Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa 2022-2022

[Đề có đáp án]: Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp [khoảng 10 – 12 câu] nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong tác phẩm..

Phần I. [6 đ]

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Ở rừng mùa bày thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ta từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.

[Trích SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2018]

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Tác phẩm được trần thuật từ ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tác phẩm?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích trên

4. Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp [khoảng 10 – 12 câu] nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong tác phẩm em vừa xác định ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu có thành phần phụ chú [gạch chân, chú thích rõ]

Phần II. [4 đ]

Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là những câu thơ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Và khổ thơ thứ tư, nhà thơ Thanh Hải có viết:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

[Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, trâng 55 – 56, NXB Giáo dục 2018]

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?

2. Theo em, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì?

3. Khát vọng sống là được cống hiến hết mình cho cộng đồng của Thanh Hải không phải chỉ là khát vọng của một thế hệ những con người đã sống và đi qua chiến tranh. Nó còn là khát vọng chung của rất nhiều người dân Việt Nam trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực. Từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 2/3 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ

Phần I.

1. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

2. Ngôi kể: truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính

– Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể:

+ Phù hợp với nội dung tác phẩm

+ Câu chuyện chân thực hơn

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật

+ Tạo nên điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn

3.  Câu đặc biệt: “Mưa”. “Nhưng mưa đá”. “Gió”

Vai trò: Tạo nhịp nhanh, gợi tả sự hồi hộp của Phương Định, diễn tả chân thực và sinh động tâm lý của Phương Định khi đang lắng tai, tập trung chú ý vào sự xuất hiện các dấu hiệu của cơn mưa đá. Qua đó ta thấy được niềm vui, niềm hân hoan của Phương Định khi thấy mưa đá trên cao điểm

4. a. Hình thức:

– Đúng đoạn tổng – phân – hợp, đủ số câu

– Có thành phần phụ chú và phép thế

b. Nội dung: Làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định

*Câu chủ đề: Phương Định là người con gái hồn nhiên, trong sáng, có tâm hồn lãng mạn, giàu mơ mộng, trẻ trung, yêu đời.

– Tự tin về vẻ đẹp, thích soi gương, thích làm duyên và tỏ ra kiêu kì

+ Tự nhận xét mình là “Cô gái khá”

+ Được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững, kiêu kì

+ Cô không đi khom cũng chính vì sợ mất đi nét kiêu kì của mình

– Phương Định là người nhạy cảm, hay mơ mộng, hồi hưởng:

+ Phương Định thường nhớ về ngày tháng thanh bình ở thủ đô.

+ Một cơn mưa đá rơi xuống làm cô thẫn thờ, tiếc nuối và nỗi nhớ về kí ức đẹp lại dạt dào xô về

– Là người lạc quan, trẻ trung, yêu đời:

+ Cô thích hát: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”, “Tôi thích nhiều bài”

+ Cô thích mưa đá đến mức “vui thích cuống cuồng”, những niềm vui con trẻ lại “ nở tung ra say sưa, tràn đầy”.

*Nghệ thuật:

– Trần thuật theo ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả nội tâm nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực mà tinh tế

– Kể chuyện tự nhiên, ngôn ngwxsinh động

– Ở những đoạn có tính chất hồi tưởng, nhịp kể chậm, gợi nhớ những kỉ niệm thời niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình nơi quê hương.

Phần II.

1. – Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

– Ý nghĩa: Nằm trên giường bệnh trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng tác giả vẫn có những cảm nhận đẹp về mùa xuân thiên nhiên đất nước, vẫn có những ước nguyện cống hiến chân thành thiết tha. Từ đó thể hiện chủ đề cùa tác phẩm: tiếng lòng thiết tha yêu mến thiên nhiên và đất nước, yêu cuộc sống, khao khát mãnh liệt được gắn bó với cuộc đời, ước nguyện được cống hiến cho đất nước của tác giả.

2. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta

– “Tôi”: vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.

– “Ta”:

+ Tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện.

+ Cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó hoá thân thành cái ta.

+ Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.

3. Phần NLXH các em có thể trình bày và diễn đạt khác nhau miễn sao phù hợp và có tính thuyết phục. Dưới đây là gợi ý cách làm:

[1] Giải thích: Cá nhân là một con người cụ thể, một cá thể riêng biệt trong một môi trường xã hội, một tổ chức, một tập thể. Còn tập thể chính là một tổ hợp, tập hợp những cá nhân ghép lại, tụ tập lại, cùng nhau tham gia vào một hoạt động, một công việc chung nào đó

[2] Phân tích mối quan hệ: Trong cuộc sống này, các cá nhân, tập thể luôn luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.

*Mặt tích cực:

– Tác động của cá nhân tới tập thể:

+ Mỗi cá nhân khi thực hiện tốt mọi việc, mọi quy định sẽ xây dựng, tạo dựng và phát triển nên thành một tập thể tốt.

+ Cá nhân đồng lòng tạo nên sức mạnh lớn lao của tập thể.
[+ Dẫn chứng]

-Tác động của tập thể tới cá nhân:

+ Ngược lại một tập thể tốt là khi các cá nhân trong tập thể đó luôn có sự tôn trọng, bình đẳng, cùng quan tâm giúp đỡ nhau thực hiện vì một mục đích, một lợi ích chung.

+ Chính tập thể sẽ là điều kiện để cho các cá nhân có thể phát triển hơn, có sự trao đổi, trau dồi. Là nơi để cá nhân phải phấn đấu, phải nổ lực, hoàn thiện, cũng là nơi để cá nhân sẽ chia, cảm nhận được sự tồn tại cũng như lợi ích của mình. [+ Dẫn chứng]

*Mặt trái:

– Cá nhân có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả tập thể: Một bạn đua đòi, ăn chơi, không lo học hành, đến kì thi thì quay cóp, gian lận, lại hay chửi tục chửi bậy….làm cho nhiều người khó chịu, nhưng cũng khiến nhiều bạn học sinh khác noi theo.

– Tập thể cũng có trường hợp ảnh hưởng xấu tới cá nhân: nhiều trường hợp, tập thể lại không biết tạo điều kiện cho cá nhân phát triển đồng đều, hoặc có nhiều trường hợp còn lấy đi lợi ích cá nhân, khiến cho nhiều người bất mãn

[3] Lời khuyên, liên hệ bản thân

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2020 các trường THCS quận Cầu Giấy, Đống Đa, Sóc Sơn,... Đề sẽ được cập nhật mới liên tục kèm đáp án, các em chú ý theo dõi CCBOOK để không bỏ lỡ những đề thi học kì 2 lớp 9 hay nhất nhé]

Xem thêm: Đề thi chuyên Anh HN - Ams có đáp án chi tiết

Bộ 6 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 9 có đáp án

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Bộ sách ôn thi vào trường CHUYÊN đỉnh nhất

1, Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn 2020 – Quận Cầu Giấy

Phần I. [6,0 điểm]

Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Câu 1/ Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận cầu Giấy

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

 

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn sẽ được cập nhật liên tục kèm đáp án chi tiết TẠI ĐÂY

3/ Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ [gạch chân, chú thích rõ].

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

[Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017]

Câu 4 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận cầu Giấy

Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả.

Phần II [4,0 điểm]

Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Chị không khóc đó thôi, chị không tra cả nước mắt [1]. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục ma [2] Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó [3]

[Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017]

1/ Nhân vật "chị" trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu vẫn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó.

 Đề thi học kì 2 lớp 9 của Phòng GD ĐT quận Cầu Giấy

Câu 2 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận cầu Giấy

Câu [1] và [2] trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nảo? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.

3/ Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

2, Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn 2020 – Quận Đống Đa – THCS Láng Thượng

Phần I [6,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

“…Điện thoại reo, Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:

- Trinh sát chưa về!

Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn."

[Ngữ văn 9, tập hai]

Câu 1 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận Đống Đa

Đoạn trích trên rút từ tác phẩm nào, của ai? Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai, được miêu tả trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Đại đội trưởng hỏi thăm mà nhân vật “tôi” lại “gắt”. Dựa vào tác phẩm hãy giải thích: vì sao nhân vật “tôi” lại có tâm trạng như vậy ?

Câu 3 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận Đống Đa

Xét về cấu trúc câu, câu: “Và bom.” sử dụng kiểu câu gì? Hãy nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc biểu đạt nội dung?

Câu 4. Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ những tình cảm yêu thương, gắn bó mà nhân vật “tôi” dành cho những người đồng chí, đồng đội của mình trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu bị động và phép thế để liên kết [Gạch dưới, chú thích rõ].

Phần II [4,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! ... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng ... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác ...”.

[Trích " Lão Hạc”, Nam Cao, SGK Ngữ văn 8, tập hai, NXB GDVN]

Câu 1 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận Đống Đa: Phần văn bản trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo? Giải thích ngắn gọn lý do.

Câu 2: Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, theo em vì sao ông giáo lại nghĩ:

“Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vân đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác ...”

Câu 3 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn quận Đống Đa - nghị luận xã hội

Khi thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, điểm đáng buồn là có những người đã xa lánh, thậm chí kì thị những người từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với người bệnh. Song bên cạnh đó có điểm vui là sự chăm sóc tận tình, tích cực chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 của đội ngũ nhân viên y tế nước ta. Hãy viết một con văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về những người ở tuyến chống dịch này.

3, Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn 2020 – huyện Sóc Sơn

PHẦN I: [7,0 điểm]

Cho khổ thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

[Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập 2]

Câu 1 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn huyện Sóc Sơn

Tác phẩm Viếng lăng Bác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

2/ Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở dòng thơ thứ 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn huyện Sóc Sơn

Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiển” gợi liên tưởng đến nét đẹp nào trong tâm hồn của Bác?

4/ Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch [khoảng 12 câu] phân tích khổ thơ trên để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác, trong đó có sử dụng một câu bị động và câu có thành phần phụ chủ [gạch chân cầu bị động và thành phần phụ chú].

Câu 5 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn huyện Sóc Sơn

Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 có hình ảnh trăng và ghi rõ tên bài thơ, tên tác giả.

PHẦN II: [3,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau:

“…Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiều điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phần chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lôi nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến”.

[SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam]

Câu 1 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn huyện Sóc Sơn

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

2/ Tìm những thành ngữ, tục ngữ được dùng trong đoạn văn trên? Giải thích nghĩa một thành ngữ [hoặc tục ngữ] đó?

Câu 3 đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn huyện Sóc Sơn

Tìm những cụm từ được dùng để liên kết cấu theo theo phép thể trong đoạn văn.

4/ Đoạn văn lập luận theo cách nào và trình bày luận điểm gì?

Video liên quan

Chủ Đề