Đánh giá học sinh mầm non đi học trở lại

Sáng nay toàn bộ học sinh bậc tiểu học và lứa trẻ 3-6 tuổi bậc mầm non tại TP.HCM đã đồng loạt trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng dịch.

Từ sáng sớm, các trường đã chuẩn bị sẵn sàng thiết bị đo thân nhiệt, khử khuẩn, tạo lối đi riêng. Với bậc mầm non vì tuần đầu tiên chưa tổ chức ăn sáng nên đón trẻ trễ hơn, từ 7 giờ sáng các trường mới bắt đầu đón các em. Trong khi đó, với bậc tiểu học, nhiều trường tổ chức bán trú, ăn sáng tại trường nên mới hơn 6 giờ đã nhiều phụ huynh đưa con tới trường.

Học sinh mầm non, tiểu học TP.HCM trở lại trường sau 10 tháng ở nhà vì Covid-19

Trẻ mầm non Trường Bé Ngoan [Q.1] trong ngày đầu tiên đến trường

NGUYỄN LOAN

Tại trường tiểu học Lê Đức Thọ [Q.Gò Vấp], trường phân làn riêng phụ huynh chở con vào sân, sau đó học sinh được giáo viên đón đo nhiệt độ, khử khuẩn. Các em đều được chào đón bằng việc nhận lì xì và một chiếc kẹo, học sinh vì thế rất vui vẻ trong ngày đầu tiên đến trường.

Tương tự, tại Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu [Q.Bình Thạnh], trường chỉ đón học sinh khối 1 để các em làm quen, sau đó mới đón các khối khác. Dù ngày đầu tiên nhưng các em thực hiện quy định khá tốt theo hướng dẫn của giáo viên.

Trẻ mầm non khử khuẩn, rửa tay trong ngày đầu tiên đến trường

NGUYỄN LOAN

Tuy nhiên, với bậc mầm non, đặc biệt mầm non tư thục, dù vui mừng nhưng nỗi lo lớn nhất của các chủ trường là việc hoạt động trong thời gian tới, liệu có còn phải đóng cửa trường khi xuất hiện các chủng mới hay tình hình dịch bệnh chuyển biến xấu?

\n

Từ 14.2, học sinh TP.HCM sẽ học và phòng dịch như thế nào?

Trả lời câu hỏi này, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết việc cho các em đi học lại là hoạt động cần thiết của thành phố.

“Thành phố thì mong muốn các em đi học lại ổn định theo tinh thần linh hoạt thích ứng và việc đóng cửa trường hay không chúng tôi không nói trước được nhưng trong trường hợp xấu nhất, việc đóng cửa trường sẽ là phương án cuối cùng, chỉ bất khả kháng mới tính đến phương án này. Tinh thần chung là chúng ta phải cố gắng duy trì cho trẻ đến trường, còn việc hoạt động ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức của trường. Nếu trường làm chuẩn, tuân thủ đầy đủ các quy định, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, phụ huynh… thì tôi tin mọi hoạt động sẽ được duy trì tốt”, ông Dương Anh Đức nói.

Trong trường hợp xấu, nếu trường nào xuất hiện F0, theo ông Dương Anh Đức, sẽ xử lý theo quy trình, hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM. Thậm chí trường nào phát hiện nhiều ca F0 thì xử lý cục bộ trong trường đó, không có chuyện đóng cửa trường học như trước đây.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM trước tết, có tới 95% phụ huynh bậc tiểu học đăng ký cho con đi học trực tiếp tại trường, ở bậc mầm non tỷ lệ này cũng rất cao.

Tin liên quan

  • Học sinh tiểu học, trẻ mầm non: Cuối cùng con cũng được tới trường
  • Trẻ mầm non dưới 3 tuổi ở TP.HCM khi nào mới được đến trường?
  • Học sinh lớp 1 háo hức khi ngày đầu tiên được đến trường

TPO - Nhiều phụ huynh Hà Nội quan tâm, đặt câu hỏi bao giờ trẻ mầm non được tới trường? Về vấn đề này, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi học sinh lớp 1-6 đi học, sẽ tính phương án cho trẻ mầm non đi học trực tiếp.

