Đặt cách thi tốt nghiệp là gì

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19, một số thí sinh không thể tham gia 2 đợt thi tốt nghiệp THPT 2021 sẽ thuộc diện đặc cách tốt nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn xét tuyển vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đối với thí sinh thuộc diện đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021.

Theo Bộ GD-ĐT, để đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh thuộc diện đặc cách xét công nhận tốt nghiệp do không thể tham dự 2 đợt thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 [sau đây gọi là thí sinh đặc cách] được tham gia xét tuyển ĐH, các trường sẽ thực hiện điều chỉnh, bổ sung phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh dành riêng cho đối tượng thí sinh đặc cách.

Về chỉ tiêu tuyển sinh, Học viện Thanh thiếu niên sẽ xác định khu vực xét tuyển chủ yếu làm căn cứ tính toán; dành lại một số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành đào tạo tương ứng tỷ lệ thí sinh đặc cách trên tổng số thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH. Sau khi hoàn thành tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ công bố danh sách các học sinh thuộc diện đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2021 và các số liệu cần thiết khác của các địa phương để làm căn cứ tính toán.

Các thí sinh thuộc diện đặc cách có thể đăng ký xét tuyển vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam bằng phương thức xét tuyển học bạ. Cụ thể như sau:

1. Điều kiện: Tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

2. Thí sinh đăng ký xét tuyển online tại đây: //tuyensinhvya.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html

3. Sau khi đăng ký online xong, trước ngày 20/8/2021. Thí sinh gửi hồ sơ về Học viện theo địa chỉ: Phòng tuyển sinh, phòng 111 nhà D, Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Số 3 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0989 77 00 66

4. Hồ sơ gồm:

- Bản sao công chứng học bạ THPT [cả quyển]

- Bản sao công chứng chứng minh thư hoặc căn cước công dân 

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [cách khai phiếu và tải phiếu tại đây: //tuyensinhvya.edu.vn/huong-dan-thi-sinh-dien-phieu-dang-ky-xet-tuyen-hoc-ba-thpt-nam-2021]

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời [nếu có]

Thí sinh vui lòng đọc thêm thông tin tuyển sinh và chỉ tiêu các ngành tại đây: //tuyensinhvya.edu.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2021

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0989 77 00 66 hoặc fanpage: //www.facebook.com.hocvienthanhnienvietnam

Với những người làm chính sách, đây là yêu cầu bắt buộc, nếu không các quyết định sẽ rơi vào cảm tính hoặc quán tính, gây ra nhiều hậu quả xấu. Đặt trong hệ quy chiếu này, việc xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho các thí sinh đủ điều kiện thi đợt 2 là cần thiết vì được nhiều hơn mất.

Trong tình hình hiện tại, nếu đặc cách tốt nghiệp cho các thí sinh này, hoàn toàn không thấy có rủi ro gì lớn cho các em, cho ngành giáo dục và cho xã hội nói chung. 

Nếu có điều gì đó khác đi so với việc tổ chức kỳ thi, có tiềm năng gây ra các hậu quả cần xử lý, thì sự khác đó sẽ nằm ở 2 điểm sau.

Thứ nhất, ước tính sẽ có khoảng 500 thí sinh "đỗ oan", tức lẽ ra trượt theo tỉ lệ tốt nghiệp chung hằng năm, thì nay thành ra đỗ vì được đặc cách. Nhưng đỗ hay trượt là dựa trên các tiêu chuẩn tương đối. 

Những em lẽ ra trượt này đã học hết chương trình giáo dục phổ thông 12 năm, dù có một chút yếu về kiến thức thì chưa chắc đã kém về kỹ năng và phẩm chất hơn so với các bạn đỗ. Vì thế, việc đặc cách cho các em tốt nghiệp có lẽ còn là một điều tốt cho chính các em. 

Rộng hơn, bất cứ học sinh nào học hết bậc THPT đều nên được cấp bằng tốt nghiệp. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội mà cũng không gây ảnh hưởng xấu gì đến tương lai của các em.

Thứ hai, nhóm thí sinh còn lại sẽ không có điểm thi để xét tuyển vào đại học. 

Thoạt nhìn, đây có thể là một sự thiệt thòi với các em, nhưng nếu phân tích kỹ, ta sẽ thấy tuy không có điểm nhưng các em vẫn có thể ứng tuyển bằng nhiều hình thức khác, như xét học bạ, thi trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp bởi các trường... 

Việc này có thể sẽ làm các em gặp thêm chút phiền phức, nhưng không làm giảm cơ hội đỗ đại học của các em nếu các trường tổ chức xét tuyển bằng học bạ, thi trực tuyến... cho nhóm thí sinh này.

Như thế, rủi ro của việc đặc cách tốt nghiệp này hầu như không có. Thế còn lợi ích thì sao? Liệu việc đặc cách cho nhóm thí sinh này có mang lại chút lợi ích nào cho các em, cho ngành giáo dục, cho các cơ quan quản lý và cho toàn xã hội?

Với các em, việc được đặc cách tốt nghiệp sẽ giúp các em chính thức kết thúc bậc THPT để chuyển sang giai đoạn học tập và phát triển mới. Khi đó, các em và gia đình có thể cân nhắc và đưa ra các lựa chọn cho tương lai, thay vì chờ đợi trong bất an khi dịch bùng phát mạnh như hiện giờ.

Với ngành giáo dục, đây là một cơ hội cho ngành thí điểm loại hình đặc cách tốt nghiệp, tiến tới bãi bỏ thi tốt nghiệp THPT như nhiều chuyên gia đã đề nghị. Kỳ thi này rất tốn kém mà lại không hiệu quả vì tính chất "2 trong 1" đầy mâu thuẫn của nó.

Nếu năm nay ngành giáo dục đặc cách tốt nghiệp cho nhóm thí sinh này, và có nghiên cứu tổng kết về các lựa chọn tiếp theo của các em và so sánh với đối chứng, đây sẽ là một thí điểm chính sách rất cần thiết cho ngành giáo dục, tạo cơ sở cho việc duy trì hoặc bãi bỏ kỳ thi này trong các năm sau.

Với các cơ quan quản lý, việc đặc cách tốt nghiệp này sẽ tháo gỡ lúng túng và bế tắc trong việc tổ chức kỳ thi này, đặc biệt ở 19 tỉnh thành phía Nam đang bùng dịch, từ đó dồn sức cho việc dập dịch và đảm bảo an sinh xã hội, duy trì chuỗi cung ứng và sức sản xuất. 

Còn với toàn xã hội, lợi ích mà ai cũng thấy của việc cho nhóm thí sinh này đặc cách tốt nghiệp là làm giảm nguy cơ bùng phát dịch, tạo ra nhận thức nhất quán trong tư tưởng và hành động chống dịch.

Xã hội vận hành dựa trên quy luật của số lớn và thời gian dài. Việc có thêm vài trăm học sinh "đỗ oan" tốt nghiệp, hay vài nghìn em phải thay đổi cách thức ứng tuyển vào đại học, sẽ không có ảnh hưởng gì xấu đến sự phát triển dài hạn của toàn xã hội. 

Chưa kể dưới góc nhìn lạc quan, việc này còn có thể là một thí điểm chính sách được xã hội đồng thuận, có thể mang lại các lợi ích lớn cho xã hội trong dài hạn.

Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho thí sinh thi đợt 2

TS GIÁP VĂN DƯƠNG

Hiểu đơn giản về “đặc cách” đó là sự đặc biệt, sự ưu tiên. Tức đặc cách là việc mà chúng ta tạo ra điều kiện tốt nhất giúp cá nhân xứng đáng nhận về một điều gì đó thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Xem xét dựa theo tình cảm cũng như sự căn cứ theo quy định luật pháp đã ban hành lựa chọn yếu tố đủ đáp ứng đặc cách.

Đặc cách là một hình thức mà ai đó có thể tiến tới đạt được một điều gì đó và không cần thực hiện tuân thủ, làm theo các bước trình tự quy định thông thường. Một điều mà bất cứ ai cũng luôn mong muốn mình đạt được, trải nghiệm tạo cho bản thân sự thuận lợi nhất khi cần tiến tới mục đích đề ra.

