Đánh giá đơn xin mở lớp học phần

Mẫu đơn xin mở thêm học phần là gì? Mẫu đơn xin mở thêm học phần? Hướng dẫn soạn thảo? Những quy định của pháp luật về học phần, tín chỉ?

Đối với các bạn học sinh, sinh viên thì việc xin mở thêm học phần, tín chỉ là rất quan trọng và được sử dụng rất nhiều. Vậy mẫu đơn xin mở thêm học phần là gì? Mẫu đơn xin mở thêm học phần được sử dụng khi nào và khi soạn thảo?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn xin mở thêm học phần là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn xin mở thêm học phần:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
  • 4 4. Những quy định của pháp luật về học phần, tín chỉ:

Mẫu đơn xin mở thêm học phần là mẫu đơn do học sinh, sinh viên viết để gửi đến ban giám hiệu nhà trường, phòng quản lý sinh viên, phòng đào tạo của trường.

Mẫu đơn xin mở thêm học phần là mẫu đơn được lập ra để xin với ban giám hiệu về việc mở thêm nhóm học phần. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, số sinh viên tham gia nhóm học, học phần xin mở thêm.

2. Mẫu đơn xin mở thêm học phần:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh Phúc

—————–

ĐƠN XIN MỞ THÊM HỌC PHẦN

Kính gửi: ……..[1]

Tôi tên: ………. Mã số sinh viên: ……………[2]

Là sinh viên lớp: …………… khóa …………..[3]

Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung [chính quy] tại Trường ……………..[4]

Thay mặt nhóm sinh viên có tên dưới đây, kính đề nghị Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa, Ban chủ nhiệm Bộ môn xem xét mở thêm học phần…… MSHP: ………… Tín chỉ: ……….. vào học kỳ………. năm học 20….. – 20…….. [5]

Danh sách sinh viên đăng ký học như sau:

TT Mssv Họ và tên SV Chữ ký SV
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

…….., ngày…tháng…năm…

Duyệt của Khoa

Duyệt của Bộ môn

Đại diện nhóm SV

3. Hướng dẫn soạn thảo:

[1]: Điền nơi tiếp nhận đơn

[2]: Điền tên, mã sinh viên của người làm đơn

[3]: Điền tên lớp, khóa học

[4]: Điền tên trường

[5]: Điền nội dung xin học phần

4. Những quy định của pháp luật về học phần, tín chỉ:

– Cơ sở pháp lý: Quyết định 43/2007/QĐ- BGDĐT

Quy định của pháp luật về Học phần và Tín chỉ

– Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

+ Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

+ Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

– Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

– Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

– Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường

– Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

– Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Tổ chức lớp học

– Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.

Đăng ký khối lượng học tập

– Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.

– Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.

+ Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;

+ Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;

+ Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần  đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp.

Tuỳ điều kiện đào tạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định các hình thức đăng ký thích hợp.

– Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:

+ 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;

+ 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.

+ Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

– Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường

– Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.

– Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu giữ.

Rút bớt học phần đã đăng ký

– Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.

– Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:

+ Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường;

+ Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;

+ Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.

Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.

Thời gian và kế hoạch đào tạo

Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ.

– Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tùy thuộc chương trình, khóa học được quy định như sau:

+ Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

– Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

+ Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

– Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

– Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khóa học từ 5 đến 6 năm.

– Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.

– Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

Chủ Đề