Đất câu so sánh âm thanh với âm thanh Lớp 3

Yêu cầu đặt câu so sánh âm thanh với âm thanh dành cho học sinh lớp 3. Để đặt câu so sánh âm thanh với âm thanh, bạn có thể sử dụng các từ khóa như "như" hoặc "giống nhau" hoặc "khác nhau" và để mô tả sự khác biệt giữa hai âm thanh. Ví dụ:

Một số câu ví dụ:

  • Tiếng suối trong như tiếng hát xa
  • Tiếng đàn du dương như lời mẹ ru.
  • Tiếng gió rì rào như tiếng mưa.
  • Tiếng hát ngân vang như tiếng chim.
  • Tiếng mèo kêu meo meo như tiếng trẻ em khóc nhè
  • Tiếng chó sói tru như tiếng ngàn người đang thổi tù và

Luyện từ và câu - Tuần 10 trang 49

Câu 1

Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ ?

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.

a] Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của .............

b] Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ............

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em đọc kĩ câu thơ 2, 3, 4 và chú ý phép so sánh.

Lời giải chi tiết:

a] Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh củatiếng thác, tiếng gió.

b] Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọrất lớn và rất vang động.

Câu 2

Viết vào chỗ trống trong bảng dưới đây những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn sau :

a] Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

b] Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

c] Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a] Tiếng suối chảy

.................

.................

b]......................

.................

.................

c]......................

.................

.................

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em hãy đọc kĩ các câu và tìm những âm thanh được so sánh với nhau.

Lời giải chi tiết:

Những âm thanh được so sánh với nhau là:

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a] Tiếng suối chảy

như

tiếng đàn cầm

b] Tiếng suối trong

như

tiếng hát xa

c] Tiếng chim kêu

như

tiếng xóc những rổ tiền đồng

 

Câu 3

Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em đọc diễn cảm đoạn văn, dùng dấu chấm để ngắt các câu. Khi viết lại, chú ý viết hoa chữ đầu câu.

Lời giải chi tiết:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Câu 4

Chọn từ ngữ thích hợp [tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy tận đằng xa] điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a] Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như ..............

b] Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như .............

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em đọc kĩ các câu, chú ý chọn những âm thanh thích hợp để so sánh với nhau.

Lời giải chi tiết:

a] Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào nhưtiếng mưa rơi.

b] Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến nhưtiếng thác chảy nghe tận đằng xa.

L

 
 

Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

 

Biện pháp so sánh là gì?

So sánh được biết đến là một biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

  • Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….
  • Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.

Chủ Đề