Đi vệ sinh bao lâu là tốt

Đại tiện là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Cơ thể con người có nhu cầu ăn uống, tiêu hóa, sau đó thải các cặn bã qua đường tiểu tiện và đại tiện. Nếu bạn không đại tiện thường xuyên, các chất thải sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, rất dễ gây những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

Mối quan hệ giữa đường ruột và tuổi thọ

Ruột được ví là bộ não thứ hai của cơ thể con người vì nó có 100 tỷ tế bào thần kinh và chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiềm thức của chúng ta. Một phần lớn việc kiểm soát cảm xúc của con người bị ảnh hưởng bởi hệ thống thần kinh ruột. 

Trên thực tế, ngay cả khi chúng ta đang nghỉ ngơi, ruột vẫn phải hoạt động. Ngoài việc tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, ruột cũng sẽ tham gia vào quá trình điều hòa các chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả cảm xúc của con người. Ruột không chỉ là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể, mà còn gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc chống lại bệnh tật trong quá trình giải độc.

Dù ruột vô cùng quan trọng, nhưng nó cũng rất dễ bị tổn thương bởi những thói quen xấu trong cuộc sống. Do đó, muốn kéo dài tuổi thọ thì phải bắt đầu từ việc nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Muốn biết đường ruột khỏe hay không, bạn có thể dựa trên chính thói quen đại tiện để phán đoán. 

Hai thời điểm đi đại tiện chứng tỏ đường ruột khỏe mạnh, tương lai dễ sống thọ

Thông qua việc đại tiện, cũng có thể phán đoán được đường ruột có khỏe mạnh hay không. Đặc biệt nếu bạn có thói quen đi đại tiện vào 2 thời điểm này mỗi ngày, bạn có khả năng sống thọ hơn người khác.

1. Trong khoảng thời gian từ 5:00-7:00 sáng

Y học Trung Quốc cho rằng 5:00-7:00 giờ mỗi sáng là thời điểm kinh mạch ruột già của cơ thể con người bắt đầu hoạt động. Nếu hàng ngày cứ đến thời điểm này bạn đi đại tiện có nghĩa là chức năng trao đổi chất của ruột vẫn diễn ra bình thường.

Đây cũng được gọi là một trong những thời điểm tốt nhất để đi đại tiện. Sau một ngày ăn uống và sau một đêm ngủ, các chất độc và "rác" tích tụ lại trong cơ thể cần được đào thải ra ngoài. Khoảng thời gian 5-7 giờ sáng là thời điểm tốt nhất giúp dạ dày tiêu hóa tốt và tạo điều kiện cho các cơ quan khác hoạt động tốt hơn.

Nếu bạn đi tiêu vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của bạn và thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ.

2. Hai tiếng sau bữa ăn

Có một số người không thể thức dậy từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, không đi đại tiện được trong khoảng thời gian này cũng đừng quá lo lắng.

Nếu bạn có thể đi đại tiện khoảng hai giờ sau bữa ăn, đó cũng là thời điểm tốt. Bởi vì sau khi ăn xong, nhu động đường tiêu hóa được kích thích, phân mới được tạo ra sau khi thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ qua ruột. Lúc này phân cũ sẽ bị ép ra ngoài tạo cảm giác muốn đại tiện. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để đi đại tiện.

Đi đại tiện bao lâu là hợp lý?

Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là 3-5 phút, vì tuần hoàn máu gần hậu môn bị đẩy nhanh trong quá trình đại tiện. Nếu máu đọng lại ở đó quá lâu sẽ không tốt, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh trĩ.

Do đó, không nên suy nghĩ lung tung hoặc thực hiện các hoạt động khác khi đại tiện như đọc báo, bấm điện thoại, vì điều này sẽ ức chế trung tâm đại tiện và phân tán lưu lượng máu cần thiết, từ đó kéo dài thời gian đại tiện đáng kể.

Những thực phẩm giúp đường ruột trơn tru

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh hàng ngày, thường xuyên bị táo bón, hãy thử ăn những thực phẩm dưới đây để giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn.

Sữa chua: Sữa chua bổ sung các lợi khuẩn probiotic. Các vi sinh vật này sẽ chống lại các vi sinh vật có hại và hỗ trợ phân giải các chất như lactose thành chất cơ thể hấp thụ được. Sữa chua cũng giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thu và giúp giảm táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Táo: Táo có nhiều vitamin các loại như A, C, B9 và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, chúng còn chứa chất xơ hòa tan giúp bổ sung dưỡng chất, cân bằng đường ruột. Táo còn hỗ trợ tiêu hóa trong các trường hợp viêm dạ dày hay tiêu chảy, táo bón.

Chuối: Chuối có nhiều kali và vitamin C, B… và còn chứa nhiều chất xơ. Ăn chuối giúp giảm tình trạng đau dạ dày, táo bón…

Đu đủ: Chứa các chất dinh dưỡng cực đa dạng từ vitamin A, C... cho tới các vi lượng như magie, kali. Các chất này bảo vệ và xây dựng đường ruột. Đu đủ cũng có tác dụng trong việc giảm táo bón, đầy hơi.

Khoai lang: Chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp giảm tác động của viêm dạ dày và tốt cho đường ruột. Nó cũng rất phù hợp cho người ăn kiêng và mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm:

6 đặc điểm này trên cơ thể càng "xấu xí" thì càng khỏe mạnh, chị em đừng cố gắng sửa

Phụ nữ buổi sáng đi vệ sinh không thấy 4 điều này, chứng tỏ tử cung rất khỏe mạnh

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/du-nam-hay-nu-thuong-xuyen-di-ve-sinh-vao-thoi-die...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/du-nam-hay-nu-thuong-xuyen-di-ve-sinh-vao-thoi-diem-nay-chung-to-co-the-rat-khoe-manh-d299122.html

Theo HÀ VŨ. Dịch từ Sohu [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Sinh thường bao lâu đi đại tiện được? Các mẹ sau sinh rất hay gặp phải tình trạng táo bón nên rất quan tâm đến vấn đề này. Bài viết ngay sau đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin này cùng với một số biện pháp phòng tránh táo bón sau sinh hiệu quả.

Về vấn đề sinh thường bao lâu đi đại tiện được thì theo các bác sĩ, thông thường thời gian này sẽ là khoảng 2 đến 3 ngày sau sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể cũng có người đi cầu chậm hơn một chút.


Sinh thường bao lâu đi đại tiện được là thắc mắc của nhiều chị em sau sinh

Tuy tầng sinh môn bị rạch lúc sinh thường sẽ gây cảm giác chịu nhưng việc đại tiện sẽ giúp sản phụ đào thải được lượng lớn chất thải đang tồn tại suốt nhiều ngày trong cơ thể nên. Chính vì vậy, sau khi đi đại tiện lần đầu tiên sau sinh thường, bạn sẽ thấy bụng rất dễ chịu. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chị em nào cũng thuận lợi trong việc đi cầu. Trong đó, đa số trường hợp đều gặp phải tình trạng táo bón lâu ngày.

Nguyên nhân khó đi đại tiện sau sinh

Những nguyên nhân khiến sản phụ khó đi đại tiện hoặc bị táo bón sau sinh bao gồm:

  • Lượng hormone progesterone tăng cao trong suốt thai kỳ đã làm giảm tần suất và cường độ của các cơn co thắt ruột. Đồng thời, nó cũng khiến việc vận chuyển các chất thải trong ruột chập hơn nhằm mục đích tăng hấp thu chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thức ăn. Chính vì vậy, các khối chất thải trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài hơn.
  • Hệ tiêu hóa của sản phụ phải hoạt động chậm lại trong suốt quá trình chuyển dạ. Ảnh hưởng của các loại thuốc giảm đau được sử dụng khi sinh khiến việc đại tiện bị trì hoãn khá lâu.
  • Tử cung của người mẹ đã tăng kích thước trong thời kỳ mang thai, qua đó khiến cơ bụng và cả cơ hông giãn theo, thậm chí còn bị đứt gãy một số đoạn. Điều này đã khiến các cơ trở nên lỏng lẻo, mất dần sức co bóp, nhu động ruột hoạt động chậm chạp gây khó khăn đáng kể cho việc đại tiện.
  • Sau sinh, việc sản phụ thường nằm nhiều, vận động ít gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của nhu động ruột cũng là nguyên nhân gây táo bón.
  • Sản phụ ăn uống quá kiêng khem, ăn ít rau xanh hay ăn quá nhiều chất đạm từ thịt, tôm, cá,....gây nên tình trạng táo bón.
  • Việc rạch âm hộ trong quá trình sinh gây cảm giác đau, khiến sản phụ ngại đi đại tiện.

Cách đi đại tiện sau sinh

Có thể nói, nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón sau sinh khá rất phức tạp. Chính vì vậy, khi khó đi đại tiện, tốt nhất chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe, qua đó tìm ra phương hướng khắc phục phù hợp.


Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón

Sản phụ có thể khắc phục chứng khó đi đại tiện bằng 4 cách sau đây:

  • Chú ý đến hơn đến chế độ ăn uống: Ăn đủ chất, bổ sung thêm chất xơ có từ rau củ, hoa quả. Khoai lang, chuối, cà chua, rong biển , mức đắc, táo, lê, đậu nành...là những thực phẩm tốt cho tiêu hóa của phụ nữ sau sinh.
  • Ăn nhiều sữa chua: Những lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng kích thích hoạt động tiêu hóa của ruột và dạ dày tốt hơn, qua đó giúp sản phụ sau sinh hạn chế nguy cơ táo bón.
  • Uống nhiều nước: Phụ nữ sau sinh nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thanh lọc, làm sạch ruột và giải nhiệt cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng: Hai ngày sau khi sinh thường, sản phụ đã có thể ngồi dậy và di chuyển nhẹ nhàng trong phòng. Khi hết thời gian ở cữ, chị em cũng nên vận động cơ thể trung bình 15 phút mỗi ngày với các bài tập Yoga hoặc đi bộ...
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện: Đã áp dụng các phương pháp trên mà không có hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng táo bón thì sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến giúp làm mềm phân. Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng để tránh gây tác dụng phụ cho sức khỏe của bản thân và em bé.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giải đáp thắc mắc sinh thường bao lâu đi đại tiện được? cùng với một số vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai mới đẻ con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh.

Video liên quan

Chủ Đề