Đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế đang mở cửa và hội nhập với thế giới, việc phát triển kinh tế đang trở thành chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia. Bí quyết thành công của các nước công nghiệp mới là nhận thức mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. Hoạt động này được gọi là thương mại quốc tế, để hiểu rõ về khái niệm thương mại quốc tế là gì, cùng luanvan2s.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thương mại quốc tế là gì?

Để hiểu rõ bản chất thương mại quốc tế là gì, trước tiên chúng ta cần nắm được thế nào là “thương mại”.

Khái niệm thương mại:

Khái niệm thương mại đề cập đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Hay nói cách khác, thuật ngữ thương mại được hiểu là hoạt động kinh tế của chủ thể kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời trên thị trường. Nếu hoạt động kinh tế [trao đổi, kinh doanh hàng hóa - dịch vụ] vượt ra khỏi lãnh thổ, biên giới của một quốc gia nó được gọi là thương mại quốc tế.

Khái niệm thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế [hay ngoại thương] là một ngành kinh tế thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Nói cách khác, thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa - dịch vụ dưới hình thức mua bán hàng hóa - dịch vụ và những dịch vụ đi kèm như vận chuyển, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, lắp ráp, bảo hành, bảo hiểm, bảo hành bởi chủ thể kinh doanh của một quốc gia này với quốc gia khác hoặc một tổ chức quốc tế. Sự trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc về kinh tế giữa các nhà sản xuất hàng hóa riêng biệt của các nước. So với thương mại trong nước, thương mại quốc tế phức tạp hơn đáng kể do sự khác biệt về văn hóa, các thỏa thuận cấp phép, các mối quan hệ chuỗi cung ứng toàn cầu và tuân thủ quy định của quốc gia. 


Thương mại quốc tế là gì?

Xem thêm:

➢ Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì? Các chiến lược kinh doanh quốc tế

Đặc điểm của thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế có 3 đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, kinh doanh thương mại quốc tế được thực hiện bởi người mua và người bán có quốc tịch khác nhau ở các nước khác nhau, hàng hóa được di chuyển vượt qua phạm vi biên giới của một quốc gia. Với đặc trưng này thì chúng ta có thể phân biệt rõ giữa kinh doanh  thương mại quốc tế và kinh doanh thương mại trong nước.

Thứ hai, đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Vì được đem ra làm vật trao đổi, mua bán nên các tài sản này biến thành hàng hóa. Hàng hóa trong hoạt động thương mại quốc tế có thể là hàng đồng loại [generic goods], cũng có thể là hàng đặc định [specific goods].

Thứ ba, mọi hoạt động trong thương mại quốc tế cần phải theo giá cả và tính toán mang tính quốc tế. Muốn bán được hàng hóa trên thị trường quốc tế, nhà cung cấp cần phải bán hàng hóa - dịch vụ của mình với mức giá cả phù hợp với mức giá cả cùng một loại mặt hàng của các nhà cung cấp khác trên thị trường quốc tế đồng thời phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu và tập quán của khách hàng nước ngoài.

Thứ tư, dòng tiền thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tê có thể là đồng tiền của một trong các nước tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và cũng có thể là đồng tiền của một nước khác. Sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Thông thường, đồng tiền được sử dụng là đồng tiền mạnh có sức mua lớn trên thị trường quốc tế.

Thứ năm, thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến quốc tịch của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế như: ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật,.. sự khác nhau về ngôn ngữ đòi hỏi phải có ngôn ngữ thống nhất để hai bên cùng hiểu, cùng chấp thuận đồng thời các bên cũng cần có những thỏa thuận về các quy phạm pháp luật áp dụng trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.

Bạn đang thực hiện luận văn thương mại quốc tế? Bạn muốn tìm kiếm thêm các ý tưởng cho chủ đề luận văn của mình, tham khảo: Kho đề tài luận văn ngành kinh doanh quốc tế

Vai trò của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là quá trình phân phối, sử dụng tài nguyên giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa các quốc gia thông qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của cư dân trên toàn cầu. Vai trò của thương mại quốc tế được thể hiện ở những mặt sau:

Hoạt động thương mại quốc tế giúp nâng cao vị thế kinh tế của một quốc gia trên thị trường quốc tế.

Quan hệ thương mại quốc tế là 1 trong 3 trụ cột chính của chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng nhờ phạm vi thị trường rộng lớn trên toàn thế giới nên số lượng người tiêu dùng nhiều hơn và sức mua đối với công ty sẽ cao hơn.

Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh. Tức là, buôn bán đem lại nguồn lợi cho phép các nước xuất khẩu hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực có sẵn dồi dào ở trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều nguồn lực mà trong nước khan hiếm.

Thu nguồn tài nguyên nước ngoài giúp giảm chi phí sản xuất: Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như bộ phận cấu thành các sản phẩm hoàn tất được sản xuất ở nước ngoài có thể giảm chi phí. Điều này giúp tỷ suất lợi nhuận tăng lên và giảm giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Các chiến lược cũng giúp công ty cải tiến chất lượng sản phẩm từ đó gia tăng thị phần và lợi nhuận.

Tránh biến động của doanh số bán và lợi nhuận: Thông thường, các công ty tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận bằng cách bán ra thị trường nước ngoài và điều chỉnh chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Các nhân tố tác động đến hoạt động thương mại quốc tế là gì?

Nhân tố chính trị, chính sách và pháp luật quốc tế

Các doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của chính trị, chính sách, luật pháp và mối quan hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật tin tức liên quan đến các quốc gia mà mình hợp tác. Các quyết định của những nhà chính trị sẽ ảnh hưởng đến thuế, nhân công, chi phí nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng,..

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ: Giá trị đồng tiền của một quốc gia thông thường sẽ không tương đương với đơn vị tiền tệ của các quốc gia khác. Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ khiến lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống nên doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra động nội tệ bị thu hẹp. Nếu tỷ giá tăng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm, lượng hàng xuất khẩu trở nên khan hiếm từ đó tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát chung cũng ảnh hưởng lên hoạt động thương mại quốc tế. Nếu tỷ lệ lạm phát có sự khác nhau giữa các quốc gia sẽ tác động lên chi phí nguyên liệu và nhân công cũng như giá sản phẩm.

Nhân tố môi trường văn hóa - xã hội

Tình hình văn hóa - xã hội sẽ có những nét đặc thù ảnh hưởng đến doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Ảnh hưởng của văn hóa sẽ tác động đến các hoạt động như quản lý nhân công, tiếp thị,… Mỗi nền văn hóa sẽ một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng lên các khía cạnh trong cuộc sống của con người nên nhà lãnh đạo cần hiểu rõ điều này để đưa ra các chiến lược phù hợp, không được áp dụng chung một chiến lược cho mọi thị trường.

Ngoài ra, ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng. Ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế.

Sự hình thành của các liên minh quốc tế: Hiện nay, giữa các quốc gia đã hình thành nên các khối liên kết về quốc tế, chính trị,… từ đó góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên với nhau. Sự tham gia của các tổ chức kinh tế quốc tế cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển của khoa học- kỹ thuật: Có thể nói, thương mại quốc tế chịu nhiều ảnh hưởng từ sự phát triển của khoa học- kỹ thuật. Khoa học - kỹ thuật phát triển đã tạo ra nhiều công nghệ mới, hiện đại như các vật liệu mới, máy móc làm việc hiệu quả hơn,… giúp tiết kiệm sức lao động và chi phí nhân công từ đó khiến cho hoạt động thương mại trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ và Internet cũng khiến thương mại quốc tế giờ đây chỉ bằng một cú click chuột.

Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đất nước. Vì thế, các quốc gia luôn coi trọng phát triển hoạt động thương mại quốc tế và đẩy mạnh giao thương trên phạm vi toàn cầu. Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về thương mại quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thấy kiến thức về "thương mại quốc tế là gì" đề cập trong bài viết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu và học hỏi của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quá trình làm luận văn hay tiểu luận, hãy để lại lời nhắn cho đội ngũ của chúng tôi nhé.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề