Đông máu là gì Trình bày cơ chế đông máu Ý nghĩa của Sự đông máu

Câu hỏi: Trình bày cơ chế đông máu bằng sơ đồ?

Trả lời:

Giải thích:

Sau khi bị chấn thương làm tổn thương nội mạc, tiểu cầu sau khi va vào thành vết thương và bị vỡ ra thì giải phóng enzim, enzim này hoạt hóa fibrinogen [chất sinh tơ máu] thành fibrin [tơ máu] ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cơ chế đông máu nhé!

1. Định nghĩa

Đông cầm máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hoá, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hoà tan thành một gen rắn [sợi huyết]. Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình đông cầm máu còn tham gia giữ toàn vẹn của mạch máu và tình trạng lỏng của máu.

Quá trình đông cầm máu là sự tác động lẫn nhau giữa ba thành phần cơ bản: thành mạch máu, tế bào máu và các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yêu cầu và bị điều hoà bởi các yếu tố tác động ngược chiều gọi là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hoá đông máu chỉ khu trú ở nơi tổn thương.

Nhờ sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ thông một bên là xu hướng làm đông, một bên là hạn chế đông làm cho máu luôn giữ ở dạng lỏng để lưu hành trong hệ tuần hoàn và duy trì sự sống. Mất sự cân bằng này sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch hoặc chảy máu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng cơ chế đông máu

Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu:

I - Fibrinogen: Fibrinogen là huyết tương có trọng lượng phân tử là 340.000, hòa tan được. Yếu tố này có mặt trong huyết tương với nồng độ là từ 100-700mg/ 100mL. Đa số Fibrinogen được tạo ra ở gan, vì thế đối với những bệnh nhân bị bệnh gan thì lượng Fibrinogen giảm trong máu tuần hoàn, sự đông máu bị ngăn cản.

II- Prothrombin: Prothrombin là protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 68.700, có mặt trong huyết tương với nồng độ là 15mg/100mL. Gan sản xuất Prothrombin liên tục, chính vì vậy nếu gan bị suy yếu, lượng prothrombin sẽ giảm, gây ức chế sự đông máu.

III- Thromboplastin mô: Yếu tố này tham gia vào cơ chế đông máu ngoại sinh, thay thế phospholipid tiểu cầu và các yếu tố huyết tương. Bên cạnh đó, thromboplastin còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn.

IV- Ca++: Quá trình đông máu không thể không có mặt của loại ion này.

V- Proaccelerin: Khi có nhiều ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Khi không có proaccelerin, người ta điều chế huyết tương bằng cách để lâu huyết tương lấy từ máu chống đông với oxalat.

VII- Proconvertin: Trọng lượng phân tử của yếu tố này là 60.000. Hoạt tính của yếu tố này trong huyết tương sẽ bị giữ lại trên màng lọc amiang;

VIII- Antihemophilic A: Để tổng hợp yếu tố này, phụ thuộc vào rất nhiều gen trong các nhiễm sắc thể khác nhau. Thường thì antihemophilic được tổng hợp chủ yếu từ gan, lá lách và hệ thống võng nội mô. Khi thiếu ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Đây là yếu tố chống huyết hữu B;

IX- Antihemophilic B: Chống huyết hữu A.

X- Stuart:Stuart có trong huyết tương, ở dưới dạng không hoạt động. Trong quá trình đông máu nội sinh có sự tham gia của yếu tố này. Khi cho thromboplastin mô vào quá trình đông máu ngoại sinh, sẽ không còn yếu tố stuart.

XI- Plasma Thromboplastin Antecedent [PTA]: Quá trình khởi phát đông máu nội sinh không thể thiếu yếu tố PTA.

XII- Hageman: Động lực để tạo thành một loạt phản ứng dẫn đến đông máu là sự tiếp xúc giữa yếu tố XII với mặt trong mạch máu tổn thương cùng sự có mặt của phospholipid tiểu cầu. Bên cạnh chức năng hoạt hóa hệ đông máu, Hageman còn hoạt hóa hệ đông máu, hệ bổ thể và hệ chống đông.

XIII - Fibrin Stabilizing Factor [ FSF]: yếu tố này có hoạt tính bền vững trong huyết tương, ổn định fibrin.

3. Cơ chế đông máu:

Cơ chế ngoại sinh

Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III [thromboplastin mô] và phospholipid. Yếu tố III, IV [calci] cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp prothrombinase.

Cơ chế nội sinh

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII và tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo nên phức hợp prothrombinase.

Hình thành nút tiểu cầu: để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.

Hình thành cục máu đông: gồm 3 giai đoạn:

+ Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.

+ Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.

+ Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.

+ Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

trình bày cơ chế đông máu

Các câu hỏi tương tự

- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

- Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ dâu?

- Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

- Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo nên nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng chất xúc tác giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương.

Đông máu và cầm máu là tình trạng một protein hòa tan trong máu được chuyển hóa thành một sợi huyết dạng gen rắn để lấp vị trí thành mạch bị tổn thương, nhằm hạn chế sự mất máu, ngăn cản tình trạng chảy máu, đồng thời, giúp duy trì máu luôn ở thể lỏng.

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương.

Khi xảy ra tai nạn làm tổn thương hoặc đứt mạch máu, quá trình đông máu và cầm máu diễn ra nhanh chóng để đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ vùng bị tổn thương

Quá trình đông máu và cầm máu là sự tác động qua lại giữa ba yếu tố bao gồm: thành mạch, tế bào máu và protein huyết tương. Quá trình được diễn ra dưới sự điều hòa của thần kinh và thể dịch, đồng thời đảm bảo tính cân bằng của hai hệ thống, đó là:

  • Đông máu: Bảo vệ cơ thể không bị chảy máu và mất máu.
  • Chống đông máu: Đảm bảo lưu thông và tuần hoàn mạch máu, giúp cơ thể duy trì sự sống.

Để lấp kín vùng bị tổn thương và ngăn chặn tình trạng chảy máu, quá trình đông và cầm máu trong cơ thể diễn ra gồm 4 giai đoạn chính sau:

  • Co mạch [hay còn gọi là cầm máu ban đầu]
  • Hình thành nút tiểu cầu
  • Đông máu
  • Tan máu đông [hay còn gọi là tiêu sợi huyết]

2.1 Co mạch

Quá trình cầm máu xảy ra ngay khi thành mạch máu bị tổn thương. Dưới tác động của cơ chế thần kinh cho biết cảm giác đau và tế bào nội mạc phóng thích thể dịch, phản xạ co mạch diễn ra đầu tiên để làm giảm tốc độ lưu thông của dòng chảy, cầm máu tạm thời để tránh làm tổn thương thành mạch, đồng thời tạo điều kiện để tiểu cầu bám dính vào thành mạch.

Đối với những mạch máu nhỏ cũng như mao mạch, phản xạ co mạch rất quan trọng giúp cầm máu. Nếu thành mạch bị tổn thương nhiều thì phản xạ co mạch sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, có thể kéo dài trong vài phút cho đến vài giờ. Trong khi co mạch, cơ thể cũng ngay lập tức diễn ra quá trình hình thành nút tiểu cầu và đông máu.

2.2 Hình thành nút tiểu cầu

Khi thành mạch bị tổn thương, ngay lập tức quá trình kết dính tiểu cầu xảy ra. Với bề mặt gồ ghề và có lực hút tĩnh điện, lớp dưới niêm mạc lộ ra khi thành mạch tổn thương tạo điều kiện để kết dính tiểu cầu một cách dễ dàng. Sau khi kết dính, tiểu cầu bị thay đổi hình dạng và hoạt hóa, giải phóng các chất làm kết tập tiểu cầu và tạo thành nút tiểu cầu. Chỉ trong vòng vài phút, nút tiểu cầu đã phát triển về mặt kích thước để có thể nhanh chóng lấp kín mạch máu bị tổn thương.

Khi tổn thương lớn thì cần phải có cục máu đông hình thành

Bên cạnh nhiệm vụ lấp kín mạch máu bị tổn thương để cầm máu, nút tiểu cầu còn thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra. Trong trường hợp mạch máu bị tổn thương nhỏ, nút tiểu cầu có thể cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tổn thương lớn thì cần phải có cục máu đông hình thành.

2.3 Đông máu

Đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc khi mạch máu bị tổn thương. Quá trình đông máu chịu ảnh hưởng của hơn 50 chất và bao gồm chuỗi các phản ứng xảy ra liên tiếp nhau theo thứ tự sau:

  • Hình thành phức hệ prothrombinase [thromboplastin hoạt hóa] thông qua đường nội sinh và đường ngoại sinh
  • Hình thành thrombin
  • Hình thành fibrin

Quá trình đông máu khởi phát thông qua 2 đường là nội sinh - huyết tương tiếp xúc với lớp dưới nội mạc mang điện tích âm [khi thành mạch bị tổn thương và làm lộ lớp dưới nội mạc] và ngoại sinh - các yếu tố tổ chức tham gia hoạt hóa trực tiếp. Kết quả là hình phức hệ prothrombinase.

Quá trình hình thành thrombin sau khi phức hệ prothrombinase được thành lập diễn ra nhanh chóng. Thrombin đóng vai trò rất quan trọng trong đông máu và cầm máu bằng cách chuyển hóa fibrinogen thành fibrin và hoạt hóa các yếu tố để ổn định sợi huyết. Khi thrombin được hình thành, quá trình điều hòa ngược dương tính cũng xảy ra để tạo ra nhiều thrombin hơn nữa, giúp quá trình đông máu được tiếp diễn đến khi xảy ra cơ chế ngăn chặn.

Khi thrombin được hình thành sẽ thủy phân fibrinogen để tạo ra fibrin đơn phân, các fibrin đơn phân lại trùng hợp với nhau để tạo thành sợi fibrin để dẫn đến việc hình thành mạng lưới cục máu đông. Mạng lưới cục máu đông là một khối gel hóa bền vững giam giữ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Cục máu đông được hình thành có tác dụng ngăn cản tình trạng chảy máu, giúp cầm máu. Tuy nhiên, sau đó nó co lại dưới tác động của tiểu cầu, đồng thời nó sản xuất ra huyết thanh. Khác với huyết tương, huyết thanh không chứa các yếu tố làm đông máu. Cục máu đông co lại giúp vết thương được lấp kín một cách chặt chẽ hơn và làm ổn định máu chảy.

2.4 Tan máu đông

Sau khi cục máu đông lấp kín vùng mạch máu bị tổn thương, nó sẽ bị sẹo hóa, sau đó tan ra để lòng mạch được thông thoáng, mạch máu tiếp tục tuần hoàn để đảm bảo việc nuôi dưỡng các tổ chức bên dưới vùng bị tổn thương.

Bệnh ưa chảy máu - Hemophilia là một trong những rối loạn đông máu thường gặp

Rối loạn đông, cầm máu là một vấn đề sức khỏe phức tạp và gây ra nhiều nguy hiểm. Dưới đây là một số rối loạn đông, cầm máu thường gặp:

  • Thiếu hụt vitamin K: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan. Do đó, nếu thiếu hụt vitamin K sẽ gây ra tình trạng xuất huyết.
  • Bệnh ưa chảy máu - Hemophilia: Đây là căn bệnh di truyền qua nhiễm sắc thể do thiếu các yếu tố đông máu, thường phát hiện sau khi bị chấn thương.
  • Bệnh giảm tiểu cầu nguyên phát: Triệu chứng của bệnh là xuất hiện nhiều nốt đỏ, xuất huyết trên khắp cơ thể.
  • Huyết khối: Khi bị xơ vữa mạch máu, máu chảy chậm, bị chấn thương, hoặc nhiễm trùng, huyết khối sẽ gây thuyên tắc lòng mạch.
  • Đông máu trong lòng mạch: Không thể duy trì cầm máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu.

Sinh lý cầm máu trong cơ thể rất quan trọng, giúp ngăn chặn việc chảy máu và làm lành vùng mạch máu bị tổn thương.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề