Diễn văn khai mạc lễ hội đình làng truyền thống

Khai mạc lễ hội truyền thống đình làng Cát Tường - Nét đẹp văn hoá nơi đồng chiêm Bình Lục

​Trong không khí tưng bừng phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, cùng toàn Đảng - toàn quân - toàn dân ra sức thi đua thành lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước, thôn Cao Cát đã long trọng tổ chức "Lễ hội truyền thống đình làng Cát Tường" từ 5-7/3/2023 [tức 14-16/2 năm Quý Mão] nhằm tưởng nhớ và tri ân các vị thánh nhân đã có công với dân với nước.

Theo sử sách ghi chép lại, đình làng Cát Tường được xây dựng vào năm 1838. Đình thờ Thành hoàng Đức Sỹ Vương [Húy Nhiếp]. Ngài sinh năm 137 sau Công nguyên, tiên tổ người nước Lỗ, sang ở quận Thượng Ngô nước ta. Thành hoàng Đức Sỹ Vương từng thi đỗ các văn bằng, giữ chức Thái thú quận Giao Chỉ, rồi kiêm quản bảy quận Giao Châu. Ngài được biết đến là người khoan dung, trung hậu, cách cai trị dân có phép tắc, chăm lo dạy bảo dân, an dân nên quận Giao Châu được yên ổn, mở mang học hành. Ngài được các triều đại vua Tự Đức, vua Đồng Khánh, vua Duy Tân phong 5 đạo sắc. Ngài mất năm Bính Ngọ 226.

Năm 1995, đình làng Cát Tường được trùng tu xây dựng và thờ Hùng Vương thứ 18 tên là Huỳnh Duệ Vương, đồng thời thờ các anh hùng liệt sỹ của quê hương đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngoài ra, đình làng Cát Tường từng thờ Thần nông Đức Lãnh Minh [ngài được các triều đại vua Cảnh Hưng, vua Thành Thái, vua Duy Tân, vua Khải Định phong 4 sắc]. Năm 2017, đền thờ Thần nông Đức Lãnh Minh đã được xây dựng lại tại khuôn viên chùa Cát Tường.

Lễ hội truyền thống đình làng Cát Tường là dịp để nhân dân tri ân vị thánh thần - Đức mẫu đã có công với đất nước; là biểu tượng đặc trưng của làng quê, cây đa - giếng nước - sân đình; làm phong phú thêm đời sống văn hoá - tinh thần; thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo, hướng về cội nguồn và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là dịp để nhắc nhở cho con cháu hôm nay và mai sau biết trân trọng, lưu giữ những nét đẹp văn hoá của quê hương, đồng thời đưa lễ hội đình làng trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Với những giá trị nhân văn, ý nghĩa như vậy, lễ hội truyền thống đình làng Cát Tường hội tụ đông đảo bà con nhân dân để tri ân công đức các vị thánh thần và cùng nhau cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Sau lễ hội, cán bộ và nhân dân thôn Cát Tương đồng lòng đoàn kết thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tích cực học tập, công tác, lao động sản xuất, tập trung gieo cấy, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh, quyết tâm giành vụ Chiêm Xuân 2023 thắng lợi.

Sáng ngày 29/4, tức ngày mùng 10/3 năm Qúy Mão, tại Đình làng Tân Cốc, UBND xã Tân Thành đã tổ chức khai mạc lễ hội Đình làng Tân Cốc năm 2023.

Các đại biểu về dự lễ hội

Về dự khai mạc lễ hội có đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch; đại diện các phòng chuyên môn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch; đại diện các ban, ngành của huyện; các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền và trưởng các ban ngành, đoàn thể địa phương.

Tham dự khai mạc lễ hội có các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng xóm của các xóm trong xã, đông đảo con em xa quê và Nhân dân địa phương.

Lãnh đạo UBND xã Tân Thành báo cáo giá trị lịch sử di tích

Đình làng Tân Cốc, xã Tân Thành được xây dựng cách đây khoảng 600 năm từ thời nhà Lê, cùng với công cuộc khai hoang, tạo lập làng xã của 16 dòng họ “Thập lục gia tiên tổ”. Hiện nay, tại di tích còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật như: Bia đá, bài vị mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII đã chứng minh cho lịch sử hình thành của di tích. Nơi đây trở thành nơi thờ vị thần Linh Lang đại vương và thủy tổ của 16 dòng họ trong làng. Theo truyền thuyết Linh Lang là Hoàng tử của vua Lý Thái Tông [1028- 1054] và cung phi Phương Nương. Sau khi có công đánh giặc cứu nước, Hoàng tử đã hoá thành Giao Long trườn mình về Hồ Tây. Vì vậy, Hoàng tử Linh Lang là một vị thần có nguồn gốc liên quan đến tín ngưỡng thờ thuỷ thần, một tín ngưỡng được hình thành và phát triển gắn liền với cư dân nông nghiệp trồng cây lúa nước. Hoàng tử Linh Lang được các triều đại phong kiến thời Hậu Lê, thời Nguyễn ban tặng cho 20 đạo sắc phong ghi nhận công lao đóng góp của Hoàng tử. Nhớ công đức của thần, nhà vua cho lập đền thờ phụng. Cùng với nhiều nơi trong cả nước, Nhân dân xã Tân Thành coi Linh Lang Đại Vương là thành hoàng làng và thờ tại đình làng Tân Cốc.

Các đại biểu về dự và tặng hoa chúc mừng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Đình làng Tân Cốc là nơi che trở nhiều đơn vị bộ đội luyện tập trên đường hành quân, sung trận trên khắp các chiến trường diệt giặc cứu nước. Ngoài ra, Đình làng còn là nơi giúp nhân dân địa phương trong quá trình sản xuất lúa gạo… Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển, Đình làng Tân Cốc là trụ sở làm việc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong những năm tháng còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, giúp Đảng bộ và Nhân dân địa phương vượt qua mọi khó khăn, vươn lên xây dựng quê hương Tân Thành ngày càng giàu đẹp.

Màn múa Lân chào mừng lễ hội

Trải qua từng giai đoạn lịch sử, Đình Làng Tân Cốc đã xuống cấp và được trung tu, tôn tạo nhiều lần. Trên câu đối toà tiền đường, trung đường, cung cấm còn lưu giữ dòng chữ Hán ghi niên đại tu sửa vào các năm Gia Long Kỷ Mùi [1819], Tự Đức 6 [1853], Kiến Phúc Giáp Thân [1884]. Hiện nay công trình kiến trúc đình làng Tân Cốc được xây dựng trên một khuôn viên rộng gần 6000m2 gồm các hạng mục: cổng, nghi môn, sân vườn, bình phong, khu Văn chỉ và công trình kiến trúc trung tâm với các toà tiền đường, trung đường, cung cấm. Các công trình kiến trúc của đình làng Tân Cốc được lắp dựng bằng vật liệu gỗ lim với gần 20 gian lớn nhỏ. Mặc dù qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo song các hạng mục kiến trúc của đình vẫn bảo lưu được phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Đặc biệt tại di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị về nghệ thuật mang phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII như: Bia đá niên hiệu Chính Hoà 18 [1697], hệ thống ngai và bài vị thờ Đức thánh Linh Lang đại vương, kiệu bát cống, đã góp phần tôn thêm giá trị cho công trình kiến trúc. Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, ngày 11 tháng 9 năm 2013, Đình làng Tân Cốc, xã Tân Thành được UBND tỉnh Nam Định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn giá trị di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật Đình làng luôn được cấp ủy, chính quyền xã Tân Thành quan tâm. Nhất là trong 5 năm gần đây, công tác quản lý và phát huy giá trị của di tích đã đi vào nề nếp. Dưới sự quản lý điều hành của Ban quản lý di tích cùng sự chung tay các mạnh thường quân, Con em xa quê và Nhân dân địa phương, Đình làng Tân Cốc được bảo tồn, trùng tu ,tôn tạo ngày càng khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương. Hàng năm, tại di tích diễn ra một số kỳ lễ với nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như: Lễ Tống cựu nghinh tân, Lễ đầu năm, Lễ hội truyền thống 10 tháng 3, Lễ Thượng điền, Hạ điền, Lễ Thường tân. Các nghi lễ tổ chức tại Đình làng đã thể hiện sự tri ân, thành kính của nhân dân địa phương đối với vị Thành hoàng làng và các vị Thập lục gia tiên tổ đã có công dựng làng giữ nước.

Nhân dân phấn khởi tham gia lễ hội

Lễ hội Đình làng Tân Cốc năm nay được tổ chức trong 3 ngày, với các nghi lễ như lễ rước kiệu thánh vòng quanh làng với sự tham gia của các đội múa rồng, múa lân, lễ dâng hương, lễ tế của các dòng họ và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút các tầng lớp Nhân dân tham gia.

Việc tổ chức Lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân; cầu mong mưa thuận gió hòa, Nhân dân ngày càng có cuộc sống đủ đầy, sung túc; qua đây cũng là dịp gắn kết tình làng nghĩa xóm, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Lễ hội truyền thống Đình làng Tân Cốc, xã Tân Thành

Chủ Đề