Việc đặc cách hiện tại đã và đang làm rất tốt vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực hiện nay. Chú ý hơn là vấn đề “đặc cách” không còn sự tràn lan mà dần đi đúng theo đúng hướng với các quy định, căn cứ rõ ràng cụ thể để so sánh. Tức là việc đảm bảo rằng mọi quy trình đều có sự công bằng, tạo nên một môi trường làm việc văn hóa hiệu quả hơn. Đặc biệt là việc giúp đặc cách không còn là một thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, hay xảy ra bất kỳ sự không công bằng nào đó được thể hiện nhìn thấy rõ ràng.

Như vậy, có thể đánh giá chung nhất rằng “đặc cách” sẽ vẫn còn tồn tại về hai mặt tích cực và tiêu cực, vấn đề nhức nhối cần tìm hiểu rõ ràng hơn khi áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống. Còn về thực tế xem xét mục đích của đặc cách được đề cập tới là việc tạo những điều kiện các cá nhân rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần có sự hỗ trợ. Chứ không phải đặc cách là việc sử dụng để các cá nhân tiến hành chuộc lợi cho chính bản thân hay như tổ chức và tập thể đang làm việc.

Tham khảo: Định vị bản thân – Đừng bỏ quên chính mình với thời gian

2. Vậy đâu là những lĩnh vực mà đặc cách được áp dụng phổ biến

Nếu theo cách hiểu và mục đích, quy định liên quan thì “đặc cách” sẽ thực sự là điều kiện tốt nhất và liên quan áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nhắc về sự phổ biến thì đặc cách nhận được sự quan tâm nhất từ chính ứng viên và công chúng là các trường hợp sau đây.

2.1. Thứ nhất, Đặc cách trong giáo dục

Giáo dục chính là một lĩnh vực với tần suất sử dụng đặc cách mang tính chất cốt yếu quan trọng nhất hiện nay. Vì thực tế các vấn đề liên quan đặc cách giáo dục sẽ luôn có sự quan tâm của rất nhiều cá nhân, không chỉ là người theo học mà còn là phía người đầu tư việc học. Chú ý hơn là với một số trường hợp đặc biệt thông tin đặc cách sẽ vô cùng hữu ích và tạo ứng dụng hiệu quả nhất.

Điều dễ nhận thấy về đặc cách trong giáo dục đó là vấn đề xét tốt nghiệp cấp bậc THPT, một cấp học quan trọng nhất cho hệ thống giáo dục 12 năm bắt buộc. Thí sinh tốt nghiệp THPT với cột mốc đánh dấu về quá trình trưởng thành, bước dấu chân chuyển cấp tới chương trình giáo dục chuyên nghiệp bậc cao là Đại học, Cao đẳng.

Tuy nhiên, vấn đề tốt nghiệp hay như định hướng bản thân đôi khi sẽ có những nguyên do đặc biệt khác xảy ra, các tình huống dẫn tới việc học sinh bỏ lỡ tốt nghiệp. Một số trường hợp khác đó là việc mà cá nhân cần từ bỏ bước chân vào cổng trường đại học theo lộ trình đã hướng đến trước đó, đó là điều đáng tiếc đúng không. Vậy nên, chính thời điểm này “đặc cách” sẽ hoạt động đúng với mục tiêu của mình là tạo ra điều tốt đẹp nhất, cơ hội cho các bậc phụ huynh thuận lợi tiến tới tốt nghiệp và đi theo con đường học tập.

Nếu để cụ thể về đặc cách giáo dục tốt nghiệp thì sẽ phân chia thành các trường hợp chính sau đây.

* Trường hợp 1: Áp dụng cho thí sinh chưa thực hiện thi bất kỳ môn thi nào khi bị ốm/ đột xuất có công việc quan trọng dẫn đến việc không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp. Mốc thời gian thông báo sẽ là không quá 10 ngày khi so sánh với ngày bắt đầu kỳ thi.

Nếu thí sinh muốn áp dụng đặc cách này thì sẽ cần đảm bảo về điều kiện đặt ra là học lực và hạnh kiểm năm học lớp 12 tức năm cuối cấp đạt từ khá trở lên. Kèm theo đó là việc cá nhân cần chuẩn bị về hồ sơ xét duyệt đầy đủ gồm có:

+ Cung cấp bản hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan tới việc nhập viện, ra viện và được cấp bởi chính bệnh viện từ cấp huyện trở lên. Điều kiện này sẽ áp dụng cho các trường hợp bị ốm.

+ Đưa ra giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân chính nơi cư trú của mình với các trường hợp đột xuất đặc biệt.

+ Đưa ra giấy biên bản đề nghị việc đặc cách xét tốt nghiệp từ phía nhà trường nơi mà cá nhân thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp.

* Trường hợp 2: Áp dụng với thí sinh mà đã thực hiện thi ít nhất một môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu như cá nhân bị ốm hay đột xuất có việc đặc biệt mà không thể tiếp tục tham gia/ tự nguyện tham gia dự thi các môn còn lại sau khỏi ốm/ hoàn thành công việc đột xuất.

Điều kiện cần tuân thủ cho trường hợp này là khi cá nhân thí sinh với điểm các môn dự thi đạt từ 5 trở lên. Kèm theo đó là học lực của năm cuối cấp đạt trung bình trở lên riêng hạnh kiểm cần đạt khá trở lên cùng hồ sơ chuẩn bị gồm:

+ Cung cấp về giấy biên bản xác nhận của chính Hội đồng thi tại chính địa điểm thi.

+ Cung cấp về bản hồ sơ xác nhận nhập viện/ ra viện khi được cấp bởi bệnh viện huyện trở lên và chỉ áp dụng cho trường hợp ốm không tham dự được.

+ Đưa ra giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc bận đột xuất cụ thể là không tham gia kỳ thi tốt nghiệp.

Đây chính là các trường hợp cần thiết mà thí sinh cần nắm bắt từ đó giúp bạn áp dụng chi tiết cho từng trường hợp cụ thể tránh những vấn đề không mong muốn.

Bật mí cho bạn: Bí quyết viêt CV của sentayho.com.vn

2.2. Thứ hai, Đặc cách trong ứng tuyển viên chức

Nếu bạn muốn tham gia thi tuyển công chức viên chức sẽ luôn cần trải qua các kỳ thi tuyển theo đúng với quy định đúng không? Tuy nhiên với lĩnh vực này đặc cách cũng là một điều hình thức được áp dụng vì cá nhân không cần thực hiện việc thi cử, điều mà rất nhiều người quan tâm tới.

Đúng theo quy định chi tiết tại Điều 14 Nghị định 29/2012/NĐ – CP áp dụng cho việc tuyển dụng và thi tuyển viên chức thì có các trường hợp được nhắc đến như sau:

– Cá nhân là người có kinh nghiệm công tác cũng như làm việc trong ngành và thuộc lĩnh vực tuyển dụng ít nhất là 3 năm trở lên cùng khả năng đáp ứng các yêu cầu vị trí.

– Tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên với loại giỏi hay như tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ cả trong và ngoài nước ứng theo chuyên ngành đào tạo phù hợp cho vị trí. Đặc biệt có sự ngoại trừ về trường hợp mà các vị trí yêu cầu trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

– Cá nhân sở hữu tài năng/ năng khiếu đặc biệt thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng cho các lĩnh vực về văn hoá, thể thao, truyền thông hay như các ngành nghề truyền thống khác.

Bên cạnh đó với trường hợp đặc cách của viên chức này thì sẽ cần tới vai trò của một Hội đồng thực hiện quy trình sát hạch với nhiệm vụ cụ thể:

+ Đảm nhận kiểm tra các điều kiện cùng tiêu chuẩn liên quan về văn bằng, chứng chỉ có thực sự phù hợp tương ứng với chức danh nghề nghiệp tương ứng hay không. Chú ý hơn là những yêu cầu liên quan từ bên đơn vị sự nghiệp liên quan có nhu cầu tuyển dụng viên chức.

+ Chịu trách nhiệm sát hạch các ứng viên qua việc phỏng vấn, thực hành đánh giá chính xác về hiểu biết và năng lực chuyên môn của người đặc cách. Đối với nội dung và hình thức xét duyệt sẽ do hội đồng thống nhất và căn cứ theo yêu cầu cơ bản đơn vị tuyển dụng xem xét quyết định.

Tựu chung lại có thể thấy được rằng việc đặc cách không phải là đánh giá dựa theo điểm số hay như các hình thức thông thường mà còn là sự phụ thuộc trên nhiều sự tác động. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về đặc cách là gì cùng các vấn đề liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề