Đề cử 4 chức danh chủ chốt là ai

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 15, về tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay, tại Hội nghị Trung ương 13 tháng 10/2020 và Hội nghị Trung ương 14 tháng 12/2020 [khóa XII], Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định những nội dung quan trọng của công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, bao gồm: Bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII; bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.  

Sau Hội nghị Trung ương 14, trên cơ sở kết quả giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, ý kiến giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII, Tiểu Ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ và thống nhất giới thiệu sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII bao gồm: Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp đặc biệt tái cử khóa XIII và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tái cử. 

Tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 14, Tiểu Ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu bổ sung thêm một số đồng chí lần đầu tham gia Ủy viên Trung ương chính thức và một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XII thuộc hợp trường hợp đặc biệt tái cử khóa XIII và một số đồng chí lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Ủy viên Trung ương chính thức.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu có liên quan, thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; đồng thời xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII. Đây là khâu rất quan trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng cho hay, tại Hội nghị lần này, căn cứ vào Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị trình Trung ương dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XIII của Đảng, đề nghị Trung ương chú ý cho ý kiến thông qua để trình Đại hội XIII của Đảng xem xét, quyết định. 

“Hội nghị Trung ương lần này tuy không dài nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta đang bàn và quyết định những phần việc còn lại để tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu./.

Nguyễn Hoàng

Sau hơn một ngày làm việc, hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII] bế mạc sáng 9/3. Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, "Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao".

Ban chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước; nhất trí cho thực hiện việc này tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV [dự kiến khai mạc 24/3].

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII], sáng 9/3. Ảnh: VGP

Tại hội nghị, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội - là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, "với số phiếu rất tập trung, thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao trong Ban chấp hành Trung ương".

Bộ Chính trị cũng đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước, để chuẩn bị trình Quốc hội. "Đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo", ông nêu rõ.

Hàng đầu từ trái qua: Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, tại hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII], sáng 9/3. Ảnh: VGP

Sau hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII], cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự cấp cao tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, các cấp có thẩm quyền sẽ tiếp tục kiện toàn lãnh đạo các cơ quan của Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng và đảng đoàn ở những nơi có sự thay đổi nhân sự, "bảo đảm sự thông suốt, liên tục trong các hoạt động của toàn hệ thống chính trị".

Đề cập tới chương trình làm việc toàn khóa của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói Trung ương cơ bản tán thành với tờ trình và dự thảo chương trình làm việc; đồng thời, nhấn mạnh việc xác định nội dung chương trình cần bám sát nghị quyết và các văn kiện của Đại hội XIII.

Chương trình làm việc toàn khóa của Trung ương cần tập trung cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra, những khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết, những khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu, như: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khóa XII về xây dựng Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...

Để thực hiện tốt chương trình làm việc toàn khóa đã được Trung ương thông qua, ngay sau hội nghị này, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai một cách nghiêm túc; phân công rõ ràng các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chuẩn bị các đề án cụ thể.

Hội nghị Trung ương 2 [khóa XIII] khai mạc sáng 8/3, xem xét và bàn về chương trình làm việc toàn khóa; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.

Trong 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV [tháng 10/2018].

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII [ngày 7/4/2016]; tiếp đó ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV [tháng 7/2016].

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII [ngày 31/3/2016]. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức. Từ tháng 7/2016, bà là Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

Tại Đại hội XIII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử Trung ương khóa mới và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không tái cử Trung ương khóa XIII.

Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu vào 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội

Bên lề Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, sáng 24/1, Ủy viên Trung ương khóa Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã xác nhận thông tin này.

Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng [Tổng Bí thư khóa XI] được giới giới thiệu làm Tổng Bí thư khóa XII, ông Trần Đại Quang [Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bộ trưởng Bộ Công an] được giới thiệu làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc [Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Thủ tướng] được giới thiệu làm Thủ tướng Chính phủ và bà Nguyễn Thị Kim Ngân [Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Chủ tịch Quốc hội] được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội

4 chức danh lãnh đạo chủ chốt trên đã được Ban chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu.

4 đồng chí được Trung ương giới thiệu vào 4 chức danh chủ chốt trong khóa XII

Theo ông Vũ Trọng Kim, khi Đại hội XII kết thúc và việc bầu 4 vị trị chủ chốt theo đúng như công tác chuẩn bị nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá XI thì chỉ có Tổng Bí thư là giữ ngay trọng trách của mình. Còn 3 chức danh còn lại là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội phải chờ đến Quốc hội khoá XIV vào khoảng tháng 5-2016.

Nếu lúc đó, Quốc hội thống nhất bầu cả 3 đồng chí này thì mới chính thức nhận nhiệm vụ.

Ông Vũ Trọng Kim cũng nhấn mạnh, công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ ở 3 Hội nghị Trung ương 12,13,14. Đặc biệt, Hội nghi Trung ương 14 chuẩn bị cho 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt.

“Trong Bộ Chính trị thảo luận rất kỹ từng trường hợp một. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị tín nhiệm hoàn toàn. Có một số đồng chí khác được giới thiệu thì tự rút để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, ông Kim cho biết.

Trung ương giới thiệu 5 đồng chí vào vị trí Tổng Bí thư và tiến hành 3 lần bỏ phiếu: 

Lần thứ nhất chọn phương án nào giữ 1 vị trí Tổng Bí thư, 2 vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hay cả 3 vị trí giữ lại là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Trung ương bỏ phiếu chọn phương án 1.

Lần thứ 2 các đồng chí được đề cử chức danh trên đưa ra Trung ương cho ý kiến đồng chí nào nên ở lại và đồng ý 4 đồng chí đó thôi tái cử.

Lần thứ ba biểu quyết riêng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng và ý kiến đa số Trung ương đồng ý giữ lại giới thiệu ra Đại hội XII.

“Theo tôi về nhân sự chủ chốt làm như thế là rất kỹ và dân chủ tuyệt đối. BCH Trung ương là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội đã làm hết trách nhiệm của mình đối với Đại hội về chuẩn bị nhân sự”, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh./.

Trung tâm TT và VH

vov.vn

Video liên quan

Chủ Đề