Tại sao giá cả hàng hóa tăng hoặc giảm

“Nhiều mặt hàng tăng giá không ngờ, mới tháng trước, tôi mua chai dầu ăn chỉ 26.500 đồng/lít, nay đã tăng lên hơn 30.000 đồng/lít; đường cát có giá 15.000 đồng/kg, giờ cũng tăng thêm 4.000-5.000 đồng/kg… Rau củ cũng có giá mới, như rau xà lách, khoai tây, bắp cải… tăng từ 30.000/kg lên 32.000 đồng/kg tuỳ loại” – chị Minh Trang [ngụ Q.Tân Bình] cho biết.

Thực phẩm đầu vào tăng khiến các quầy hàng kinh doanh ăn uống cũng tăng giá theo, trung bình từ 2.000-3.000 đồng/món. Như tô bún bò bình thường trước đây có giá 35.000 đồng/tô, nay nhích lên 37.000 đồng; bánh cuốn 25.000 đồng đã tăng lên 28.000 đồng/hộp… “Nguyên liệu đầu vào tăng nên chúng tôi phải tăng theo dù không muốn” – bà Thủy, kinh doanh hàng ăn ở quận 10 nói.

Các mặt hàng tươi sống như rau củ, trái cây, thịt cá... đến thực phẩm thiết yếu là dầu ăn, đường, các loại bột... đều được nhà cung cấp báo tăng giá

Ông Đỗ Văn Khuôi - Giám đốc Cung ứng Công ty Sài Gòn Food, cho rằng, đến thời điểm hiện tại, tất cả các nguyên liệu sản xuất, từ nội địa đến nhập khẩu đều tăng giá. Cụ thể, các loại gia vị phụ gia nhập khẩu tăng 5-10%, nguyên vật liệu ngành nhựa phục vụ sản xuất tăng từ 15-70%... Các nguyên liệu nội địa như gạo, thuỷ sản… do tình trạng mất mùa và giảm sản lượng cũng tăng từ 5-20%. Dự báo giá thành chịu ảnh hưởng tăng từ 5-15% tùy từng loại mặt hàng trong quý I và II, và có thể tăng từ 10-25% từ quý III và IV/2021.

“Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nên giá nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài tăng vì cước vận chuyển đường biển và đường hàng không tăng. Thậm chí, một số nơi có dấu hiệu trữ hàng tạo khan hiếm cũng góp phần khiến giá tăng đột biến. Ngoài tăng giá, một số thời điểm nguyên liệu sản xuất còn bị đứt hàng do ảnh hưởng COVID-19 không thể vận chuyển bằng đường hàng không lẫn đường biển” - ông Khuôl nói.

Khảo sát tại một số siêu thị lớn cho thấy, nhiều nhà cung cấp trong nước cũng như cung cấp hàng nhập khẩu đều đề nghị tăng giá. Trong đó tập trung vào nhóm dầu ăn, sữa, bột dinh dưỡng, mì ăn liền với lý do giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng.

“Nhiều sản phẩm thịt thăn lưng, đùi gà, phô mai khô… nhập từ Mỹ và châu Âu được báo giá mới sẽ tăng tới 32% so với đơn đặt hàng hồi tháng 1/2021. Thậm chí, một công ty sản xuất nui thông báo sẽ tăng 40-50%. Trước việc đề nghị tăng giá từ các nhà cung cấp, chúng tôi đang đàm phán để làm sao đảm bảo hài hòa quyền lợi giữa nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ cũng như người tiêu dùng” - đại diện một siêu thị chia sẻ.

Nguyên nhân được đưa ra là do nguyên liệu đầu tăng, khiến thành phẩm cũng tăng theo

Đại diện đại diện Central Retail [chủ Big C và Go!] thông tin, đơn vị cũng nhận được đề nghị tăng giá từ các nhà cung cấp của hai ngành hàng đường và dầu ăn với mức tăng nhẹ. Lý do các nhà cung cấp đưa ra là nguyên liệu đầu vào tăng giá nên buộc phải đề nghị tăng.

Theo Saigon Co.op, từ giữa cuối tháng 4 đã nhận được đề nghị sẽ tăng giá hàng loạt mặt hàng vào tháng 5, trong đó tập trung vào nhóm dầu ăn, sữa, bột dinh dưỡng, mì ăn liền. Lý do các nhà cung cấp đưa ra là giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng.

“Tất cả các đề nghị tăng giá của nhà cung cấp sẽ được Saigon Co.op xem xét cẩn trọng, không áp dụng tăng giá ngay mà phải đưa ra lộ trình hợp lý dựa trên độ trễ đặc trưng của từng lô hàng, từng ngành hàng” - ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Saigon Co.op khẳng định.

Nỗ lực giữ giá

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết bên cạnh nỗ lực giữ giá, Saigon Co.op kêu gọi các nhà sản xuất, nhà cung cùng cắt giảm lợi nhuận để giảm giá hàng hóa, nhằm chia sẻ áp lực chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo đó, từ nay đến hết 19/5, hơn 10.000 sản phẩm nhu yếu gồm một số loại sữa, dầu ăn, đường, mì ăn liền... sẽ luân phiên giảm giá từ 20-50%; các sản phẩm thịt gà như gà thả vườn nguyên con, phi lê ức gà, đùi tỏi, má đùi gà… giảm giá trung bình 15% đến hết tháng 5/2021.

Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản VISSAN cũng cho hay, cũng sẽ giảm giá đến 15% các mặt hàng thịt heo VietGap và thịt bò Úc từ này đến ngày 2/6 tại tất cả các siêu thị ở TPHCM.

Nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá hoặc neo ở mức cao khiến người nội trợ kêu tăng chi phí - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tổng cục Thống kê [GSO] cho rằng chỉ số giá tiêu dùng được tính đúng phương pháp luận quốc tế, nhưng một số chuyên gia khuyến nghị nên xem lại cách tính chỉ số giá tiêu dùng cho sát với thực tế giá cả thị trường.

Hơn 700 mặt hàng ảnh hưởng tới CPI

Báo cáo tổng quan thị trường giá cả tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2021 được GSO công bố mới đây cho thấy trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có bốn nhóm giảm giá, sáu nhóm tăng giá so với tháng trước.

Bốn nhóm hàng hóa tháng 4 giảm so với tháng trước gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% do giá gạo, thịt heo, thịt bò, thịt gà, thủy sản giảm nhờ nguồn cung dồi dào; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%...

Theo GSO, giá lương thực và thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào và giá điện, nước sinh hoạt giảm theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số CPI tháng 4 giảm 0,04% so với tháng trước nhưng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở chỉ tăng 1% so với tháng trước do giá thép tăng...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thu Oanh - vụ trưởng Vụ Thống kê giá, GSO - cho biết xác nhận giá sản xuất thép tháng 4 so với tháng 3 tăng 4,23% và so với cùng kỳ 2020 tăng 27,7%. Nhưng quyền số [tỉ trọng từng nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI] giá thép chỉ chiếm một phần. 

Nhóm hàng hóa nhà ở và vật liệu xây dựng ảnh hưởng chủ yếu từ... giá điện, giá nước. Chỉ số giá tiêu dùng bao gồm 11 nhóm hàng thiết yếu, trong đó có quyền số hơn 700 mặt hàng, một mình giá thép tăng không thể quyết định CPI tháng 4.

Vậy vì sao khi Tập đoàn Điện lực VN [EVN], các tổng công ty cấp nước không điều chỉnh giá trong tháng 4 vẫn thấy tính giảm, bà Nguyễn Thu Oanh giải thích: giá điện, giá nước được tính trên doanh thu và kết quả sử dụng điện, nước của người dân, doanh nghiệp. Có nghĩa họ sử dụng nhiều, giá điện, giá nước sẽ áp ở mức cao theo cơ chế bậc thang, doanh thu lớn lên và ngược lại. Chỉ số giá tiêu dùng tính theo doanh thu, theo thực tế tiêu dùng điện, nước nên thay đổi hằng tháng...

Nên xem lại cách tính CPI

Bình luận về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của GSO, PGS.TS Phạm Thế Anh - thành viên sáng lập Viện Nghiên cứu kinh tế chính sách - cho rằng không chỉ có thép, giá cả của hầu như tất cả các loại vật liệu xây dựng đều tăng mạnh trong tháng qua, tuy nhiên theo tính toán của GSO thì giá nhóm vật liệu xây dựng chỉ tăng 1%; đây là con số không sát thực tế.

Điều khiến PGS.TS Phạm Thế Anh "kinh ngạc" là giá cả nhóm hàng điện sinh hoạt trong tháng 4 giảm 0,73%. Chỉ số giá điện được tính dựa trên doanh thu chia cho sản lượng để ra giá điện trung bình, sau đó so sánh giá điện trung bình này giữa các tháng với nhau để xác định mức độ tăng giảm. "Điều này không đúng với phương pháp tính CPI" - ông Thế Anh băn khoăn.

Theo ông, bản chất của việc đo lường chỉ số giá tiêu dùng là đo lường chi phí sinh hoạt [tiêu dùng] của dân. Do vậy, phải giả định các tháng người dân tiêu thụ một giỏ hàng là giống nhau, sau đó xét xem chi phí giỏ hàng đó đắt lên hay rẻ đi để tính tỉ lệ lạm phát. "Giá điện sinh hoạt không có các đợt điều chỉnh của Nhà nước thì chỉ số giá điện trong giỏ hàng tính CPI phải là không đổi" - ông Thế Anh nói.

Cùng quan điểm, TS Bùi Trinh - một chuyên gia thống kê - cho rằng giá điện nếu lấy doanh thu chia sản lượng để tính toán CPI là không có ý nghĩa. Giá điện chỉ thay đổi khi Bộ Công thương và EVN điều chỉnh, nên nói chỉ số giá điện giảm do tiêu dùng giảm là phi thực tế.

"Nếu tính chỉ số giá điện, nước theo cách tiêu dùng ít, doanh thu giảm, giá giảm thì CPI không còn giá trị trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô nữa. Nếu có quy định tính như thế này thì cần sửa lại để CPI có ý nghĩa với hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô" - TS Bùi Trinh khuyến nghị.

Trước các ý kiến khác nhau, bà Nguyễn Thu Oanh cho biết việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng thực hiện theo phương pháp luận quốc tế. GSO thực hiện 3 kỳ điều tra giá trước khi tính toán công bố CPI tháng 4 và bốn tháng đầu năm.

Giá lương thực, thực phẩm giảm, CPI tháng 4 giảm 0,04%

BẢO NGỌC

Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng [còn gọi là mức giá thị trường] và một lượng giao dịch hàng cân bằng [lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu] sẽ được xác định.

Khi nhu cầu cao cao hơn nguồn cung giá sẽ tăng

Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu dùng đó, thì không thể gọi tắt nhu cầu là cầu.

Cầu

Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.

Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng mua về một loại hàng hóa.

Khi chúng ta gia nhập thị trường hàng hóa, có hai yếu tố xác định chúng ta có thể trở thành người mua [có nhu cầu] chứ không phải người đi ngắm hàng:

  1. Yếu tố đầu tiên: sự ưa thích. Yếu tố này quyết định chúng ta có sẵn sàng chi tiền để mua món hàng đó hay không. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc cũng có thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không, vậy cầu trong trường hợp này bằng không.
  2. Yếu tố thứ hai: khả năng tài chính. Sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy ta trở thành người mua hàng. Món hàng mà ta rất thích nhưng lại quá nhiều tiền; vậy cầu trong trường hợp này cũng là số không.

Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng tài chính mà ta có. Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên mà còn tùy thuộc vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu cũng sẽ thay đổi.

