Phải làm sao khi công ty không trả sổ bảo hiểm

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả sổ bảo hiểm xã hội [BHXH] cho người lao động. Phải làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?


Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Theo khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất [Luật BHXH], sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội...Người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm.

Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm việc và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc.

Theo khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Theo quy định nêu trên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công ty không trả sổ bảo hiểm người lao động phải làm gì? [Ảnh minh họa]


Làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?

Việc công ty không trả sổ BHXH cho người lao động có thể vi phạm điều cấm của Luật BHXH tại khoản 6 Điều 17, cản trở gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH, người lao động có thể làm đơn khiếu nại lên Giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có thể gửi đơn đến Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai.

LuatVietnam

Kính chào công ty Luật Thái An, hiện tại tôi đang có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Thưa luật sư, tôi bắt đầu đóng BHXH từ khi làm việc ở công ty cũ là tháng 6 năm 2010. Tháng 3 năm 2016, tôi xin nghỉ việc, công ty đồng ý và đã thanh toán các quyền lợi cho tôi, tuy nhiên, đã 4 tháng, kể từ ngày tôi xin nghỉ việc, tôi vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội. Vậy tôi phải làm thế nào trong trường hợp này? Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Luật Thái An, với câu hỏi của bạn, chúng toi xin đưa ra tư vấn như sau:

Do bạn xin thôi việc và đã được công ty đồng ý, như vậy, bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, vì thế:

Thứ nhất: Theo Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Ngoài ra, theo khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau: "Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật".

Như vậy, với quy định trên, trong thời hạn 7 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Thứ hai: Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, thì căn cứ theo khoản 8, Điều 18, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quyền của người lao động thì người lao động có quyền: “Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong nếu quá thời hạn mà bạn vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm, bạn có thể khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa.

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Trường hợp khi khiếu nại bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Còn việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Nếu còn vướng mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn của chúng tôi.

Công ty Luật Thái An

Với mong muốn giúp người lao động nắm được chính xác vấn đề liên quan đến đóng và hưởng tiền bảo hiểm, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn luật Bảo hiểm xã hội. Để được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Chào luật sư, tôi bắt đầu làm việc tại công ty X ở Hà Nội theo hợp đồng không xác định thời hạn từ năm 2015. Ngày 10/03/2019 tôi nghỉ việc ở công ty. Tuy nhiên, đến này công ty vẫn không chịu chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho tôi. Bây giờ tôi phải làm sao?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Quang Huy. Căn cứ theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn về vấn đề công ty không trả sổ BHXH như sau:



  • Bộ luật Lao động 2012 
  • Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH Quy trình thu bảo hiểm cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017
  • Quyết định 60/2015/QĐ-TTg quản lý tài chính bảo hiểm chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp

Trong trường hơp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật [hay còn gọi là nghỉ ngang], theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động sẽ có những nghĩa vụ bồi thường và hoàn trả như sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Công ty không trả sổ bhxh thì phải làm thế nào

Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc và không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật mà chưa bồi thường cho người sử dụng lao động theo như Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như trên, người sử dụng lao động thường giữ lại sổ BHXH mà không trả sổ cho người lao động nhằm muốn người lao động bồi thường rồi mới trả sổ BHXH. 

Như vậy, nếu như công ty không trả sổ BHXH cho bạn do bạn nghỉ ngang thì trường hợp này trước tiên bạn cần bồi thường cho công ty các khoản tiền theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 như trên. Sau đó, công ty sẽ trả sổ BHXH cho bạn.

3. Công ty không trả sổ BHXH do công ty chậm đóng/trốn đóng BHXH cho người lao động 

Trong trường hợp công ty chậm đóng/trốn đóng BHXH thì công ty sẽ không thể chốt sổ cho người lao động được. Công ty chỉ có thể thực hiện chốt sổ cho người lao động tại cơ quan BHXH khi công ty đã đóng đủ số tiền BHXH mà công ty chậm đóng hoặc trốn đóng kèm với tiền phạt [nếu có].

3.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có hành vi chậm đóng, trốn đóng tiền BHXH cho người lao động

Khi người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH cho người lao động, họ sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 2, 3, 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a] Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b] Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c] Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b] Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg:

b] Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

Theo đó, người sử dụng lao động nếu chậm đóng, trốn đóng tiền BHXH cho người lao động sẽ phải nộp đủ số tiền BHXH chậm đóng. Đồng thời, người sử dụng lao động còn phải nộp tiền phạt với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 75,000,000 đồng. Trường hợp người sử dụng lao động không đóng tiền BHXH cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền BHXH phải đóng nhưng không quá 75.000.000 đồng. Trong trường hợp thời gian chậm đóng, trốn đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải nộp cả sổ tiền lãi cho số tiền và thời gian chậm đóng. Cụ thể, mức lãi suất tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề.

3.2 Cách giải quyết của người lao động trong trường hợp công ty không trả sổ do chậm/ trốn đóng tiền BHXH

Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Công ty không trả sổ bảo hiểm thì phải làm sao

Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc và không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động. Nếu như trường hợp của bạn là chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, tức ngày 10/03/2019 là ngày ghi trên quyết định thôi việc của công ty, thì công ty đã quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, tức 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi việc mà chưa chốt và trả sổ BHXH cho bạn. Hành vi của công ty là vi phạm pháp luật. Do đó, để đòi được quyền lợi của mình, bạn có thể:

  • Phương án 1: làm đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty đặt trụ sở chính
  • Phương án 2: làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Khi đó, công ty sẽ phải nộp phạt các khoản tiền do chậm đóng, trốn đóng BHXH cho người lao động như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hp đng lao động:

Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a] Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b] Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c] Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d] Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ] Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, công ty anh đã không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên.


Trong trường hợp công ty đóng đủ tiền BHXH cho bạn, bạn chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật và ngày 10/03/2019 là ngày ghi trên quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty, công ty sẽ có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, chậm nhất không quá 30 ngày. Nếu như công ty vi phạm thời hạn trả sổ này, bạn có thể: 

  • Phương án 1: làm đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty đặt trụ sở chính
  • Phương án 2: làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Thêm vào đó, nếu như việc công ty chốt và trả sổ BHXH của bạn chậm trễ, khiến bạn không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Bạn còn có thể đòi công ty bồi thường cho mình khoản trợ cấp thất nghiệp bạn đáng ra được hưởng. Nếu công ty không chịu bồi thường, bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đến tòa án nhân dân nơi công ty đặt trụ sở chính. [Lưu ý để tiến hành khởi kiện bạn phải chứng minh được các quyền và lợi ích bị xâm phạm một cách cụ thể]

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về cách giải quyết khi công ty không trả sổ BHXH hoặc không chốt sổ BHXH. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề