Đối tượng của triết học là gì

Please follow and like us:

Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngay từ khi ra đời, triết học đã được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức của tất cả các lĩnh vực mà mãi về sau, từ thế kỷ XV – XVII, mới dần tách ra thành các ngành khoa học riêng. Theo S. Hawking [Hooc-king], Cantơ là người đứng ở đỉnh cao nhất trong số các nhà triết học vĩ đại của nhân loại – những người coi “toàn bộ kiến thức của loài người trong đó có khoa học tự nhiên là thuộc lĩnh vực của họ”. Đây là nguyên nhân làm nảy sinh quan niệm vừa tích cực vừa tiêu cực rằng, triết học là khoa học của mọi khoa học. Ở thời kỳ Hy Lạp Cổ đại, nền triết học tự nhiên đã đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ. Ảnh hưởng của triết học Hy Lạp Cổ đại còn in đậm dấu ấn đến sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu mãi về sau. Ở Tây Âu thời Trung cổ, khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nữ tì của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học trong gần thiên niên kỷ đêm trường Trung cổ chịu sự quy định và chi phối của hệ tư tưởng Kitô giáo. Đối tượng của triết học Kinh viện chỉ tập trung vào các chủ đề như niềm tin tôn giáo, thiên đường, địa ngục, chú giải các tín điều phi thế tục…Phải đến Copernicus [Cô-péc-ních], khoa học Tây Âu thế kỷ mới dần phục hưng, tạo cơ sở tri thức cho sự phát triển mới của triết học. Cùng với sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành, trước hết là các khoa học thực nghiệm đã ra đời. Những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của khoa học thực nghiệm thế kỷ XV – XVI đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giữa khoa học, triết học duy vật với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Những đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII đã xuất hiện ở Anh, Pháp, Hà Lan với những đại biểu tiêu biểu như F.Bacon [Bây-cơn], T.Hobbes [Hốpxơ] [Anh], D. Diderot [Đi-đơ-rô], C. Helvetius [Hen-vê-tiút] [Pháp], B. Spinoza [Spi-nô-da] [Hà Lan]… V.I.Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác. Ông viết: “Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời Trung Cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v.” . Bên cạnh chủ nghĩa duy vật Anh và Pháp thế kỷ XVII – XVIII, tư duy triết học cũng phát triển mạnh trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là Cantơ và G.W.F Hegel [Hêghen], đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. Triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học, nhưng sự phát triển của các khoa học chuyên ngành cũng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ, làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng thể hiện tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống tri thức phổ biến, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học, là lôgíc học ứng dụng. Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm triết học là “khoa học của các khoa học”, triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các nhà triết học mác xít về sau đã đánh giá, với Mác, lần đầu tiên trong lịch sử, đối tượng của triết học được xác lập một cách hợp lý. Vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản…

Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người, của tư duy con người nói riêng với thế giới.

Triết học đã mang đến nhiều kiến thức vô cùng quan trọng cho nhân loại. Vậy đối tượng của triết học Mác Lênin là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay sau đây!

Để hiểu được những kiến thức sâu rộng từ môn triết học thì ta cần phải nắm rõ về đối tượng của triết học Mác Lênin là gì. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Triết học là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu đối tượng của triết học Mác Lênin là gì, ta sẽ tìm hiểu khái quát về khái niệm triết học là gì.

Triết học là hệ thống tri thức, là quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của mình trong thế giới đó.

Triết học là môn học nghiên cứu các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, tri thức, giá trị, lý trí, tư tưởng và ngôn ngữ.

Triết học có tên tiếng Anh là Philosophy, một từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “tình yêu của sự thông thái”.

Các thuật ngữ như “triết học” hoặc “nhà triết học” có liên quan đến nhà tư tưởng người Hy Lạp Pythagoras.

Người Ấn Độ gọi triết học là darshana, là sự chiêm nghiệm đối tượng dựa trên lý trí, thông qua sự chiêm nghiệm để dẫn dắt con người đến con đường đúng đắn.

Triết học Mác Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Đây là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư tưởng con người.

Trong triết học của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm duy vật về tự nhiên và xã hội, nguyên lý duy vật và nguyên lý biện chứng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống lý luận thống nhất.

Đối tượng của triết học Mác Lênin là gì?

Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?

Đối tượng nghiên cứu của triết học là mối quan hệ chung nhất giữa thế giới vật chất và bản chất của nó, mối quan hệ giữa thế giới vật chất với các sự vật, hiện tượng tưởng tượng như Thượng đế, thế giới và ngoại giới….

Triết học được mệnh danh là khoa học vạn vật thời cổ đại. Triết học tự nhiên là hình thức triết học đầu tiên.

Triết học thời Trung cổ, được gọi là Chủ nghĩa Học thuật, được giao nhiệm vụ giải thích và biện minh cho những lời dạy của Kinh thánh.

Triết học thời kỳ Phục hưng và hiện đại được gọi là siêu hình học trên cơ sở thế giới quan của con người.

Đối tượng của triết học Mác Lênin là gì?

Đối tượng của triết học Mác Lênin là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư tưởng.

Triết học Mác Lênin ra đời từ những năm 1830 gắn liền với những thành tựu khoa học và thực tiễn của phong trào cách mạng công nhân.

Sự ra đời của triết học Mác Lênin là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng và triết học nhân loại.

Vai trò của con người trong thế giới dựa trên giải pháp khoa học cho những vấn đề cơ bản của triết học.

Chắc hăn là sau những thông tin được GiaiNgo chia sẻ phía trên thì các bạn đã có cho mình câu trả lời về vấn đề đối tượng của triết học Mác Lênin là gì phải không nào?

Phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác

Bên cạnh việc nghiên cứu đối tượng của triết học Mác Lênin là gì, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cách phân biệt đối tượng nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể khác.

Tiêu chí Đối tượng nghiên cứu của triết học Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học khác
Phạm vi Nghiên cứu trong quy mô rộng hơn, những lý luận chung xoay quanh cuộc sống con người.

Ví dụ: Nghiên cứu sự lưu thông của tiền tệ, hàng hóa trong thị trường.

Nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể đối với từng ngành khoa học một cách chi tiết:

Ví dụ:

Sinh học: Nghiên cứu sự biến đổi gen trong sinh vật.

Hóa học: Nghiên cứu ra các chất diệt vi khuẩn thân thiện với môi trường.

Tính chất Mang tính chất lý luận, trừu tượng.

Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mang tính chính xác, khoa học thực tiễn, có thể biểu thị thành các bảng số liệu,…

Ví dụ: Nghiên cứu tác động của khí CO2 đến môi trường sống

Điều kiện kinh tế – xã hội

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự thành lập và bắt tay vào con đường phát triển mạnh mẽ.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là triết học Mác Lênin. Cụ thể:

  • Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp.
  • Sự xuất hiện của giai cấp vô sản với tư cách là lực lượng chính trị – xã hội độc lập trên vũ đài lịch sử là nhân tố chính trị – xã hội quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác.
  • Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là nền tảng cơ bản nhất cho sự ra đời của triết học Mác.

Tiền đề lý luận ra đời triết học Mác

  • Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh của A.X-mít [1723-1790] và Đ.Ri-các-đô [1772 – 1823] với những lý luận kinh tế quan trọng.

Trên cơ sở học thuyết giá trị kế thừa của hai ông, Mác – Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị thặng dư.

Đây là cơ sở khoa học quan trọng để phân tích, giải thích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội tư bản chủ nghĩa. Đồng thời nó cũng là cơ sở khoa học cho chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác.

  • Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, đại biểu nổi tiếng: Xanh Ximông [1760 – 1825] và Sáclơ Phuriê [1772 –1837].

Hai ông đã đóng góp rất nhiều cho lý luận về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt chứng minh hai luận điểm quan trọng:

Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;

Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.

Tuy nhiên, cả hai cũng còn nhiều hạn chế, cơ bản nhất là tính không tưởng trong lý luận.

Trên cơ sở kế thừa và cải tạo, Mác-Ăngghen chỉ rõ, muốn xóa bỏ nhà nước tư sản thì phải đi con đường cách mạng vô sản và thay thế bằng hình thức nhà nước vô sản kiểu mới.

  • Triết học cổ điển Đức, hai nhà triết học tiêu biểu: Hêghen [1770-1831] và Phoiơbắc [1804-1872], là nguồn gốc trực tiếp của lý luận.

Triết học Hêghen: phép biện chứng là giá trị hạt nhân hợp lý, nhưng thế giới quan duy tâm khách quan  là hạn chế lớn nhất ở Hêghen.

Phoiơbắc: thế giới quan duy vật nhân bản là giá trị lớn nhất trong tư tưởng của ông. Nhưng tính chưa triệt để, máy móc, siêu hình  đã tạo nên hạn chế lớn nhất.

Mác – Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cập nhật và khắc phục chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa thần bí, đặt nó trên cơ sở thế giới quan duy vật.

Đồng thời Mác – Ăngghen cũng kế thừa quan điểm về thế giới quan duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình, máy móc và không hoàn chỉnh của nó. Đồng thời cả hai còn làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật này bằng phép biện chứng.

Trên cơ sở kế thừa, Mác – Ănghen đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Tiền đề khoa học tự nhiên ra đời triết học Mác

Bước vào giai đoạn khoảng đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển vượt bậc, có bước nhảy vọt từ trình độ thực nghiệm lên lý luận.

Đặc biệt sự xuất hiện của nhiều phát minh khoa học đã vạch ra thời đại mới, tạo được ảnh hướng lớn đến sự ra đời của triết học Mác:

  • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail Vasilyevich Lomonosov [8/11/1711 – 4/4/1765] và Antoine Lavoisier [26/8/1743 – 8/5/1794].
  • Thuyết tế bào của Theodor Schwann [sinh ngày 7/12/1810, Neuss, Đức; mất ngày 11/1/1882, Köln, Đức] và Matthias Schleiden [1804-1881]. Học thuyết này chứng minh sự thống nhất thế giới hữu sinh về mặt kết cấu sinh học.
  • Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin [12/2/1809 – 19/4/1882] cho rằng dưới một áp lực gay gắt sự sống của sinh vật bị chịu tác động. Đây gọi là chọn lọc tự nhiên.

Các loài sinh vật và môi trường tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là kết quả từ sự tiến hóa một cách tự nhiên. Điều này hoàn toàn bác bỏ quan điểm theo tôn giáo, thần học về loài người và nguồn gốc loài người.

Ý nghĩa: Khoa học đã vạch ra mối quan hệ thống nhất giữa các hình thức tồn tại, vận động khác nhau trong thể thống nhất vật chất của thế giới, tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.

Chức năng của triết học Mác Lênin

Triết học của chủ nghĩa Mác Lênin đồng thời thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đó là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng dự đoán và phản biện…

Tuy nhiên, hai chức năng cơ bản của triết học Mác Lênin là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Chức năng thế giới quan: Thế giới quan là tổng thể các quan điểm về thế giới quan và vị trí, vai trò của con người trong thế giới quan. Trong đó triết học là cốt lõi lý luận của thế giới quan.

Chức năng phương pháp luận: Phương pháp luận là hệ thống các ý tưởng, nguyên tắc xuất phát và cách thức chung để tiến hành các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bài viết trên của GiaiNgo đã giải đáp những thông tin liên quan đến đối tượng của triết học Mác Lênin là gì. Hãy theo dõi GiaiNgo để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề