Dns trong chạy bộ là gì

Người mới bắt đầu bộ môn chạy bộ sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước các thuật ngữ chạy bộ mà hầu hết dân chạy lâu ngày đã nằm lòng. Từ 10k, HM, FM hay Pace và nhiều khái niệm khác trong chạy bộ có nghĩa là gì? Chúng ta cùng nhau khám phá thêm nhé:

1. 10K, viết tắt của 10km [10000m] là tên gọi của sự kiện chạy bộ được tổ chức với cự ly 10.000 mét. 10K còn được biết với các tên 10K Run, 10000, 10km.

2. 21K là tên gọi khác của Half-Marathon [HM], là một cự ly chạy bộ đường trường [distance running] dành cho các vận động viên chuyên nghiệp và những người chạy bộ nhiều kinh nghiệm.

3. 42K, hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên Marathon [FM], là một cự ly chạy bộ đường trường chỉ dành cho những người tập luyện chuyên nghiệp. 42K tương ứng với cự ly chạy 42.2 Kilomets. Các vận động viên tham gia phải hoàn thành trong cuộc tranh tài

4. BIB Chạy

BIB có thể là số báo danh khi đăng kí mỗi giải chạy. Mỗi BIB được in một số thứ tự riêng biệt dành riêng cho mỗi vận động viên tham gia.

BIB còn được dùng để giúp ban tổ chức phân loại cự ly thi đấu của các vận động viên [dựa trên màu sắc của BIB], giúp dễ dàng hỗ trợ trong các sự kiện chạy bộ có nhiều cự ly thi đấu. Ngoài ra mặt sau của bib thường có một chip RFID nhỏ để tính giờ khi runners chạy qua những thảm ăng ten thu nhận tín hiệu, bằng cách này BTC có thể tính toán thời gian thực tế cũng như quãng đường runner chạy có đúng luật không

5. DNF & DNS

Đơn giản là viết tắt của Did Not Finish thuật ngữ này thường được dùng trong các cuộc thi thể thao đường trường để gọi những vận động viên không thể hoàn thành quãng đường yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép [cut-off time]. Có rất nhiều lý do để không hoàn thành cuộc đua như: chấn thương, chuột rút, lạc đường, vấn đề về tiêu hóa

Nếu DNF là Did Not Finish thì DNS là Did Not Start, để dánh dấu những ai không tham dự

6. PR & PB
Viết tắt của từ Personal Record tức là kỷ lục cá nhân. Mỗi ngày, PR luônlàm mục tiêu phấn đấu nâng cao thành tích của runner, vượt trội mỗi ngày, vượt xa ngày hôm qua

PB là viết tắt của Personal Best, về cơ bản PR và PB đều mang nghĩa là thành tích cá nhân tốt nhất

Vậy dùng PR hay PB thì hợp lý? Đây cũng là chủ để rất nóng hổi ở các diễn đàn chạy bộ quốc tế. PR được dùng phổ biến ở các quốc gia như Mỹ, Canada và các nước châu Á, trong khi một số nước châu Âu như Anh, Ireland, hoặc Úc, New Zealand quen dùng PB hơn

7. Interval Run:

Thông dụng được anh em gọi là chạy biến tốc, dịch sát nghĩa là chạy cự ly ngắn với tốc độ cao không liên tục. Interval Run thường được dùng để luyện tốc độ, sức chịu đựng, độ dẻo dai.

8. Base Run
Base Run là các buổi chạy có cự ly trung bình-ngắn được thực hiện ở tốc độ quen thuộc của bạn. Mục đích của Base Run là để xây dựng sức bền.
Bạn cần phải tập luyện các bài tập Base Run thường xuyên để cải thiện sự dẻo dai, khả năng hô hấp, kỹ thuật chạy, luyện nhịp tim và rèn luyện ý chí. Trong bất kỳ giáo án chạy bộ nào, Base Run luôn là các bài tập được sử dụng thường xuyên nhất.

9. Jogging
Là một hình thức đi bộ / chạy bộ thư giãn ở tốc độ chậm và thoải mái. Mục đích chính của jogging là để cải thiện thể chất, duy trì sức khỏe, không đặt nặng thành tích.

10. Recovery
Đi bộ hoặc jogging giữa các đoạn chạy pace thấp. Phục hồi cho phép nhịp tim của bạn trở lại thời mà bạn đã sẵn sàng để chạy nhanh trở lại, và nó giúp bạn lấy lại năng lượng mà bạn sẽ cần cho lần tăng tốc tiếp theo

11. Pace

Là thuật ngữ được dùng phổ biến trong chạy bộ để tính tốc độ chạy. Pace được tính theo số phút hoàn thành 1 km hoặc 1 dặm. Ở Việt Nam thì Pace km được dùng phổ biến [trong khi một số quốc gia quen thuộc với dặm/ mile thì họ dùng theo pace đó]

12. Cadence [đơn vị SPM steps/minute]
Tạm dịch là nhịp bước chạy, được định nghĩa là số bước chân di chuyển trong một phút. Các vận động viên chuyên nghiệp thường có cadence lớn hơn 180 nhịp/ phút
Đôi khi, cadence còn được tính dựa vào số lần một bên chân [trái hoặc phải] tiếp đất trong một phút. Lúc này, giá trị cadence giảm còn 1/2. Ví dụ: 90 nhịp/phút

13. Tempo Run.

Là các buổi chạy ở tốc độ không đổi, duy trì liên tục ở tốc độ cao hơn mức trung bình. Tốc độ chạy trong các buổi Tempo Run thường là tốc độ bạn muốn áp dụng trong giải chạy sắp đến hoặc chậm hơn một chút. Mục tiêu của bạn là phải duy trì tốc độ này liên tục ít nhất 20-60 phút. Mục đích của Tempo Run nhằm giúp luyện tốc độ và sự dẻo dai. Tempo Run thường được sử dụng trong giai đoạn cuối của giáo án. Giai đoạn này nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giải chạy mà bạn đang luyện tập để tham gia.

14. Long run / Long slow distance run [LSD]: Chạy dài. Bài tập chạy cơ bản khi tập các cự ly đường trường. Bài tập này giúp vận động viên tăng sức bền và rèn luyện tâm lý.

15. Track: Đường chạy trong sân vận động.

16. Trail running: Chạy off-road, không phải trên đường nhựa.

17. Ultra/ Ultramarathon: Cự ly chạy dài hơn cự ly marathon.

18. VO2 max: Lượng oxy tối đa một người có thể hấp thụ trong một phút khi luyện tập. VO2 max phụ thuộc yếu tố di truyền, tuổi, giới, thể trạng, quá trình luyện tập. Vận động viên có VO2 max cao sẽ chạy nhanh hơn. Vì quả tim có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

19. Warm-up: Chạy khởi động. Quá trình chạy khởi động thường kéo dài 10-15 phút. Việc này giúp tăng dần nhịp tim và nhịp thở, cũng như tăng dần lượng máu đến cơ, chuẩn bị cho những hoạt động thể lực mạnh hơn.

20. Splits: Thời gian để hoàn thành một khoảng cách cụ thể nào đó [200m, 400m, 800m, 1km, 1mile, 5K]

Ngoài thuật ngữ chạy bộ, người mới chạy bộ cũng cần có một bước khởi động bộ. Tham khảo tại đây.

10k15k21k42k5kbase runbibdnfdnsfmhalf-marathonhmlong runmarathonpace

Video liên quan

Chủ Đề