Số lượng cầu

Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua trong một thời kỳ nào đó.

Sẵn sàng mua có nghĩa là người mua sẽ thực sự sẵn sàng trả tiền cho số lượng cầu nếu nó là có sẵn. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cầu và số lượng thực sự mua.

Lượng một mặt hàng nào đó mà một cá thể có nhu cầu, khi có đủ ngân sách để mua tại một thời điểm nhất định với mức giá cả xác định của nó và mức giá cả xác định của các hàng hóa khác gọi là lượng cầu. Như vậy, có thể thấy số lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của chính nó, mức thu nhập của mỗi cá thể, và vào giá cả của các mặt hàng khác [nhất là các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung cho nó], thậm chí vào cả thời điểm, thị hiếu của khách hàng, kỳ vọng giá trong tương lai, quy mô dân số và thời tiết.

Đường cong cầu

Bài chi tiết: Đường cầu

 

Đường cong cầu dốc xuống. Giá cả tăng, lượng cầu giảm. Đây là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu

Trong kinh tế học nhập môn, để cho đơn giản, người ta thường cố định các yếu tố như giá cả các mặt hàng khác, mức thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, v.v... và chỉ tập trung vào xem xét quan hệ giữa giá cả một mặt hàng với lượng cầu về nó rồi biểu diễn quan hệ này bằng đường cong cầu. Đường này được đặt trong một trục tọa độ hai chiều với trục tung là mức giá và trục hoành là lượng cầu. Đường cong cầu của một mặt hàng bình thường sẽ là một đường dốc xuống phía phải, bởi vì quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là quan hệ nghịch. Giá cả tăng thì lượng cầu giảm, còn khi giá cả giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Quan hệ bình thường này đôi khi được gọi là quy tắc cầu.

Tuy nhiên, hàng hóa Giffen hoặc hàng hóa Veblen như xe hơi cao cấp sẽ không tuân theo quy tắc này. Khi giá cả của chúng tăng, người ta sẽ mua chúng nhiều hơn.

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả của chính nó thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo giá cả.

Nếu như sự dịch chuyển dọc theo đường cầu là do mức giá thay đổi trong khi các yếu tố khác không đổi, thì với mức giá cố định còn các yếu tố khác [thu nhập và sở thích của người tiêu dùng, giá cả các hàng hóa khác] thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển.

Quan hệ giữa lượng cầu và thu nhập của người tiêu dùng

 

Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển khiến lượng cầu thay đổi.

Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này cũng tăng.

Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi.

Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo thu nhập.

Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa khác

Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không thay đổi.

Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống.

Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng bổ sung cho nó tăng lên. Ví dụ, lượng cầu về máy in có thể giảm, nếu giá mực in, giấy in, v.v... tăng lên.

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn chéo của nhu cầu theo giá cả.

Quan hệ giữa lượng cầu với sở thích của người tiêu dùng

Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. Ví dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ giảm đi.

Hàm số cầu

Đường cong cầu chỉ thể hiện được quan hệ giữa lượng cầu với mức giá trong khi lượng cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Hàm số cầu [hàm cầu] là cách tốt hơn đường cong cầu để thể hiện quan hệ giữa lượng cầu của một mặt hàng với các yếu tố quy định nó. Hai hàm cầu dạng đơn giản là hàm cầu Hicks và hàm cầu Marshall.

Hàm cầu Hicks

Bài chi tiết: Hàm cầu Hicks

Hàm cầu Hicks thể hiện lượng cầu về một mặt hàng là hàm số đồng thời của giá cả mặt hàng đó và mức thỏa dụng tối thiểu mà người mua muốn nhận được từ việc tiêu dùng mặt hàng.

Hàm cầu Marshall

Bài chi tiết: Hàm cầu Marshall

Hàm cầu Marshall, còn gọi là Hàm cầu Walras, thể hiện lượng cầu về một mặt hàng là hàm số đồng thời của giá cả các mặt hàng và thu nhập của người mua.

Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi,

Số lượng cung

Lượng cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.

Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có đủ người mua hết số hàng đó. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và số lượng thực sự bán.

Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung. Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của các hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung.

Đường cung

 

Đường cong cung cấp dốc lên. Khi mức giá thay đổi, lượng cung sẽ thay đổi. Đây là một sự dịch chuyển dọc theo đường cung

Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung ứng [hay đường cung]. Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa [sản lượng]. Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.

Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng nhỏ.

 

Khi chi phí bình quân giảm, cả đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Dù mức giá không đổi thì lượng cung vẫn tăng.

Đường cung được xây dựng trên cơ sở giả định là chi phí bình quân sản xuất mặt hàng của xí nghiệp không thay đổi. Song, nếu chi phí bình quân thay đổi, cả đường cung sẽ dịch chuyển [lúc này lại giả định mức giá không thay đổi]. Nếu chi phí bình quân giảm, đường cung sẽ dịch song song sang phải. Ta thấy lượng cung ở một mức giá cho trước sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đường cong cung cấp cũng là một đường dốc lên. Đôi khi nó thẳng đứng [vuông góc với trục hoành]. Đây là lúc lượng cung không có phản ứng với thay đổi trong mức giá [độ co giãn bằng 0]. Nguyên nhân có thể là xí nghiệp không kịp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình để tăng sản lượng. Trong kinh tế học vĩ mô, đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng. Đường cung cũng có thể là một đường dốc xuống.

 

Giá P của một sản phẩm được xác định bởi điểm cân bằng giữa sản xuất [cung cấp S - Supply] và nhu cầu, sức mua của người dùng [Nhu cầu D - Demand]: biểu đồ cho thấy sự dịch chuyển tích cực từ D1 đến D2. tăng giá [P] và số lượng bán [Q] của sản phẩm

Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng [còn gọi là mức giá thị trường] và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung [lượng cung lớn hơn lượng cầu] hay dư cầu [lượng cầu lớn hơn lượng cung].

Bốn nguyên lý cơ bản về cung và cầu là [Theo hình đầu tiên]:[1]:37

  1. Nếu nhu cầu tăng [đường cầu thay đổi về bên phải] và nguồn cung vẫn không đổi, thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
  2. Nếu nhu cầu giảm [đường cầu dịch chuyển về bên trái] và nguồn cung vẫn không đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
  3. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng [đường cung dịch chuyển về bên phải], thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.
  4. Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm [đường cung dịch chuyển về bên trái], thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.

Giá cân bằng

Giá cân bằng là mức giá mà ở đó số lượng cung bằng số lượng cầu, ứng với số lượng này gọi là số lượng cân bằng.

Điều chỉnh lượng giao dịch

Bài chi tiết: Điều chỉnh Marshall

Alfred Marshall cho rằng khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của người mua sẽ cao hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư cung, thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ giảm lượng cung.

Điều chỉnh giá cả

Bài chi tiết: Điều chỉnh Walras

Trái với Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn sàng cao hơn lượng cung sẵn sàng [thị trường dư cầu], thì giá cả sẽ tăng lên.

Điều chỉnh kiểu mạng nhện

Bài chi tiết: Điều chỉnh kiểu mạng nhện

Điều chỉnh mạng nhện là sự điều chỉnh đồng thời cả giá cả lẫn lượng hàng để đạt tới trạng thái cân bằng. Sự điều chỉnh diễn ra qua nhiều kỳ. Giá cả thay đổi trong kỳ này sẽ dẫn tới phản ứng của lượng cung trong kỳ tiếp theo.

  • Cơ chế thị trường
  • Phân tích cân bằng bộ phận
  • Phân tích cân bằng tổng thể
  • Tổng cầu
  • Tổng cung

  1. ^ Besanko, David; Braeutigam, Ronald [2010]. Microeconomics [ấn bản 4]. Wiley.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyên_lý_cung_-_cầu&oldid=68168909”

Video liên quan

Chủ Đề