Đề thi vào 10 môn văn 2023 hà nội năm 2024

Sau đây là đề thi và đáp án các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo công bố:

Môn Toán:

Đề thi:

Đáp án:

Môn Ngữ văn:

Đáp án:

Môn Tiếng Anh:

Đáp án:

Tổng hợp đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội năm 2023? [Hình từ Internet]

Học sinh nào sẽ được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển sinh vào lớp 10?

Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT thì Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10 khi thi tuyển sinh vào lớp 10, gồm:

[1] Nhóm đối tượng 1:

- Con liệt sĩ.

- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên.

- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên.

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

[2] Nhóm đối tượng 2:

- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%.

- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%.

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

[3] Nhóm đối tượng 3:

- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.

- Người dân tộc thiểu số.

- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quy định về độ tuổi theo học các cấp trong giáo dục phổ thông như thế nào?

Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Ngoài ra, còn có trường hợp học sinh được học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định theo các lớp, cụ thể là:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Sáng ngày 10/06, thí sinh hoàn thành môn thi đầu tiên Ngữ Văn năm học 2023 - 2024. Ngay từ sớm đã có rất đông phụ huynh và học sinh tập trung tại các điểm thi để chuẩn bị cho môn thi đầu tiên. Theo lịch thi của Sở GD&ĐT Hà Nội, môn Ngữ Văn có thời gian làm bài trong vòng 120 phút [từ 8 giờ đến 10 giờ] dưới hình thức tự luận.

Từ sớm, đã có rất đông các bạn tình nguyện viên, lực lượng chức năng hỗ trợ thí sinh tới trường dự thi tại điểm thi trường THPT Nguyễn Gia Thiều. [Ảnh: Thúy Hiền]

Học sinh lần lượt vào trường dự thi môn Ngữ Văn. [Ảnh: Thúy Hiền]

Thí sinh đầu tiên bước ra khỏi điểm thi trường THPT Nguyễn Gia Thiều trong tiếng vỗ tay hân hoan của các bậc phụ huynh và các bạn tình nguyện viên. [Ảnh: Thúy Hiền]

Thí sinh tại điểm thi trường THPT Việt Đức kết thúc buổi thi đầu tiên trong sự cổ vũ của mọi người. [Ảnh: Hương Uyên]

Kết thúc thời gian làm bài, các thí sinh tỏ ra khá thoải mái vì đề thi vừa sức, lượng kiến thức không quá nặng. Các câu hỏi có phần “dễ thở”, bám sát với thực tế và giúp các em học sinh thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân.

Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 năm học 2023 -2024. [Ảnh: Thúy Hiền]

Bước ra khỏi phòng thi, em Hoàng Chi [học sinh trường THCS Thượng Thanh] cười rạng rỡ, tự tin chia sẻ: “Em thấy đề thi năm nay tương đối dễ vì nó là văn xuôi, các câu hỏi nhỏ bọn em đều đã được học hết trong chương trình học vừa qua. Em thấy bài nghị luận xã hội năm nay hay, nó đề cập nhiều về vấn đề xã hội trong cuộc sống thường ngày, bám sát với thực tế đời sống".

Em Hoàng Chi rất vui vì làm được bài, hoàn thành xong môn thi đầu tiên [Ảnh: Thúy Hiền]

Cùng quan điểm với Hoàng Chi, em Nguyễn Tuấn Linh [học sinh trường THCS Ngọc Lâm] bày tỏ: “Đề thi Văn năm nay không phải khó, ở mức ổn và cũng dễ để phân loại học sinh. Nếu so sánh giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội thì em thấy bài nghị luận xã hội khó hơn một chút, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và nói lên quan điểm của mình nhiều hơn. Đối với đề thi này, em nghĩ trung bình các bạn đều có thể đạt được điểm 7 một cách dễ dàng".

Tuấn Linh khá thoải mái và hài lòng với bài thi của mình. [Ảnh: Thúy Hiền]

Em Phạm Linh Anh [học sinh trường Vinschool] cho biết, đề thi môn Văn năm nay không khó và nằm trong dự đoán của em: “Sau khi đọc đề, mặc dù không phải là bài mà em mong muốn nhưng em vẫn cảm thấy yên tâm vì đây là bài mà em đã ôn qua. Đề thi vừa sức đối với em nhưng em nghĩ nếu có thêm thời gian thì bài làm của em sẽ được trọn vẹn hơn".

Mặc dù đề không hỏi vào bài mà mình tự tin nhất, nhưng Phạm Linh Anh vẫn hoàn thành tốt bài thi môn Ngữ Văn của mình. [Ảnh: Hương Uyên]

Giống với Linh Anh, em Hà My [học sinh trường THCS Gia Thụy] cũng cho rằng đề thi năm nay không quá khó: “Em học khá môn Văn và khi ôn tập em cũng học đều tất cả các bài chứ không học tủ bài nào hết nên khi thi vào bài ‘Những ngôi sao xa xôi’ em cũng không bất ngờ lắm".

Hà My cho rằng đề thi năm nay vừa sức, học đều tất cả các bài học trong sách giáo khoa, tránh “học tủ” sẽ giúp các bạn thí sinh tự tin và vào đề nào cũng sẽ làm được dễ dàng. [Ảnh: Thúy Hiền].

Đối với Hoàng Trần Thu Linh [học sinh trường THCS Ngọc Lâm], đề nghị luận xã hội năm nay là đề mở nên mang tính phân hoá khá cao: “Theo em thấy phần nghị luận xã hội năm nay khó hơn so với phần nghị luận văn học.

Hôm nay tâm trạng em rất thoải mái, cộng với việc đề thi hỏi về Những ngôi sao xa xôi là bài mà em học kỹ, nên em đoán mình sẽ được khoảng 8 điểm. Em chỉ cảm thấy hơi tiếc vì gần hết giờ mới làm xong bài, còn ít thời gian để kiểm tra lại".

Hoàng Trần Thu Linh đánh giá đề thi có sự phân hoá ở câu hỏi nghị luận xã hội, nhưng em tự tin được 8 điểm. [Ảnh: Hương Uyên]

Chiều nay 10/06, các thí sinh tiếp tục bước vào bài thi môn Ngoại ngữ với thời gian làm bài 60 phút [từ 14h đến 15h]. Ngày mai, 11/06, các em sẽ hoàn thành môn thi cuối cùng là môn Toán.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề