Răng lấy tủy sống được bao lâu

Răng đã lấy tủy là răng bị tổn thương hoàn toàn, chiếc răng này coi như là răng “chết”. Vậy răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu tủy răng là gì mà lại quan trọng đối với răng như vậy.

Tủy răng là gì?

Tủy răng là phần mô sống, trung tâm của răng chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác của răng. Tủy răng bao gồm 2 phần tủy chân răng và tủy thân răng.

Răng đã lấy tủy sẽ không còn chắc chắn và khỏe như răng còn tủy.

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Răng đã lấy tủy coi như răng “chết” do không còn được nuôi dưỡng nên sẽ không có cảm giác về nhiệt độ, thức ăn, không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài.

Răng đã lấy tủy sẽ không thể có thời gian tồn tại lâu như các răng thật khác. Do răng lấy tủy rất dễ giòn và vỡ nếu gặp tác động mạnh. Các răng thật được tủy nuôi sống vào bồi tụ thêm các chất dinh dưỡng hàng ngày nên sẽ chắc chắn hơn.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời o? tuổi thọ bao lâu

Các răng đã lấy tủy tuy độ cứng chắc vẫn giống với răng bình thường nhưng sau vài năm sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Các răng đã lấy tủy có thể tồn tại từ 15 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt.

Để bảo vệ răng đã lấy tủy tốt nhất, các bạn nên sử dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng.

Ưu điểm của phương pháp bọc răng sứ

  • Màu răng hài hòa với răng thật, tráng sáng, có độ bóng tự nhiên, không bị đục, hở kẽ, đen viền.
  • Răng sức khớp với răng thật từ tỷ lệ, kích cỡ, các gờ rãnh thân răng
  • Ăn nhai đảm bảo, răng có độ chắc bền cao, chống mòn, không bị vỡ mẻ

Trám răng lấy tủy là phương pháp sử dụng vật liệu nhân tạo đắp lên thân răng nhằm bảo vệ thân răng khi đã lấy tủy. Trám răng giúp phục hồi chức năng ăn nhai sau khi thực hiện việc lấy tủy răng.

Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Răng đã lấy tủy sẽ có sức chịu lực kém hơn so với các răng khác. Khi bị tác động của quá trình niềng răng như lực kéo từ mắc cài, răng đã lấy tủy có thể sẽ không di chuyển được tốt giống như răng bình thường.

Thời gian sau khoảng 1 năm từ lúc lấy tủy răng của bạn trở nên yếu đi do bị sừng hóa, sức nhai của chiến răng này cũng giảm hẳn đi. Do đó, nếu răng bạn đã lấy tủy trong thời gian dài thì khả năng đáp ứng việc chỉnh nha của răng là rất kém. 

Thời gian tốt nhất để có thể niềng răng cho răng đã lấy tỷ là trong 1 năm đầu từ khi lấy tủy. Vì vậy, nếu cần niềng răng bạn sẽ phải làm ngày trong 1 năm đầu để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc răng đã lấy tủy có niềng được không sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể vào thời điểm niềng răng của chiến răng đó. Tuy nhiên, hầu hết răng đã lấy tủy đều có các biện pháp khắc phục để tiến hành niềng răng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Răng đã lấy tủy có nên bọc lại?

Răng đã lấy tủy thường được gọi là những chiến răng “chết” do đó, răng này sẽ rất giòn, dễ nứt, vỡ do không còn tủy nuôi răng. Răng đã lấy tủy nên bọc lại càng sớm càng tốt vì sẽ bảo vệ răng tốt, hiệu quả hơn.

Cách chăm sóc răng đã lấy tủy

Để răng đã lấy tủy bền lâu không bị rụng, nứt, vỡ sớm các bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý để vừa bảo vệ răng miệng vừa kéo dài thời gian sử dụng cho răng.

Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai các thức ăn nóng, quá lạnh cũng cần tránh để tránh phần lợi răng bị kích ứng. Ăn thức ăn quá cứng thậm chí lập tức gây ra tình trạng nứt, vỡ răng.

Đánh răng đúng cách: Sử dụng bàn chải răng mềm và đánh răng đúng cách theo chỉ dẫn. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng diệt khuẩn sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại bám vào kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được. Thảo dược súc miệng Yên Tử là loại nước súc miệng rất phù hợp với bệnh nhân mắc phải tình trạng này.

Thảo dược súc miệng Yên Tử giá bán 199.000

Do thảo dược súc miệng Yên Tử có hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh khiến vùng lợi răng luôn khỏe mạnh, răng chắc chắn hơn. Ngoài ra, răng đã lấy tủy cũng sử dụng rất phù hợp trong trường hợp răng đã lấy tủy vẫn còn đau hoặc bị lung lay.

Định kỳ kiểm tra răng thường xuyên: Ngoài ra, các bạn cũng nên định kỳ kiểm tra răng miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín 6 tháng/1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như phát hiện các bệnh có thể mắc phải hoặc đã mắc phải để nha sĩ đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là bài viết “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?”. Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc về các vấn đề răng miệng vui lòng gọi điện tới số hotline để được tư vấn miễn phí.

Chúng tôi sẽ rất vui nếu được giúp đỡ bạn!

>> Chân răng bị hở phải làm sao để khỏi

Thông tin các bệnh răng miệng

Lượt xem : 1887

Chào bác sĩ Đăng Lưu !. 

Răng em bị sâu đã lâu và do chủ quan cho nên nó bị tổn thương tới tủy. Mới vừa rồi em đi khám và bác sĩ cho e biết là em bị viêm tủy cần chữa ngay. Em mới đặt thuốc diệt tủy. Em nghe nói diệt tủy thì tủy sẽ chết và chiếc răng chữa tủy cũng là răng chết. Nhưng em vẫn chưa rõ lắm vấn đề là sau khi chữa tủy thì chiếc răng này sẽ tồn tại được bao lâu, nó sẽ như vậy mãi hay nó sẽ mất đi sau một thời gian. Mong bác sĩ cho em câu trả lời chính xác nhất là thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy là bao lâu ? Em xin cám ơn ạ.

Phương An [ Đồng Nai ]

Trả lời.

Nha khoa Đăng Lưu cám ơn bạn Phương An đã chia sẻ câu hỏi thắc mắc với chúng tôi. Với câu hỏi của ban: Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy là bao lâu?   bác sĩ chuyên khoa của nha khoa chúng tôi trả lời như sau :

Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy.

Bạn An thân mến! Chính xác như bạn biết thì chiếc răng đã chữa tủy sẽ được xem là chiếc răng chết và nó không còn chức năng gì nữa. Có chăng chỉ là hình thức thẩm mỹ cho khuôn miệng mà thôi.

Khi chiếc răng đã được đặt thuốc diệt tủy thì sau một thời gian tủy sẽ chết và bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để hút sạch tủy chết và làm sạch ống tủy trong răng. Chiếc răng chính thức rơi vào trạng thái vô cảm. Nó sẽ không có bất kỳ một cảm giác gì nữa, dù bị kích thích cũng sẽ không có bất kỳ một cảm biến nào.

Thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy được khoảng 1 năm

Chiếc răng đã chết tủy cũng không thể thực hiện chức năng ăn uống thông thường, và cũng không thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn.

Sau khi điều trị tủy khoảng một năm hoặc hơn một chút thì chiếc răng này bắt đầu bị sừng hóa và nó trở nên dễ bị hư hỏng, dễ bị sứt, vỡ…nhất là khi có lực kích thích vào, ngay cả lực nhẹ cũng có thể làm cho răng bị vỡ.

Nếu muốn bảo tồn chiếc răng đã bị chết tủy này bạn có thể lựa chọn thực hiện một phương pháp phục hình nha khoa hoặc cũng có thể nhổ bỏ nó đi và thay thế vào vị trí đó là một chiếc răng sứ giả. Răng sứ giả sẽ giúp bạn thực hiện chức năng ăn uống tốt như răng thật và đảm đương luôn hình thức thẩm mỹ cho khuôn miệng.

Biện pháp kéo dài “tuổi thọ” cho răng đã chữa tủy

Như đã nhắc ở trên, để có thể kéo dài tuổi thọ cho răng sứ, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:

Trám răng thẩm mỹ

Ngay sau khi bác sĩ lấy sạch tủy răng, để bớt lo nghĩ răng thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy bạn có thể yêu cầu thực hiện luôn phương pháp trám răng thẩm mỹ.

Trám răng để kéo dài tuổi thọ cho răng

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng trong nha khoa để đắp lên thay thế các vùng răng đã mất giúp tạo hình răng đẹp hơn và ăn nhai tốt hơn và chiếc răng cũng tồn tại được lâu hơn

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian chỉ 10 -20 phút/1 thân răng

Chi phí thấp

Hiệu quả nhanh chóng

Đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Nhược điểm:

Độ bền của vết trám ngắn, dễ bong tróc nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật

Tuy nhiên ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nhược điểm về độ bền lâu của vết trám hầu như đã được khắc phục dứt điểm.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ để chụp bọc toàn phần răng thật từ rìa cắn cho đến sát viền lợi, bao gồm cả mặt trong và mặt ngoài.

Bọc răng sứ là phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ cho răng chữa tủy

Ưu điểm: 

Phù hợp với nhiều trường hợp răng hư tổn

Bảo vệ tối đa phần răng đã chữa tủy

Đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật

Độ bền khá cao từ 5 -25 năm tùy từng chất liệu của mão sứ

Nhược điểm:

Chi phí cao hơn phương pháp trám răng

Thời gian điều trị cũng lâu hơn, phải qua ít nhất  2 lần hẹn gặp bác sỹ

Phải mài nhỏ răng gây xâm lấn đến mô răng thật

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thời gian tồn tại của răng đã chữa tủy và một vài biện pháp để duy trì tuổi thọ cho răng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ trực tiếp nha khoa Đăng Lưu để bác sĩ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.

    Tag:
  • lấy tuỷ
  • tư vấn nhổ răn
  • Tư vấn trám răng

Video liên quan

Chủ Đề