Địa tô là gì trong xhpk phương Đông

- Sản xuất nông nghiệp: + Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. + Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn [như ở phương Đông], hay trong các lãnh địa phong kiến [như ở châu Âu] với kĩ thuật canh tác lạc hậu. + Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.  - Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. * Cơ sở xã hội: - Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là: + Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh. + Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô. - Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

- Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ khoảng những thế kỉ cuối trước Công nguyên. Hình thành trong xã hội hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh, phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô. Trong điều kiện đó, vua chuyên chế không mất đi mà còn tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương. Các vương quốc thống nhất rộng hơn và chặt chẽ hơn. Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVII - XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến. Mục b b] Phương Tây: - Tây Âu bước vào chế độ phong kiến muộn hơn các nước phương Đông chừng 5 thế kỉ. Đế quốc Rô-ma sụp đổ, các vương công địa phương ra sức chia nhau ruộng đất và chiếm ruộng của nông dân làm lãnh địa. Bản thân họ trở thành lãnh chúa. Sau những cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất ở Tây Âu được đẩy mạnh. Bất đầu quá trình hình thành mầm mống của chủ nghĩa tư bản và của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản mới ra đời tuy còn non yếu nhưng đã tỏ rõ sức mạnh về kinh tế và tinh thần của nó, trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội, tích cực đấu tranh chống phong kiến trên các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật… Thế kỉ XV - XVI là giai đoạn hậu kì trung đại, giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến và chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Lịch sử lớp 7

Thế nào là chế độ quân chủ ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.

- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tâp trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người [vua- hoàng đế - Thiên tử...] mọi người phải phục tùng tuyệt đối.

Xem tiếp...

Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

- Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:

+ Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.

- Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:

Phương ĐôngPhương Tây

- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.

- Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ.

- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế...

- Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề,vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.

Xem tiếp...

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn [phương Đông] hay trong lãnh địa phong kiến [châu Âu].

- Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

Xem tiếp...

Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

- Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế dộ quân chủ [do vua đứng đầu] nhưng khác nhau về mức độ và thời gian:

- Ở phương Đông: chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua...

- Ở phương Tây: thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hòa, đế chế, thực chất đều là quân chủ, thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

Xem tiếp...

Đề bài

Câu 1:

Đề bài:

Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là

A. hình thành sớm [như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á] nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

B. hình thành muộn nhưng phát triển tương đối nhanh.

C. thời gian tồn tại của chế độ phong kiến ngắn.

D. không bị tư bản phương Tây can thiệp.

Câu 2:

Đề bài:

Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là

A. nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các công xã nông thôn.

B. sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đóng kín trong các lãnh địa.

C. ruộng đất do lãnh chúa nắm giữ và giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế.

D. kinh tế công thương nghiệp phát triển ngay từ đầu.

Câu 3:

Đề bài:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và lãnh chúa.

C. địa chủ và nông dân lính canh.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 4:

Đề bài:

Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng

A. địa tô.

B. lao dịch.

C. các loại thuế.

D. sưu dịch.

Câu 5:

Đề bài:

Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là

A. chế độ dân chủ.

B. chế độ quân chủ.

C. chế độ cộng hoà.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 6:

Đề bài:

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là

A. nông dân không nộp tô thuế cho địa chủ.

B. giai cấp tư sản đòi cải cách.

C. thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

D. kinh tế trong các lãnh địa phát triển.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục 1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

Lời giải:

Đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông là hình thành sớm [như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á] nhưng phát triển chậm chạp, bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

Chọn: A

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

Lời giải:

Những đặc điểm của nền kinh tế phong kiến ở phương Đông là nông nghiệp là ngành sản xuất chính, kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công, sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong các công xã nông thôn.

Chọn: A

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

Lời giải:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Chọn: D

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến

Lời giải:

Ở phương Đông và phương Tây, địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

Chọn: A

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhà nước phong kiến

Lời giải:

Thể chế nhà nước do vua đứng đầu được gọi là chế độ quân chủ.

Chọn: B

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 3. Nhà nước phong kiến.

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ phong kiến châu Âu là thành thị xuất hiện, kinh tế công thương nghiệp phát triển.

Chọn: C

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề