Đánh giá hiệu quả của Thông tư liên tịch số 02 2022

Tải Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP mới nhất, Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát

     Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án cần phối hợp thực hiện những quy định sau để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ CÔNG AN – BỘ QUỐC PHÒNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

—————

Số: 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất ban hành Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

2. Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư liên tịch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần;

2. Thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó là thay đổi về diễn biến hành vi phạm tội, chứng cứ chứng minh tội phạm, thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Cơ quan điều tra đã đề xuất áp dụng;

3. Thay đổi nội dung cáo trạng là thay đổi những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như: thời gian, địa điểm phạm tội; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can; thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Viện kiểm sát đã áp dụng để truy tố.

Điều 3. Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 và điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự

1. Chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245, điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự là chứng cứ quy định tại Điều 86, Điều 87 của Bộ luật Tố tụng hình sự dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều 441 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà nếu thiếu chứng cứ này thì không giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

………………………………………………..

     Bạn có thể tải Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP  tại đây: Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7: 19006500  để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: . Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

     Xin chân thành cảm ơn./

Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trung thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng ban hành.

Số hiệu:02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQPLoại văn bản:Thông tư liên tịch
Nơi ban hành:Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caoNgười ký:Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành:22/12/2017Ngày hiệu lực:06/02/2018
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án cần phối hợp thực hiện những quy định sau để hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố:

  • Ngay khi nhận án, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra các thủ tục tố tụng, chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ và:
    • Trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp tại khoản 4 Điều 183 BLTTHS.
    • Nếu thiếu hồ sơ, tài liệu… mà VKS có thể bổ sung được thì cùng Điều tra viên bổ sung kịp thời; không thể bổ sung được thì phải báo cáo lãnh đạo.
  • Trong thời hạn quyết định truy tố, nếu có vấn đề phức tạp trong vụ án, kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo để cùng cơ quan điều tra, tòa án đưa ra hướng giải quyết.
  • Nếu có vấn đề phức tạp phát sinh, VKS phải tổ chức họp liên ngành làm rõ vấn đề cần điều tra bổ sung.
  • Nếu không thống nhất được thì CQTHTT thụ lý hồ sơ vụ án phải xây dựng báo cáo của CQTHTT cùng cấp để báo cáo với lãnh đạo liên ngành cấp trên xin ý kiến giải quyết vụ án.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP
  • Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC
  • Khởi tố bị can là gì?

Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ: 0833 102 102

Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là xâm phạm như thế nào?

Xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, có thể gây ra cho họ thiệt hại về vật chất, tinh thần;

 Như thế nào thì coi là thay đổi nội dung cáo trạng?

Thay đổi nội dung cáo trạng là thay đổi những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự như: thời gian, địa điểm phạm tội; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can; thay đổi điểm, khoản, điều luật mà Viện kiểm sát đã áp dụng để truy tố.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của thông tư liên tịch là gì?

1. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
2. Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Video liên quan

Chủ Đề