Chiều nay, UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án cho học sinh khối 1-6 của 30 quận, huyện, thị xã đi học trở lại. Trên các diễn đàn, phụ huynh bày tỏ sự vui mừng vì sau gần 1 năm dừng học trực tiếp, cuối cùng học sinh cũng được đến trường, lớp.

Tuy nhiên, trong phương án của Sở GD&ĐT Hà Nội lần này, trẻ mầm non vẫn phải ở nhà. Trong khi, trẻ mầm non cũng là đối tượng rất thiệt thòi vì nhà trường đóng cửa phòng dịch từ cuối tháng 4/2021 đến nay chưa hoạt động trở lại. Nếu học sinh các cấp học trực tuyến thì trẻ mầm non ở nhà hoàn toàn. Thi thoảng, một số cơ sở giáo dục tổ chức buổi gặp mặt trực tuyến trong thời gian 30 phút ngắn ngủi để trẻ đỡ quên cô, quên bạn nhưng điều này không giải quyết được nhu cầu được học tập, vui chơi, tương tác của trẻ.

Nhiều phụ huynh cho biết, gia đình có 2 con gồm 1 trẻ tiểu học và 1 trẻ mầm non nên rất mong trường mầm non cũng mở cửa để thuận lợi trong công việc. “Lâu nay bố mẹ đi làm, hai chị em lớp 4 và mầm non ở nhà tự trông nhau. Nếu giờ chị đi học, đứa em lại bơ vơ không biết xoay xở ra sao”, anh Nguyễn Văn Thông, ở quận Thanh Xuân [Hà Nội] nói.

Hay như chị Nguyễn Thu Phương ở quận Long Biên cũng nói, chỉ còn 1 ngày nữa, con trai là học sinh tiểu học được đến trường và gia đình đang rối bời vì không biết gửi con độ tuổi mẫu giáo cho ai. Bởi vì lâu nay, hai anh em tự ở nhà trông nhau.

Trước đó, Hiệu trưởng một trường mầm non tại Hà Nội cho biết, nhà trường mong ngóng ngày được hoạt động trở lại bởi vì trẻ nghỉ học, không có nguồn thu đồng nghĩa với không có tiền trả lương cho giáo viên. "Tiền tiết kiệm ngày một cạn kiệt, có nhiều cuộc họp diễn ra trong nước mắt để tính bài toán trả lương cho giáo viên. Nếu đóng cửa kéo dài, nhà trường lo giáo viên bỏ việc, trẻ cũng rất thiệt thòi khi không được tương tác, hoạt động thường xuyên", bà này nói.

Lấy ý kiến cha mẹ trẻ mầm non

Về vấn đề này, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi học sinh khối 1-6 đi học trở lại Sở sẽ cho lấy ý kiến phụ huynh, làm căn cứ để có phương án đề xuất UBND TP cho trẻ mầm non đi học trở lại. Khi nắm được nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh, Hà Nội sẽ tính phương án mở cửa trường học,ngay sau đó cho trẻ tới trường.

“Tuy nhiên, các trường mầm non dừng hoạt động kéo dài, cần thời gian rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, khu vui chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các nhà trường cũng lau dọn, vệ sinh khử khuẩn phòng học, bàn ghế, đồ dùng học tập, lên các phương án đón trẻ đảm bảo an toàn phòng chống dịch để dạy học trực tiếp bền vững", ông Cương nói.

Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói thêm, hầu hết các gia đình có con ở độ tuổi tiểu học sẽ có con ở bậc mầm non, do đó tinh thần học sinh tiểu học được đến trường, tiếp theo sẽ cho trẻ mầm non đi học. Mở cửa trường mầm non là mong muốn của đại đa số phụ huynh học sinh cũng như các nhà trường sau gần 1 năm đóng cửa vì đại dịch.

"Tuy nhiên, các nhà trường cần thời gian chuẩn bị các phương án đón trẻ kỹ càng, nhất là rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất từ quạt trần, bóng điện, bếp ăn, đồ chơi ở khu vui chơi... Chỗ nào hỏng hóc phải sửa chữa, thay mới để nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ. Chưa kể, phía phụ huynh thời gian qua cũng gửi con về quê, nhờ người trông thời gian này có kế hoạch để chuẩn bị cho trẻ tới trường", vị này nói.

Chủ Đề