Dinh dưỡng cho bệnh rối loạn tiêu hóa năm 2024

Đối với người bị rối loạn tiêu hóa thì một chế độ ăn cân đối và phù hợp là vô cùng quan trọng. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên có chế độ ăn ra sao? Hãy cùng theo dõi thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa được gợi ý ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung về rối loạn tiêu hóa

Trước khi biết cách lên thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa thì bạn cần hiểu rõ rối loạn tiêu hóa là gì. Đây là một trong các vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay với nhiều biểu hiện khác nhau như: Tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích [IBS], trào ngược dạ dày - thực quản,...

Theo đó, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do chế độ ăn uống kém khoa học: Nghèo nàn chất xơ, chất dinh dưỡng và ăn nhiều loại thức ăn kém chất lượng.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Để xây dựng được thực đơn cụ thể cho người rối loạn tiêu hóa, bạn cần biết rõ những thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung và những thực phẩm mà họ cần kiêng cử.

Nên sử dụng thực phẩm nào thực đơn của người rối loạn tiêu hóa?

Dưới đây là một số loại thực phẩm và nhóm thực phẩm nên được bổ sung trong thực đơn cho người có hệ tiêu hóa kém:

  • Rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất, nhất là rau màu xanh đậm, chuối, táo,...
  • Bổ sung đầy đủ protein trong mỗi bữa ăn, ưu tiên nguồn đạm từ các loại thịt trắng, các loại đậu.
  • Nên dùng sữa chua như một bữa ăn phụ [ít nhất là 2 ngày 1 hộp] để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám 100% gồm: Yến mạch, gạo nâu, gạo lứt,... để tăng cường chất xơ và các prebiotics có lợi cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, người bị rối loạn tiêu hóa còn cần lưu ý uống đủ nước mỗi ngày. Nếu đang bị tiêu chảy thì nên chọn các loại nước có bổ sung thêm điện giải [kali và natri]. Tránh uống các loại thức uống nhiều cafein và chất kích thích.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_don_cho_nguoi_roi_loan_tieu_hoa_1_153de5a7d3.jpg]

Rau xanh và các thực phẩm giàu prebiotics nên được bổ sung trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Người bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần được tăng cường bổ sung thì một số thực phẩm dưới đây nên được hạn chế trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa hay người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể bao gồm:

  • Các loại thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ làm cản trở hoạt động của nhu động ruột khiến cho bạn khó tiêu.
  • Trái cây có vị chua như khế, chanh,... có chứa nhiều axit có thể gây loét dạ dày và trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Thực phẩm chưa được chế biến và nấu chín chẳng hạn như các món tái, sống. Kể cả rau sống cũng nên hạn chế.
  • Sữa bò và các chế phẩm khác từ sữa. Bởi không phải ai cũng tiêu hóa được đường lactose trong sữa bò.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_don_cho_nguoi_roi_loan_tieu_hoa_2_1e9e6d5049.jpg]

Người có đường tiêu hóa kém không nên uống sữa bò hay sản phẩm từ sữa khác

Gợi ý thực đơn trong tuần cho người rối loạn tiêu hóa

Dựa trên những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa kể trên, dưới đây là thực đơn dành cho những người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa được gợi ý theo 7 ngày trong tuần:

Thực đơn ngày thứ hai và thứ năm trong tuần

  • Bữa sáng: Ăn lúc 7 giờ gồm có cháo thịt nạc [50g gạo và 30g thịt] và một hộp sữa chua.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11 giờ gồm có cơm [2 bát lưng]; thịt nạc viên hấp [50g], canh rau ngót thịt bằm [50g thịt và 10g rau ngót] và 1 quả chuối.
  • Bữa ăn xế: Ăn lúc 14 giờ chiều gồm 1 cốc sữa đậu nành 200ml
  • Bữa ăn chiều: Ăn lúc 18 giờ gồm có cơm [2 bát lưng], đậu hũ luộc [2 cái], cá thu kho [100g], rau muống non luộc [100g] và 1 quả táo.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_don_cho_nguoi_roi_loan_tieu_hoa_3_89c284c94a.jpg]

Thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa cần thanh đạm và cân bằng dưỡng chất

Thực đơn ngày thứ 3, thứ 6 và chủ nhật trong tuần

  • Bữa sáng: Ăn lúc 7 giờ gồm có súp thịt bò [nấu với cà rốt, khoai tây] và 1 hộp sữa chua. Nếu cảm thấy ngán sữa chua thông thường, bạn có thể chọn 1 hộp sữa chua trái cây để thay thế.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11 giờ gồm có cơm [2 bát lưng], cá nục rim mắm [100g], canh cải nấu với tôm nõn [50g cải và 10g tôm] và 1 quả bơ hoặc 1 quả táo.
  • Bữa ăn xế: Ăn lúc 14 giờ chiều gồm 1 hộp sữa chua.
  • Bữa ăn chiều: Ăn lúc 18 giờ gồm có cơm [2 bát lưng], trứng hấp thịt [2 quả trứng gà, 60g thịt băm], canh bí xanh hầm xương [100g bí xanh, 20g xương] và một nửa quả xoài.

Thực đơn ngày thứ 4 và thứ 7 trong tuần

  • Bữa sáng: Ăn lúc 7 giờ gồm có bánh mì ăn với ruốc thịt và 1 hộp sữa chua.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11 giờ gồm có cơm [2 bát lưng]; gà hấp [100g], bắp cải luộc nhừ [100g], 2 miếng đu đủ.
  • Bữa ăn xế: Ăn lúc 14 giờ chiều là một quả chuối.
  • Bữa ăn chiều: Ăn lúc 18 giờ gồm có cơm [2 bát lưng], thịt nạc luộc [100g], su su luộc [100g] và tráng miệng bằng 1 quả chuối.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/thuc_don_cho_nguoi_roi_loan_tieu_hoa_4_19684d2e21.jpg]

Bữa ăn của người rối loạn tiêu hóa cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh

Lời khuyên về chế độ sinh hoạt của người rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng phù hợp, người rối loạn tiêu hóa cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình để ngăn ngừa các chứng rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh để cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
  • Không nên vận động mạnh sau khi ăn no. Mặt khác, cũng không nên nằm ngủ ngay sau khi ăn no.
  • Nên có chế độ vận động nhẹ nhàng bao gồm các môn thể thao yêu thích hay các bài tập thể dục đơn giản tại nhà.
  • Duy trì thói quen và giờ giấc đi ngủ sao cho đảm bảo ngủ đủ giấc và nên ngủ sớm.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống, tránh để nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nên đi khám sức khỏe mỗi 6 tháng một lần để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất có thể.

Trên đây là một số gợi ý để bạn xây dựng thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa cũng như tạo nên lịch sinh hoạt phù hợp cho người mắc phải bệnh lý này. Hy vọng chúng sẽ giúp cho bạn kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa tốt hơn nhé!

Uống gì để đường ruột khỏe mạnh?

Cần uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa, uống các loại trà như trà gừng, hoa cúc, bạc hà hỗ trợ tiêu hóa tốt. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, chúng ta cần có chế độ ăn đủ chất, cân bằng với 4 nhóm thực phẩm.

Đường ruột yếu nên uống sữa gì?

Danh sách dưới đây được lấy theo kết quả tìm kiếm Google tháng 10/2022 và có thể thay đổi theo thời gian..

5.1 Sữa Abbott Ensure Gold. ... .

5.2 Sữa NutriCare Gastro. ... .

5.3 Sữa Peptamen. ... .

5.4 Sữa Fortimel Powder. ... .

5.5 Sữa A2 Úc. ... .

5.6 Sữa Glucerna Úc. ... .

5.7 Sữa Vitadairy Calosure Gold..

Ăn gì tốt cho tiêu hóa đường ruột?

Những món ăn tốt cho sức khỏe đường ruột.

Đậu nành rang. Nếu bạn đang tìm kiếm món ăn nhanh tốt cho sức khỏe đường ruột thì không thể bỏ qua đậu nành rang. ... .

Sữa chua. Thực phẩm chứa men vi sinh tự nhiên là cách chăm sóc sức khỏe đường ruột hiệu quả và khoa học. ... .

Salad. ... .

Quả bơ ... .

Táo. ... .

Yến mạch. ... .

Dâu tây phủ socola đen. ... .

Quả kiwi..

Ăn quả gì tốt cho hệ tiêu hóa?

Táo chứa nhiều chất xơ, bao gồm cả pectin, một loại chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện tiêu hóa. ... .

Chuối giàu chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. ... .

Xoài chứa các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy protein và carbohydrate. ... .

Mơ là một loại trái cây có múi giàu chất xơ và vitamin A..

Chủ Đề