Hãy nhân xét về chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà thực dân Pháp cai trị nước ta

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

-  Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch.

- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.

* Nhận xét: 

Thông qua lợi dụng giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị...

- Tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại.

- Duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.

- Duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...

Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam một cách có quy mô. Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

Tổ chức bộ máy nhà nước

Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm có Việt Nam, Campuchia, Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ và Nam Kì theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu.

Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức dịch địa phương cai quản. Bộ máy chính quyền từ trung tương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

Chính sách cai trị về kinh tế

Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, ở Bắc Kì chỉ tính đến năm 1092 đã có đến 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm, riêng giáo hội Thiên chúa đã chiếm 1/4 diện tích cày cấy ở Nam kì. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.

Còn trong công nghiệp, trước hết bọn thực dân Pháp tập trung vào hoạt động khai thác than và kim loại. Chỉ tính riêng trong năm 1912 sản lượng khai thác than đã tăng gấp 2 lần sản lượng khai thác của năm 1903. Trong năm 1922 Pháp đã khai thác hàng vạn tấn quặng kẽm, hàng trăm tấn thiếc, đồng, hàng trăm kilogam vàng và bạc.

Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm. Rượu, đường, vải sợi…cũng đem lại cho chúng một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.

Thực dân Pháp xây dựng hệt thống giao thông vận tải nhằm tặng cường việc bóc lột kinh tế và dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Đường bộ vươn tới những nơi xa xôi hẻo lánh, đường thủy ven biển và kênh rạch ở Nam Kì được khai thác triệt để. Đến năm 1912 thì hệ thống đường sắt ở Việt Nam đã có tổng chiều dài lên đến 2059 km.

Để nắm giữ được sử độc quyền trong thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc thuộc đối tượng miễn thuế. Trong khi đó hàng hóa được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác thì phải chịu với mức thuế rất cao, có mặt hàng lên đến 120%, do đó mà hầu hết hàng hóa do Việt Nam sản xuất chủ yếu được xuất khấu qua Pháp.

Ngoài ra, Pháp còn tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp can thiệp vào Việt Nam. Trong đó nặng nhất phải kể đến thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, đồng thời chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt…

Chính sách trong văn hóa, giáo dục

Tính đến năm 1919 thì Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời kì phong kiến, song trong một số kì thi thì sẽ tổ chức thêm môn Tiếng Pháp. Về sau, do nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và cũng như tạo một lớp cho người bản xứ nhằm phục vụ cho công việc cai trị sau này, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã bắt đầu mở thêm trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.

Từ đó, hệ thống giáo giục phổ thông được chia làm ba bậc đó là:

– Bậc Ấu học ở thôn xã, tập trung dạy chữ Hán và Quốc ngữ;

– Bậc Tiểu học ở phủ, huyện tập trung dạy chữ Hán, Quốc Ngữ và tiếng Pháp được xác định là môn tự nguyện;

– Bậc Trung học ở tỉnh, dạy chữ Hán, Quốc Ngữ và chữ Pháp là môn học bắt buộc.

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến như sau:

1/ Ở các vùng nông thôn

Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho thực dân Pháp với số lượng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Một bộ phận đã cấu kết với đế quốc nhằm áp bức, bóc lột người dân. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phần các địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Chính những điều này đã khiến cho đời sống nhân dân ngày càng lâm vào tình cảnh khổ cực. Họ bị tước đoạt hết ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế vô lý và vô số các khoản phụ thu của chức dịch trong các làng,

Nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ, một số khác bỏ đi làm phu cho các đồn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ như cắt tóc, kéo xe… Một số còn lại thì làm công ở các nhà máy, hầm mỏ của tư bản Pháp và Việt Nam.

2/ Ở đô thị

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn thì còn có Nam Định, Hòn Gai, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn…

Cùng với sự phát triển của đo thị thì một tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện. Họ là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, đông nhất là các chủ hãng buôn bán. Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, sinh sống.

Ngoài ra, một tầng lớp đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này, đó là tiểu tư sản thành thị. Họ là các chủ xưởng thủ công nhỉ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp, như thông ngôn, nhà giáo, thư kí…cuộc sống của họ tuy có phầ dễ chịu hơn nông dân, công nhân và dân nghèo thành thị, song vẫn rất bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh nên rất tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công, thương nghiệp phát triển nên cũng dẫn đến sự hình thành của đội ngũ công nhân. Họ chủ yếu có xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền… Công nhân và gia đình của họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm đã có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt như tăng lương, giảm giờ làm…

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamMục LụcGVHD: Th.S Nguyễn Vinh ThắngChính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamPhần mở đầu.Việt Nam đã trải qua 61 năm Pháp thuộc, bắt đầu từ năm 1984 khi Pháp bắtbuộc triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mấtquyền cai trị ở Đông Dương. Mất chủ quyền, Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêngbiệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảohộ Bắc và Trung Kỳ. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanhchóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộcđịa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêuthụ. Cùng với đó là vô số chính sách đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế, văn hóa.Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.Để tìm hiểu rõ hơn về chính sách cai trị của thực dân Pháp cùng những gì đãhọc được ở môn “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam” nên emchọn đề tài “Trình bày những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vàocuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” để làm bài tiểu luận cuối kỳ cho môn “Đường lốicách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam”.Đề tài: Trình bày những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX gồm 3 chương:Chương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Chương 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp.Chương 3: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng2Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamChương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉXX.1. Tình hình thế giới1.1 Chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nóGiữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự docạnh tranh sang giai đoạn độc quyềnNền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh -> Yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫntới những cuộc chiến tranh xâm lược của các quốc gia PK phương Đông, biến cácquốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa.1.2 Sự ra đời của chủ nghĩa Mác –LeeninGiữa thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triểnmạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũkhí, tư tưởng của giai cấp công nhân.→Chủ nghĩa Mác Leenin ra đời.1.3 Cách mạng Tháng Mười Nga và quốc tế cộng sảnNăm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi→ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nướcvà là 1 những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của các nướctrên thế giới.Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập→ Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản với công nhân quốc tế.Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền làm cho đời sống của nhân dân vôcùng cực khổ → mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân,phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.Kể từ khi chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong tràoyêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cáchmạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa MacLênin là nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng3Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamThắng lợi của cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cáchmạng Tháng Mười Nga như tiếng sét đánh thưc nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàngthế kỷ nay. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng về giải phóng dântộc cho nhân dân Việt Nam - Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việctruyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.2. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt NamVào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là mộtquốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, vănhóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểuhiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưngcuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượngdân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kémxảy ra liên miên.Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của Nhànước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏacảng” của nhà Nguyễn đã làm cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”,đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kếtdân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vànhở Nam Định, Thái Bình [1821], của Lê Duy Lương ở Ninh Bình [1833], Lê VănKhôi ở Gia Định [1833], của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng [18331835]…→ Điều đó đã tọa điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược năm 1858.Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắnphá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam. Sau khi tạmthời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từngbước tiến hành xây dựng bộ máy thống trị ở Việt Nam.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng4Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamChương 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp.Thực dân Pháp chiếm nước ta với 2 bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ướcPatonốt 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâudài của thực dân Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta TDPnhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thácthuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trườngtiêu thụ:1. Về kinh tếThực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủnhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyênvật liệu cho chúng:o Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.o Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý [thuế thân, thuế chợ, thuế đò…]o Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tốiđa kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu.o Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa.Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lầnthứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất [1914-1918], chúng tiến hành chươngtrình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy môlớn, tốc độ nhanh.Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tếViệt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nênnhững đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dânPháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nướcta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóclột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt NamGVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng5Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Namkhông thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tếViệt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánhchiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hànhnhững cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mởrộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã khai tháckhoáng sản của đất nước ta. Bộ máy cai trị được hình thành. Chúng xây dựng cácnhà máy điện, nước, xi măng, dệt,..., lập các đồn điền, mở mang đường xá để vơvét tài nguyên và bóc lột sức lao động của người dân nước ta.Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá vàcung cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bảnPháp. Vào giai đoạn đầu, thực dân Pháp chỉ mới chú trong vào hai lĩnh vực chủ yếulà nông nghiệp và khai mỏ.Nông nghiệp: Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền“khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ngay sau đó, Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai,lập các khu đồn điền lớn để trồng cao su, thứ cây công nghiệp mà Pháp coi trọngkhi đó.Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại. Tuy nhiên Phápkhông xây nhà máy luyện kim tại Việt Nam, tất cả kim loại khai thác được chở vềPháp. Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp.Phương thức hoạt động là tận dụng nhân công lao động rẽ mạt, sao cho chi phí sảnxuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao.Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phụcvụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp,Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cầnđều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác, nhữngGVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng6Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Namhàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của các nước khácthì Việt Nam vẫn phải mua của Pháp.Tiến hành chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột công rẻ mạc,mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp, độc quyền về kinh tế để dễbề ve vét, độc hành về thuế và phát hành giấy bạc, duy trì hình thức bóc lột phongkiến, kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước taphụ thuộc vào kinh tế Pháp.Đặc biệt chúng độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện: Về muối : Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, đặc biệt lại là một sảnphẩm vô cùng quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam, là thành phầnvô cùng cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn.Muốn muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua cácthứ rau, tất cả đều phải có muối. Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm nếp, ăncháo trắng lót lòng cũng phải có muối. Nói tóm lại, bất kỳ món ăn nào cũngphải có muối. Chính vì thế mà đối với người Việt Nam, muối trở thành mộtsản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo. Hơn nữa, nước ta không cómỏ muối. Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được sản xuất quaphương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi hết,chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán. Dotình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát lài lài, thoai thoải bằngbằng mới có điều kiện để sản xuât muối. Những vùng bờ biến dốc đứngkhông có điều kiện sản xuất muối. Những yếu tố này đã khiến cho muối trởnên khan hiếm ở trên thị trường. Biết được những yếu tố quan trọng này, cácnhà làm chính sách thuế khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp – Vaticannghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối. Qua chính sáchđánh thuế bất nhân này, chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp –Vatican một khỏan tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ởĐông Dương.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng7Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam Về rượu : Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sốngvăn hóa của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Với các quốc giaĐông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trởthành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa củangười dân. Cũng vì thế mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ lạc, đámcưới, đám tang, cúng tế và những cuộc hôi ngộ giữa các bạn bè thân thiết haytrong những bữa tịêc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong bữa cơm vui đón mừngngười đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu. Ở nước ta, rượu cũng vôcùng quan trọng, trong thời xưa, bất bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay haigia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thôngdụng, không bao giờ khan hiếm. Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trongnếp sống văn hóa của người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắmtrọn quyền kiểm sóat tất cả mọi ngành sinh họat trong xã hội, Giáo Hội LaMã và thực dân Pháp bèn quyết định nắm độc quyền sản xuất và phân phốirượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ số lượng ruợu theođúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra. Với việc nắm trong tay độc quyền sản xuấtrượu trong nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm, mà còncó khả năng không chế và đầu độc nhân dân ta. Về thuốc phiện : Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vô cùngnguy hiểm cho những người hút và gia đình họ. Thế nhưng, từ khi dân ta rơivào ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican, thuốc phiện lại do chínhquyền chủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thốngphân phối, khuyên khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho kháchhàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này. Như vậy là chínhquyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thànhphần khá giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làmhư hại cả cuộc đời. Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hútthuốc phiện như vậy, thì dân nước sẽ không còn ý chí đấu tranh để tự tồn, đểmặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụnbại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài. Tuynhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dântộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách độc quyền nhậpcảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phi cho bộ máy cai trịtại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong bộGVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng8Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nammáy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lộtdân ta.chế và đầu độc nhân dân ta.2. Chính trịChúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọiquyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyềnĐông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứcác tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án..., biến vua quan Nam triềuthành bù nhìn, tay sai.Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấutranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rấtthâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳđó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp,xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung,Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ,giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam,Campuchia,Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành:Dùng chính sách "chia để trị": Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồilập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ [theochế độ cai trị khác nhau]. Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác, giữa miềnxuôi- miền núi, giữa các tôn giáo...Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu các xứ và tỉnh là các viên quan ngườiPháp.Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn làlàng xã, do các chức tịch địa phương cai quản.Bộ máy chính quyền từ trung ươngtới địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nướccủa nhân dân ta và khủng bố, cấu kết với địa chủ.Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phongkiến nhà Nguyễn.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng9Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamThực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặngnề. Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từtrung ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng.Chương 3: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX.1. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản.Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ướchácmăng [Harmand] năm 1883 và Patơnốt [Patenôtre] năm 1884, đầu hàng thựcdân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:Phong trào Cần Vương [1885 – 1896], khởi nghĩa Yên ThếPhong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản như:Phan Bội Châu với phong trào Đông Du [1906- 1908] và Việt Nam QuangPhục Hội [1912]Phan Chu Trinh với phong trào Duy TânPhong trào Đông Kinh Nghĩa ThụcPhong trào đấu tranh của tư sản chống các thế lực tư bản nước ngoài, chốngđộc quyền, đòi cải cách dân chủPhong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản thành thịTrước yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam, các phong trào đấu tranhchống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng. Mục tiêu của cáccuộc đấu tranh thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưngtrên các lập trường giai cấp khác nhau, cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thấtbại.Mặc dù thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuốithế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là sự tiếp nối truyềnthống yêu nước, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc ViệtNam.Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp dẫn đến sựkhủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra phải tìm mộtGVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng10Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Namcon đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyềnlợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cáchmạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công2. Phong trào yêu theo khuynh hướng vô sản:- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức choviệc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919, Người lập hội Việt Nam yêu nước, đến với cách mạng thángMười Nga Tháng 7 – 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luậncương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng 12 – 1920, Người tham dự Đại hội Đảng xã hội Pháp, bỏ phiếu tánthành việc ra nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sảnPháp Từ đây, Người xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, vạch phươnghướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác vàchuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1921, sáng lập báo người cùng khổ, nhân đạo, đời sống nhân dân. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu [TQ] thành lập HLH các dântộc bị áp bức. Năm 1925, viết Bản án chế độ thực dân Pháp, thành lập Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên. Năm 1927, xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh. Năm 1929, Chủ nghĩa Mác-Lênin đã thâm nhập vào Việt Nam.Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở ViệtNam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với nhữnghình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốccủa giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản ViệtNam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờlãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sảnđã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm chochủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước,GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng11Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Namnhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một conđường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại vànhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.3. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã pháttriển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một đảng cách mạng.Yêu cầu khách quan đó tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấutranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên các tổchức cộng sản ở Việt Nam.Phong trào Vô sản hoá [1928] của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên diễn ramạnh nhất là ở Bắc Kỳ, làm cho phong trào cách mạng ở đây phát triển sôi nổi hơn,yêu cầu thành lập đảng cộng sản cũng xuất hiện sớm hơn. Cuối tháng 3-1929, mộtsố phần tử tiên tiến họp ở nhà số 5 Đ để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên. Chi bộtích cực chuẩn bị để đi đến thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt NamCách mạng Thanh niên.Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội,quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ,quyết định xuất bản báo Búa liềm và cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thờicủa Đảng.Trước nhu cầu của phong trào cách mạng và với sự ra đời của Đông DươngCộng sản Đảng, một số hội viên tiên tiến trong bộ phận của Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên ở Trung Kỳ và Nam Kỳ vạch ra kế hoạch tổ chức đảng cộng sản.Ngày 25-7-1929, các đồng chí trong bộ phận Việt Nam Cách mạng Thanh niênhoạt động ở Trung Quốc gửi Đông Dương Cộng sản Đảng một bức thư thông báorằng họ quyết định lập một đảng cộng sản bí mật, còn ""Thanh niên"... giữ nguyênđể cải tổ dần...". Một số hội viên giác ngộ nhất của Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên hoạt động ở Trung Quốc được tổ chức thành một chi bộ với danh nghĩachi bộ của An Nam Cộng sản Đảng. Một số chi bộ cộng sản lần lượt thành lập ởNam Kỳ. An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 8 năm 1929 và khoảng tháng11-1929.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng12Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamTuy hai tổ chức cộng sản trên hoạt động riêng rẽ, thậm chí còn công kích lẫnnhau, song từ sự ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đến sự xuất hiện cáctổ chức cộng sản là một xu thế phát triển khách quan của phong trào cách mạngViệt Nam lúc bấy giờ.Tân Việt cách mạng Đảng ra đời là kết quả của sự phân hoá nội bộ các nhómtiểu tư sản yêu nước trong cuộc đấu tranh giữa hai đường lối cách mạng vô sản vàtư sản trong phong trào dân tộc Việt Nam. Tân Việt ra đời và hoạt động trong điềukiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngày càng phát triển, lý luận Mác Lênin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn ái Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến TânViệt, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến đi theo Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên.→ Chỉ trong bốn tháng ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản ra đời, điều đó chứng tỏxu thế thành lập đảng cộng sản đã trở thành tất yếu của phong trào dân tộc ở ViệtNam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở ở nhiều địaphương trong cả nước và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của quầnchúng. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nôngdân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất và phong trào bãi khóa củahọc sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dântộc, dân chủ khắp cả nước.Hậu quảChính sách khai thống trị vô cùng phản động và chương trình khai thác thuộcđịa của thực dân Pháp để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nước ta, làm cho nềnkinh tế nước ta sa sút nghiêm trọng các tệ nạn xã hội phát triển, xã hội phân hóa hếtsức sâu sắc. Xã hội nảy sinh mâu thuẫn ngoài mâu thuẫn cơ bản đã tồn tại là mâuthuẫn giai cấp xã hội còn nảy sinh thêm mẫu thuẫn mới đó là mẫu thuẫn giữa nhândân ta và đế quốc Pháp xâm lược đây là mâu thuẫn dân tộc cần phải được giảiquyết trước đem lại độc lập tự do cho đất nước. Ngoài ra trong xã hội còn xuất hiệncác giai cấp mới ngoài các giai cấp cơ bản là nông dân, địa chủ phong kiến xã hộicòn xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tư bản, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tưsản trong đó giai cấp công nhân có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cáchmạng đấu tranh chống đế quốc giải phóng dân tộc. Toàn bộ thủ đoạn và chính sáchGVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng13Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Namcai trị của thực dân Pháp đối với nước ta nhằm làm cho dân nhân ta phụ thuộc vàochúng mọi mặt đồng thời để lại những hậu quả nặng nề đối với nước ta.Kết luậnTóm lại thực dân Pháp thực hiện chính sách cực kỳ phản động trên tất cả cácmặt kinh tế-chính trị-xã hội nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp. ViệtNam đã biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phongkiến, mất hẳn quyền độc lập, phụ thuộc vào nước Pháp về mọi mặt kinh tế, chínhtrị, văn hoá. Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:+ Một là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâmlược Pháp và bọn tay sai.+ Hai là: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân, vớigiai cấp địa chủ phong kiến.→ Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai phản động là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫnđó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt. Giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đườngcho đất nước phát triển là yêu cầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta lúcbấy giờ.Với các chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặn.Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ trungương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng. Thực hiện chính sách chiađể trị chúng chia đất nước ta ra thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, với mỗikỳ chúng lại thực hiện một chế độ chính trị riêng. Thủ tiêu mọi quyền dân chủ củanhân dân Việt Nam, đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta.Bằng các ý tưởng thâm độc xấu xa thực dân Pháp thực hiện chính sách kinhtế thực dân phản động và bảo thủ nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hànghoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho chúng. Thực hiện chính sách độc quyềnvề kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Đặt ranhiều thứ thuế vô lý [thuế thân, thuế chợ, thuế đò…]. Duy trì phương thức sản xuấtphong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đa kìm hãm nền kinh tế của nướctrong vòng lạc hậu. Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng14Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamCùng với chính sách kìm hãm và nô dịch nhân dân ta về văn hoá gây tâm lýtự ty vong bản, giam hãm và đầu độc nhân dân ta trong bề tăm tối, làm cho nhândân ta ngu để dễ bề cai trị. Khuyến khích các tệ nạn xã hội, các luồng văn hoángoại lai đồi trụy nhằm đầu độc nhân dân Việt Nam. Xây dựng nhà tù nhiều hơntrường học và bệnh viện. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của văn hoá tiến bộ vào ViệtNam kể cả văn hoá tiến bộ Pháp.Tài Liệu Tham Khảo1. Giáo trình đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam.2. Wikipedia.GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng15Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt NamNhận xét của giảng viên:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………GVHD: Th.S Nguyễn Vinh Thắng16

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề