- Trên 1.000 người, chắc chắn là con số chưa đầy đủ. Với chi phí 200 đến 300 triệu một con đường, như vậy hiệu quả không nhỏ, cả về mặt vật chất ?

- Trên 1.000 người là thống kê từ những vụ mà có trình báo với công an và xảy ra trên những tuyến đường mà phân Khu đường bộ 5 quản lý. Còn số những vụ mà lái xe vào đó tránh nạn nhưng rồi tự khắc phục và tiếp tục hành trình thì không ai đếm được. Tôi cho rằng, cái lợi lớn nhất là tránh được thương đau cho xã hội, cho gia đình những người tham gia giao thông. Từ ngày có đường cứu nạn, tâm lý của anh em lái xe cũng được giải tỏa. Những cái miếu thờ ven đường cũng ít khói hương, khu nghĩa trang dưới chân đèo cũng ít có thêm những ngôi mộ mới. Còn cái lợi về kinh tế thì cũng thấy rõ. Số tiền trên là để làm một con đường, nhưng 50% do cơ quan bảo hiểm đầu tư, còn 50% là ngân sách. Ngày ấy, chúng ta đã có cách làm xã hội hóa rồi chứ không phải đến bây giờ đâu. Và làm giao thông phải thế, đặc biệt là đối với vấn đề an toàn giao thông đường.

- Ý ông là muốn giảm thiểu tai nạn giao thông cần có cách huy động sự tham gia của toàn xã hội ? Điều này người ta đã nói nhiều, nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi. Theo ông, vấn đề là ở chỗ nào ?

Đường cứu nạn có tác dụng như thế nhưng tôi cho là nó chỉ có ý nghĩa khi đã xảy ra tai nạn. Tai nạn gây ra là do con người, không thể đổ lỗi tại đường sá. Đường có chật nhưng nếu đi đúng luật, không phóng nhanh vượt ẩu, không sử dụng xe không đảm bảo độ an toàn thì làm sao mà có tai nạn, nếu có chỉ là hy hữu. Nhưng, hiện nay, xe không đảm bảo an toàn vẫn cho lưu thông, lái xe không thuộc luật vẫn ngồi sau tay lái…, tất cả những điều ấy đều do con người đấy chứ có phải do đường đâu. Tôi thấy lạ là, chuyện phát hiện ra những cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ của lái xe có gì khó đâu, dễ hơn nhiều so với tìm tội phạm trong các vụ án khác nhiều chứ, nhưng ngành Công an cũng không làm. Chỉ cần làm hành khách trên một chuyến xe đường dài sẽ thấy ngay vì sao lái xe phải chở quá tải, vì có như thế họ mới có đủ tiền để rải khắp dọc đường. Và thế là cái vòng luẩn quẩn cứ diễn ra. Chạy xe chỉ đủ ăn thì họ phải chở thêm người, chở thêm người thì lại càng phảilót tay để được làm ngơ, thế là tai nạn dễ xảy ra. Thu nhập chỉ đủ sống thì lái xe làm sao có tiền mà đầu tư duy tu, bảo dưỡng, xe lại càng cũ nát, kém an toàn. Kết cục là tai nạn xảy ra. Thêm nữa, việc cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật làm ngơ cho người vi phạm pháp luật, làm cho người dân có thói quen coi thường luật pháp. Tôi cho rằng, cần phải bắt đầu từ những cơ quan bảo vệ pháp luật. Tôi cứ nghĩlẩn thẩn và cũng đã có lần hỏi nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhân một lần ông đi tiếp xúc cử tri rằng, tại sao rất nhiều bộ trưởng phải trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội mà chưa bao giờ thấy Bộ trưởng Bộ Công an phải đăngđàn. Trong khi ấy, có biết bao vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của người dân mà do các cán bộ thuộc ngành này quản lý và công an còn là bộ mặt của chính quyền đấy chứ.

Ánh mắt ông chợt tối lại, nhìn về xa xăm. Không rõ, ông đang nhớ về những ngày đầu làm đường cứu nạn hay đang lo cho thế hệ tương lai, bởi như ông nói những công trình dù có ý nghĩa nhân văn như đường cứu nạn cũng chỉ là giải pháp tình thế. Trong khi, tai nạn giao thông đang hàng ngày cướp đi cuộc sống, tuổi thanh xuân của hàng nghìn con người và “đường cứu nạn” cho thực trạng này phải là thói quen tuân thủ luật pháp của mỗi người dân. Và điều nàyphụ thuộc nhiều vào trách nhiệm, đạo đức của những người thực thi pháp luật. Rồi ông nói như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ đầu xuân: Nếu mỗi người trong lực lượng công an đều làm tốt nhiệm vụ của mình thì họ đã cứu không chỉ một trăm người, một ngàn người mà là cứu cả thế hệ. Như thế thì không chỉ là “phúc đẳng hà sa”.

Hà Sa là cái gì?

Đây vốn là câu của nhà Phật, khi thuyết pháp ở vùng lưu vực sông Hằng; nhà Phật thường dùng số cát để chỉ ý niệm vô lượng”. Trong tiếng Việt, “hà sa” 河 沙 không tồn tại độc lập với tư cách là một từ như tiếng Hán, tuy nhiên, “hà sa” vẫn có mặt trong thành ngữ “phúc đẳng hà sa”.

Phúc đẳng hà sa nghĩa là gì?

Điều may mắn được hưởng thì nhiều bằng với số cát ở sông, ‎ý nói nhiều may mắn lắm. » Từ đây phúc đẳng hà sa vô cùng «. [ Quan âm ].

Chủ Đề