Đề thi Công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 năm 2022 -- 2022

TOP 33 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2021 - 2022 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 gồm 33 đề kiểm tra của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Hóa học, Công nghệ, GDCD, Tin học. Trong mỗi đề kiểm tra đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải đề để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời với tài liệu này thầy cô có thể tham khảo, ra đề thi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Các phép tính về số hữu tỉ, căn bậc hai

Thực hiện các phép tính với số hữu tỉ

Tìm số chưa biết thông qua các phép toán

Vận dụng thành thạo các phép toán để tìm x,y,z

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1,0

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10%

4

3,0

30%

2. Lũy thừa của một số hữu tỉ

Thực hiện tính toán với lũy thừa

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2,0

20%

2

2,0

20%

3. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

Vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán thực tế

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

2,0

20%

4. Tiên đề Ơ clit.

Từ vuông góc đến song song.

- Giải thích hai đường thẳng song song.

- Tính số đo góc.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3,0

30%

2

3,0

30%

Tổng số câu

T. số điểm

Tỉ lệ %

4

3,0

30 %

2

4,0

40 %

1

2,0

20 %

1

1,0

10%

8

10

100%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ………..

TRƯỜNG THCS ……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – TOÁN 7

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 90 phút

[Không kể thời gian phát đề]

Bài 1: [2,0 điểm] Thực hiện các yêu cầu sau :

Bài 2: [2,0 điểm] Tìm x biết:

a] x+5,5=7,5

Bài 3: [2,0 điểm] Khối lớp 7 của một trường THCS có 336 hoc sinh. Sau khi kiểm tra 15 phút, số học sinh xếp thành ba loại giỏi, khá, trung bình. Biết số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt tỉ lệ với 4 ; 5 ; 7. Tính số học sinh mỗi loại của khối 7 .

Bài 4: [3 điểm] Cho hình vẽ, biết

a. Đường thẳng AB có vuông góc với đường thẳng q không? Vì sao?

b. Tính số đo

c. Tính số đo

Bài 5: 1 điểm. Tìm x và y biết

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7

Câu hỏi

đáp án

điểm

Bài 1:

[2,0 điểm]

a]

0,5đ

b]

0,5đ

c]

0,5đ

d]

0,5đ

Bài 2:

[1,0 điểm]

0,5đ

b]

0,5đ

Bài 3:

[2,0 điểm]

=Gọi x, y, z lần lượt là số học sinh giỏi, khá, trung bình của

khối 7.

Theo đề ta có:  

và  x+y+z=336

Theo t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Vậy số học sinh giỏi, khá, trung bình lần lượt là 84, 105, 147 học sinh.

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2021

Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng cộng

Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

1. Đọc hiểu văn bản:

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương

trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

- Nhận biết các thông tin về văn bản, thể thơ, phương thức biểu đạt...

- Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.

Số câu: 3

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

Nhận diện được từ láy, từ ghép, quan hệ từ.

Xác định từ láy, từ ghép, đại từ có trong văn bản. Phân loại từ ghép và từ láy.

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Sốcâu:1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 3

Sốđiểm: 5,0

Tỉ lệ: 50%

2. Tạo lập văn bản

Văn biểu cảm về sự vật, con người.

Nhận diện đúng kiểu văn biểu cảm.

- Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn văn bản

- Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.

- Lập ý để hình thành các ý cơ bản.

- Chọn ý để triển khai thành câu văn, đoạn văn.

- Tạo lập thành bài văn có bố cục ba phần.

- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, có sử dụng yếu tố biểu cảm.

Bài viết linh hoạt, cảm xúc chân thành.

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ: 40%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

1,0

10%

1,0

10%

1

3,0

30%

1

1,0

10

4

10,0

100%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

1

3,0

30%

1

3,0

30%

1

3,0

30%

1

1,0

10

4

10,0

100%

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2021

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU : 3 điểm

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời…”

[Trích: Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ]

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2. Tìm các từ láy có trong đoạn trích và xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp?

Câu 3. Nêu nội dung đoạn thơ trên.

Câu 4. Từ nội dung ấy, là người Việt, em có trách nhiệm gì đối với tiếng Việt?

II. LÀM VĂN [7 điểm]

Cảm nghĩ về khu vườn nhà em.

-------------------------------Hết--------------------------------

Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Văn

Câu

Đáp án 

Điểm

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

0,5.đ

Câu 2

- Từ láy: xạc xào; dập dồn; ào ào; thăm thẳm; nhọc nhằn

- Xếp vào các nhóm:

+ Từ láy bộ phận: xạc xào; dập dồn; nhọc nhằn

+ Từ láy hoàn toàn: ào ào; thăm thẳm

0,5.đ

Câu 3

- Đoạn thơ nói đến cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt.

1,0.đ

Câu 4

* Đối với người Việt, bản thân mỗi chúng ta phải biết tự hào, trân quý và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

- Là học sinh, phải có trách nhiệm giữ gìn, không làm cho tiếng Việt mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

0,5.đ

0,5.đ

II. LÀM VĂN

*Yêu cầu hình thức :

- Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm.

- Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm.

0,5.đ

Thân bài

Học sinh biểu cảm được những nội dung sau:

a, Biểu cảm về cảnh quan khu vườn:

- Khu vườn nhà tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng tươi sáng bởi cây ăn quả, rau và hoa xanh mướt..

- Ánh sáng và không khí của khu vườn khiến cho tâm hồn khoan khoái, dễ chịu.

- Khu vườn đầy ắp tiếng chim và ong bướm tìm mật.

b, Biểu cảm về các loại cây, hoa trong vườn:

- Hàng cây ăn quả chất chưa bao kỉ niệm.

- Thích đứng ngắm những cây hoa đang hé nở và tỏa hương thơm mát.

- Yêu luống rau xanh mướt dưới bàn tay chăm sóc của mẹ.

c, Khu vườn gắn với nhiều kỉ niệm:

- Là nơi ghi dấu sự trưởng thành của em.

- Là nơi để thỏa thích niềm say mê trồng trọt…

1,5. đ

2,0.đ

1,5 đ

Kết bài

Khẳng định tình cảm của mình với đối tượng biểu cảm.

0,5 đ

Sáng tạo

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo [viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,...] văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm.

1 đ

Đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1

Đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 7 năm 2021

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

.………………

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN THI: TIẾNG ANH 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Choose the word in each group that has the underlined part pronounced differently from the rest. [1 mark]:

1. A. chair B. school C. couchD. children

2. A. sometimes B. moment C. stove D. close

3. A.biology B. geographyC. physics D. fly

4. A. homework B. house C.hour D.here

II.Choose the best words by circling the letter A,B,C or D. [2 marks]

1. How …….. is it from your house to school?

A. far

B. long

C. old

D. tall

2. What ……… intelligent boy!

A. the

B. a

C.an

D. is

3. Would you like some coffee?- __________

A. Yes, please

B. Of course

C. No, thanks

D. Both A and C are correct.

4. This car is the ……. expensive of the four car.

A. best

B. more

C. good

D. most

5. They enjoy ……..TV.

A. to watch

B. watching

C. to watching

D. watched

6. A …………..work on a farm.

A. doctor

B. farmer

C. teacher

D. journalist

7. She is very happy …….. you again.

A. meet

B. meets

C. to meet

D. meeting

8. He is in class 7A and …………………………. am I.

A. too

B. so

C. but

D. by

III. Give the correct form of the verbs in the bracket. [2 marks]

1. Trang [not have] any friends in Ha noi. 1……………………

2. Some boys and girls [play] marbles at the moment. 2……………………

3. The students [visit] their old teacher next week ? 3……………………

4. Mr Nam usually [ watch] TV in his free time ? 4…………………..

IV. Fill in the blanks with the correct form of the words in the capital letters: [1 mark]:

1. Today Lien is not………………..because she misses her parents HAPPINESS

2. Living in the city is………….…..than living in the countryside NOISY

3. In electronics, we learn to repair ..........................appliances. HOUSE

4.My .......................is tall and beautiful. TEACH

V. Read the passage carefully then answer the questions: [2 marks]

Linda lives with her parents in a big house in HCM City. She is from England. She is thirteen. She has blue eyes and black hair. She is studying at International Language School. She can speak French, English and Vietnamese. But she doesn’t speak Vietnamese fluently. She often goes to French speaking club on Sunday mornings. She likes Vietnamese people very much because they are friendly.

1. Where is Linda from?.........................................................................................

2. How many languages can she speak?........................................................................

3. Does she speak Vietnamese fluently?.......................................................................

4. Why does she like Vietnamese people?..................................................................

VI. Arrange the following words to make correct sentences. [1 mark].

1. play/ will/ soccer/ this/ afternoon/ they.

…………………………………………………………………………………

2.my/ is/ favorite/ English/ subject.

…………………………………………………………………………………

VII. Complete the following sentences with the suggested words. [1 mark].

1.It / difficult/ find/ apartment / Ho Chi Mih City?

……………………………………………………………………………………..

2. They/ listen/ music/ now.

……………………………………………………………………………………..

Đáp án đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 7

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

.………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2021–2022

Môn: TIẾNG ANH 7

A. Hướng dẫn chung:

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý [nếu có] phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài [lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0].

B. Đáp án và thang điểm:

I. Choose the word in each group that has the underlined part pronounced differently from the rest. [1 mark]: Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm

II. Choose the best words by circling the letter A,B,C or D. [2 marks]

Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm

Câu12345678
Đáp ánACDDBBCB

III. Give the correct form of the verbs in the bracket. [2 marks]

Mỗi động từ chia đúng cho 0,5 điểm

1. doesn’t have 2. are playing 3. will visit 4. watches

IV. Fill in the blanks with the correct form of the words in the capital letters:

[1 mark]: Mỗi từ biến đổi đúng cho 0,25 điểm

1. happy2. noisier 3. household4. teacher

V. Read the passage carefully then answer the questions: [2 marks]

Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm

1. She is from England.

2. She can speak three languages.

3. No, she doesn’t.

4. She likes Vietnamese people very much because they are friendly.

VI. Arrange the following words to make correct sentences. [1 mark]:

Mỗi câu sắp xếp đúng cho 0,5 điểm

1. They will play soccer this afternoon.

2. My favorite subject is English/English is my favorite subject .

VII. Complete the following sentences with the suggested words.[1 mark] :

Mỗi câu hoàn thành đúng cho 0,5 điểm

1. Is it difficult to find an apartment in Ho Chi Minh City?

2. They are listening to music now.

Đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Ma trận đề thi giữa kì 1 Vật lý 7

CẤP ĐỘ

CHỦ ĐỀ

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng.

Nhận biết được ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

Vận dụng nêu được ví dụ về nguồn sáng.

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

0,5

1

Tỉ lệ

5%

5%

10%

Sự truyền ánh sáng - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Giải thích được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

0,5

1

Tỉ lệ

5%

5%

10%

Định luật phản xạ ánh sáng.

Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

Vận dụng xác định được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

Số câu

1

1

2

Số điểm

1

0,5

1,5

Tỉ lệ

10%

5%

15%

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng- Gương cầu lồi- Gương cầu lõm.

Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm.

Phân biệt được đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

-Vận dụng được ứng dụng chính của gương cầu lõm, gương cầu lồi trong thực tế.

-Dựng được ảnh của một vật trước gương phẳng.

Số câu

1

1

2

4

Số điểm

0,5

2

4

6,5

Tỉ lệ

5%

20%

40%

65%

Tổng số câu

2

1

2

3

2

10

Tổng số điểm

1,0

0,5

3

1,5

4

10

Tỉ lệ

10%

5%

30%

15%

40%

100%

Đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1

I. Phần trắc nghiệm: [3 điểm]. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?

A.Khi vật phát ra ánh sáng.

B.Khi vật được chiếu sáng.

C.Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

D.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A.Ngọn nến đang cháy. ;

B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C.Mặt trời. ;

D.Đèn ống đang sáng.

Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra?

A.Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.

B.Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất.

C.Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.

D.Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần.

Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

A.400

B.800 ;

C.500 ;

D.200

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây?

A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật.

B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật.

C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song.

Câu 6: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần?

A.Ở mọi điểm trên trái đất.

B.Ở vùng ban ngày trên trái đất.

C. Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. D. Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

II. Phần tự luận: [7 điểm]

Câu 7.[1 điểm]. Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:

Câu 8: [2 điểm]. Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?

Câu 9: [2 điểm]. Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?

Câu 10: [2 điểm]. Hãy vẽ ảnh của một vật như hình vẽ sau:

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lí 7

I. Phần trắc nghiệm: [3 điểm]

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm:

2. Phần tự luận: [7 điểm]

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1

[1 điểm]

0,5

0,5

2

[2 điểm]

So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước:

-Giống nhau: Đều là ảnh ảo.

-Khác nhau: Ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ

hơn trong gương phẳng.

1

1

3

[2 điểm]

Lý do người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành

khách ngồi sau lưng:

-Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương.

-Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi

vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau.

1,5

0,5

4

[2 điểm]

Vẽ hình:

2

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh học

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh

Tên chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

1. Ngành động vật nguyên sinh

[C1,2,3]

Nhận biết 1 số đặc điểm của ngành DVNS

[C4] Mô tả hình dạng ,cấu tạo , hoạt động của một số ĐVNS

4câu = 2 đ

Tỉ lệ = 20%

1 câu = 1,5 đ

Tỉ lệ = 75%

1 câu = 0,5 đ

Tỉ lệ = 25%

2. Ngành ruột khoang

[C3]Nêu được đặc điểm chung của ruột khoang

[C5,C6] Hình dạng , cấu tạo phù hợp với chức năng

3 câu = 3đ

Tỉ lệ =30 %

1 câu = 2đ

Tỉ lệ = 66,7%

2 câu = 1đ

Tỉ lệ = 33,3%

3. Các ngành giun

[C7]Nhận biết một số đại diện

[C1 ]Vẽ được vòng đời giun đũa

[C2] - Mở rộng hiểu biết về ngành giun tròn

[C8] lợi ích của giun đất tronmg đời sống

[C1]Dựa trên cơ sở các giai đoạn phát triển của giun tròn , đề xuất biện pháp phòng trừ giun tròn kí sinh

4 câu = 4 đ

Tỉ lệ = 50%

1 câu = 0,5đ

10%

1 câu = 2đ

Tỉ lệ =40%

1 câu = 1đ

Tỉ lệ = 20%

1 câu = 0,5đ

10%

1 câu = 1đ

Tỉ lệ = 20%

Tổng:

Số câu: 11

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

4 câu =2đ

Tỉ lệ = 20%

2 câu =4 đ

Tỉ lệ = 40%

3 câu = 1,5 đ

Tỉ lệ = 15%

1câu = 1 đ

Tỉ lệ = 10%

1 câu = 0,5 đ

Tỉ lệ = 0,5%

1 câu = 1 đ

Tỉ lệ = 10%

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: [4 điểm]

Khoanh tròn 1 chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án trả lời đúng.

Câu 1. Môi trường sống của trùng roi xanh là:

A. Ao, hồ, ruộng.

B. Biển.

C. Cơ thể người.

D. Cơ thể động vật.

Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:

A. Tự dưỡng.

B. Dị dưỡng.

C. Cộng sinh.

D. Tự dưỡng và dị dưỡng.

Câu 3. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?

A. Ruồi vàng

B. Bọ chó

C. Bọ chét

D. Muỗi Anôphen

Câu 4. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

A. Gây bệnh cho người và động vật khác.

B. Di chuyển bằng tua.

C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.

D. Sinh sản hữu tính.

Câu 5. Đa số đại diện của ruột khoang sống ở môi trường nào?

A. Sông.

B. Biển.

C. Suối.

D. Ao, hồ.

Câu 6. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do.

A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn.

B. Cơ thể hình trụ.

C. Có đối xứng tỏa tròn.

D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn.

Câu 7.Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì?

A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.

B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.

C. Giúp cơ thể luôn căng tròn.

D. Giúp cơ thể dễ di chuyển.

Câu 8. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt:

A. Làm cho đất tơi xốp.

B. Làm tăng độ màu cho đất.

C. Làm mất độ màu của đất.

D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất.

II. PHẦN TỰ LUẬN: [6 điểm]

Câu 1: [3 điểm] Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa? Bằng sự hiểu biết, em hãy nêu các biện pháp chính đề phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Câu 2: [1 điểm] Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?

Câu 3 : [2 điểm] Đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Ruột khoang có vai trò gì?

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh học

I . Phần trắc nghiệm. [4đ]: Mỗi ý đúng được 0,5đ.

Câu12345678
Đáp ánABDCBABD

II. Tự luận: 7 điểm.

Câu

Nội dung

Điểm

1

Vẽ sơ đồ vòng đời.

Trứng giun →Đường di chuyển ấu trùng [ruột non →Máu→ Tim, gan → Ruột non rồi kí sinh tại đây]

Biện pháp.

- Ăn uống vệ sinh, không ăn rau sống, không uống nước lã; rửa tay trước khi ăn và kết hợp với vệ sinh cộng đồng.

- Tẩy giun 1 đến 2 lần / năm.

2

1

2

Đặc điểm thích nghi:

- Cơ thể dài, phân đốt.

- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển

- Chi bên tiêu giảm, có vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt làm chỗ dựa chui rúc trong đất.

0,5

0,5

3

- Vai trò

+ Nguồn cung cấp thức ăn.

+ Đồ trang trí, trang sức:

+ Nguyên liệu cho xây dùng.

+ Nghiên cứu địa chất.

+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển.

0,5

0,5

1

Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1

Ma trận đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1

Tên chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng
Cộng
Mức độ thấpMức độ cao
TNTLTNTL

Sự suy vong của chế độ pk và sự hình thành CNTB ở Châu Âu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Lý giải nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý xuất hiện

1/2

1,5

15%

Giải thích vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu
1/2

1,5

15%

1

3,0

30%

Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Nhận biết đặc điểm thông tin về các quốc gia ĐNA

2

0,8

8%

2

0,8

8%

Nước Đại Cồ Việt thời Đinh –Tiền Lê

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân
-Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu

4

1.6

16%

4

1.6

16%

Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

- Hiểu được ý nghĩa việc dời đô, chính sách nông nghiệp của nhà Lý.

- Hiểu được mục đích sáng suốt trong việc làm của Lý Thường Kiệt.

4

1,6

16%

4

1,6

16%

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Mục đích nhà Tống xâm lược Đại Việt

½

1,0

10%

Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

½

2,0

20%

1

30%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

10

4

40%

1

3

30%

½

2

20%

½

1

10%

12

10

100%

Đề kiểm tra Lịch sử 7 giữa học kì 1

TRƯỜNG THCS ………

[Đề gồm 02 trang]

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ

NĂM HỌC 2021 - 2022

I.Trắc nghiệm [4 điểm]

Câu 1: Quốc gia thứ 11 của khu vực Đông Nam Á là quốc gia nào?

A. Việt Nam

B. Đông - Ti- Mo

C. Thái Lan

D. Mi-an- ma

Câu 2: Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia nào?

A. Lào.

B. Cam Pu Chia.

C. Thái Lan.

D. Mi-an-ma.

Câu 3: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?

A.Đinh Bộ Lĩnh

B. Ngô Quyền

C. Thục Phán

D. Khúc Thừa Dụ

Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu?

A. Thăng Long

B. Phú Xuân

C. Hoa Lư

D. Đại La

Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.

B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.

C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.

D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

Câu 6: Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?

A. Tầng lớp nông dân.

B. Tầng lớp công nhân.

C. Tầng lớp nô tỳ.

D. Tầng lớp thợ thủ công.

Câu 7: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

D. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 8: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.

D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 9: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.

B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.

C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.

D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.

Câu 10: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

II.Tự luận [6 điểm]

Câu 1 [3 điểm]: Nêu nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý? Vì sao các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từ Châu Âu?

Câu 2 [3 điểm]: Em hãy cho biết nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử 7

CâuĐÁP ÁNĐIỂM
ITRẮC NGHIỆM4 điểm

[ 4 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng.

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

A

C

D

C

D

D

D

C

Mỗi câu đúng/0,4đ

II

TỰ LUẬN:

7 điểm

Câu 1:

[3 điểm]

-Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý [2đ]

+ Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, cần thị trường

+ KHKT phát triển: đóng được những tàu lớn, có la bàn

-Các cuộc phát kiến đia lý lớn hầu như đều bắt nguồn từChâu Âu [1đ]

+ Vì các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển nhất nên nhu cầu cần nguyên liệu và thị trường là hơn cả.

+ Có nền KHKT phát triển nhất so với các khu vực còn lại trên thế giới.

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2:

[3 điểm]

- Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích

+ Giải quyết những khó khăn trong nước: Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ, nội bộ mâu thuẫn,...

- Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

+ Chủ động tấn công trước để phòng vệ

+ Xây dựng phòng tuyến vững chắc trên sông Như Nguyệt.

+ Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ qua bài thơ Sông núi nước Nam.

+ Chủ động giảng hòa trong thế thắng.

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 năm 2021

Ma trận đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 1

Tên bài học Nhận biết Thông hiểu Vận dụngCộng
TNTLTNTLThấpcao
TNTLTNTL

Sống giản dị

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Biết được biểu hiện của sống giản dị

1

0,25

2,5%

1 Câu [0,25 đ]

Yêu thương con người

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Nhận biết được

Thế nào yêu thương con người

1,5 Câu

0,75 đ

7,5%

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống

½ Câu

10%

2 Câu

[ 1,75 đ]

Tôn sư trọng đạo

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Biết được hành vi tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư TĐ

2 Câu

0,5đ

5%

Hiểu được vì sao phải tôn sư trọng đạo

1 Câu

2điểm

20%

2 Câu

[ 3,25 đ]

Tự trọng

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Biết được thế nào là tự trọng

1,5 Câu

0,75đ

7,5%

½ Câu

[ 0,25 đ]

Trung thực

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Nhận biết được người có tính trung thực

2Câu

0,5đ

5%

1 Câu

[ 0,25 đ]

Đoàn kết tương trợ

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Biết được ĐKTTcó ý nghĩa gì

1 Câu

025đ

2,5%

Thế nào là đoàn kết tương trợ

1 Câu

20%

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống

½ Câu

10%

1, 5 Câu

[ 3 đ]

Tục ngữ,ca dao có liên quan Các bài đã học

Số Câu

Điểm

Tỉ lệ

Hiểu được các Câu ca dao,tục ngữ nói về các đức tính

1 Câu

1 đ

10%

1 Câu

[1 đ]

T S Câu

TS điểm

Tỉ lệ%

10 Câu

5 điểm

50%

2 Câu

3 điểm

30%

1 Câu

2 điểm

20%

9 Câu

10 điểm

100%

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2021

I. Trắc nghiệm: [4đ] Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Biểu hiện nào thể hiện giản dị [0,25đ]

a. Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu”

b. diễn đạt cầu kỳ,bóng bẩy

c. Nói ngắn gọn, dễ hiểu .

d. Tổ chức sinh nhật linh đình

Câu 2: Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người [0,25đ]

a. Tặng quà cho trẻ em nghèo

b. Ủng hộ trẻ mổ tim

c. Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin.

d. Mở lớp học tình thương cho trẻ

Câu 3: Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo [0,25đ ]

a. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài

b. Thăm thầy cô giáo cũ

c. Chào thầy cô không nghiêm túc

d. Học bài, soạn bài đầy đủ

Câu 4: Hành vi nào thể hiện trung thực [0,25 đ]

a. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi .

b. Giúp bạn khi làm bài kiểm tra

c. Nhận lỗi thay cho bạn

d. Bao che thiếu sót cho bạn thân

Câu 5: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào . [0,25đ ]

a. Không phải điều gì cũng nói

b. Không phải biết gì cũng nói ra

c. Không tranh luận gay gắt

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 6:Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta thế nào?[0,25đ]

a. Có thói quen ỷ lại

b. Có chỗ dựa trọng mọi việc .

c. Có được sự yêu quí của mọi người.

d. Có lối sống giản dị.

Câu 7: Hành vi nào thể hiện tự trọng . [0,25đ]

a. Luôn giữ đúng lời hứa c. Nói xấu sau lưng người khác.

b. Không thấy xấu hổ hoặc hối hận khi làm điều sai trái d. Nịnh nọt để lấy lòng người khác.

Câu 8: Câu nào sau đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. [0. 25đ]

a. Uống nước nhớ nguồn

b. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

d. Kính thầy,yêu bạn.

Câu 9: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp [1 đ]

a. Yêu thương con người là . . . . . .  làm những điều tốt đẹp cho người khác,. . . . .  hoạn nạn.

b. Lòng tự trọng giúp con người có . . . . . . . . .vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ . Tránh được những…. . . . . . . . . . . có hại cho bản thân,gia đình và xã hội .

Câu 10: Ghi hành vi, đức tính ở cột B tương ứng với ca dao tục ngữ ở cột A [ 1 đ]

A

B

a. Đói cho sạch, rách cho thơm

b. Chia ngọt, sẻ bùi

c. Cây ngay không sợ chết đứng

d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

II. Tự luận: [ 6 điểm ]

Câu 11.Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa ? [ 2 điểm ]

Câu 12.Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo ? [2điểm]

Câu 13 . Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau [ 2điểm ]

a. Trung hỏi vay tiền của Hồng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay và khuyên Trung không nên hút thuốc lá . Em có nhận xét gì về việc làm củaTrung và Hồng ?

b. Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm . Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD

1. Trắc nghiệm: [ 4đ ]

Câu 1: chọn c

Câu 2:chọn c

Câu 3: chọn c

Câu 4.: chọn a

Câu 5: chọn a

Câu 6: chọn c

Câu 7: chọn a

Câu 8: chọn a

Câu 9 . Điền vào chỗ trống từ thích hợp [ 1 đ ]

a. quan tâm, giúp đỡ ; nhất là những người gặp khó khăn

b. nghị lực ; việc làm xấu

Câu 10. Ghi hành vi, đức tính ở cột B tương ứng với ca dao tục ngữ ở cột A

A

B

a. Đói cho sạch, rách cho thơm

Tự trọng

b. Chia ngọt, sẻ bùi

Đoàn kết tương trợ

c. Cây ngay không sợ chết đứng

Trung thực

d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Sống giản dị

II. Tự luận: [6 điểm]

11 .Học sinh cần nêu được các sau:

+ Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm,chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn [1đ]

+ Ý nghĩa [1 đ]

-Giúp chúng ta dễ hòa nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu quí

- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn

12.Học sinh cần nêu được các sau:

+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.[1đ]

+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, Chúng ta cần giữ gìn và phát huy.[1đ]

13 .Học sinh cần nêu được 2 ý:

a. Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút, Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá .Việc làm của Hồng là đúng vì nó thể hiện lòng yêu thương con người [1 đ]

b. Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm . Việc làm của hai bạn không phải là thể hiện đoàn kết tương trợ mà trong giờ kiểm tra chúng ta phải tự lực để đánh giá năng lực của bản thân . [1đ]

...............

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cập nhật: 05/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề