Dự báo tỷ giá usd 2023

Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn, Nghị quyết số 63/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV [lĩnh vực ngân hàng] gửi về Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn như áp lực lạm phát có xu hướng tăng, do giá nguyên vật liệu thế giới tăng, chi phí vận chuyển tăng, nguồn cung gián đoạn và tác động trễ của chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng của các nước từ năm 2020.

Đồng thời, lãi suất cho vay đã giảm ở mức thấp và đang tăng trở lại chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng trở lại; lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng; tỷ giá USD/VND có xu hướng gia tăng, gây sức ép lên lãi suất tiền VND.

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Ngọc Dần, huyện Thanh Trì. Ảnh: Phạm Hùng 

Thống đốc cũng cho biết, áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng các nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi. Cụ thể, thị trường vốn đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với cùng kỳ năm 2021 và kiều hối có xu hướng giảm.

Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế [Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng Thế giới - WB], tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đều cảnh báo về tỷ lệ này của Việt Nam.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam [KBSV] nhận định, mặt bằng lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 với một số lý do. Đó là: Nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi; thanh khoản thị trường chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng; nhu cầu tiền mặt mùa Tết Nguyên Đán tăng cao vào cuối năm sẽ tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng, sức ép tăng lãi suất đang rất lớn. Dù NHNN đã nới biên độ tỷ giá USD/VND nhằm góp phần giảm áp lực tăng lãi suất, song từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho vay.

Với tỷ giá, theo ông Hiếu, tỷ giá USD/VND tăng ở mức 6 - 7% trong năm nay là mức biến động phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, không tác động quá lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro với thị trường ngoại hối bởi đồng USD được dự báo trong xu hướng tăng cao trong khi dư địa can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN đang hẹp dần.

Theo nhóm nghiên cứu của SSI, thách thức hiện nay là các biện pháp can thiệp từ NHNN sẽ là “khá hạn chế”, khi dự trữ ngoại hối không còn quá dồi dào. “Còn nếu tăng lãi suất quá mạnh cũng sẽ tác động lớn đến trạng thái ổn định của nền kinh tế, vốn đang ở vị thế khá khó khăn”, báo cáo của SSI nhận định.

Theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, với sức ép từ điều hành tỷ giá, lãi suất tăng cao có trường hợp lên tới 9% thì còn rất ít dư địa để hỗ trợ DN. Ông Tuấn cho biết, NHNN sẽ phải cố gắng hài hòa hai biến số lãi suất và tỷ giá trong tầm khống chế vì lãi suất tăng quá mạnh thì DN sẽ rất khó khăn và nền kinh tế, tỷ giá tăng quá mạnh thì có nguy cơ dẫn đến vòng xoáy kỳ vọng tỷ giá - lạm phát - phá giá. Áp lực lên những tháng cuối năm và những tháng đầu năm sau sẽ lớn, cho đến khi lãi suất USD ngừng tăng và chỉ số USD Index quay đầu.

Khi không còn nhiều “dư địa” giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp, nhiều ý kiến mong rằng, các chính sách hỗ trợ khác sẽ được Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh hơn nữa để giúp DN vượt qua khó khăn.

Theo các chuyên gia, khi chính sách tiền tệ không còn nhiều “dư địa” để giữ lãi suất ở mức thấp thì cần vận dụng các giải pháp khác để hỗ trợ DN nói riêng, qua đó thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế. Theo đó, có thể tăng liều lượng các chính sách hỗ trợ về tài khóa, như giảm thuế, phí. Đồng thời, triển khai hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất 2%, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công...

Biến động của ngoại hối tác động lên thị trường thế nào?

Ngày 17/10, NHNN đã thông báo quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +/- 3% lên +/- 5%. Tiếp đó, giá bán USD giao ngay tại Sở giao dịch NHNN được nâng từ mức 23.925 đồng trước đó lên 24.380 đồng, và tiếp tục tăng lên 24.870 đồng chỉ sau một tuần, tính đến 24/10, tương đương mức tăng 7,4% so với cuối năm 2021.

Cùng với đó, ngày 25/10, lãi suất điều hành cũng đã được NHNN điều chỉnh tăng thêm 1% lần thứ hai trong vòng 2 tháng trở lại đây. Mục đích chính là NHNN nhằm giảm áp lực đối với tỷ giá USD/VND, trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Đây là động thái điều chỉnh biên độ lần đầu tiên của NHNN sau gần 10 năm, cũng như là điều chỉnh giá bán tại Sở giao dịch NHNN lần thứ tư liên tiếp trong vòng một tháng qua, nhằm phù hợp với biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỷ giá USD/VND khi đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới.

Đồng nội tệ mất giá, những doanh nghiệp bán sản phẩm và dịch vụ cho đối tác nước ngoài sẽ thu về lợi nhuận cao hơn. Ảnh minh họa.

Tỷ giá bán tại các ngân hàng thương mại [NHTM] đã được điều chỉnh tăng khá mạnh sau khi NHNN nới biên độ giao dịch. Tuy nhiên, áp lực vẫn chưa thể hạ “nhiệt” sớm và tỷ giá bán đồng USD tại các NHTM vẫn được niêm yết quanh mức trần giao dịch mới, tương đương với việc VND đã mất giá gần 8,6% so với cuối năm 2021.

Theo phân tích của SSI Research, việc nới biên độ lên [+-5%] cho phép tỷ giá USD/VND niêm yết tại các NHTM được điều chỉnh linh hoạt hơn so với tỷ giá trung tâm. Trong ngắn hạn, điều chỉnh này là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12 tới đây.

SSI Research dự báo, nguồn cung ngoại tệ vào quý 4 năm nay có thể gặp khó khăn do xuất khẩu yếu đi khi thị trường quốc tế mua sắm yếu hơn so với những năm trước, nhất là khu vực kinh tế châu Âu, người dân đang phải thắt lưng, buộc bụng trong chi tiêu do giá cả lạm phát tăng cao. Mặc khác, lượng kiều hối chậm lại và nhu cầu sử dụng ngoại tệ tăng cao.

Bên cạnh đó, không ngoại trừ yếu tố người dân găm giữ đồng USD do thị trường vẫn chịu bất ổn do địa chính trị và trong bối cảnh đồng VND không thể đứng ngoài xu hướng mất giá của các đồng tiền trong khu vực châu Á.

Nguyên nhân chính xuất phát từ các đợt tăng lãi suất liên tục của Fed. Dự báo của SSI Research, có thể tới quý I/2023, khi đà tăng lãi suất của Fed có thể sẽ chậm lại, hoặc dừng hẳn và dòng tiền ngoại tệ vào Việt Nam thường có xu hướng tăng cao. Khi đó, NHNN sẽ mua được nhiều USD cho dự trữ ngoại hối vào quý và khả năng tỷ giá USD/VND sẽ có thể quay về mức ổn định.

Mặc dù USD tăng giá so với VND, nhưng theo SSI Research, thị trường ngoại hối là có điểm sáng đó là EUR và JPY lại giảm so với VND. SSI Research nhận định, dư nợ nay nước ngoài của Việt Nam thậm chí, còn giảm 2,5% nhờ đóng góp từ tỷ giá.

Báo cáo của Chính phủ gần đây cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2022 ở mức 40 - 41% GDP và tăng nhẹ lên 41 - 42% trong năm 2023, vẫn thấp hơn mức trần 50% đề ra. Như vậy, áp lực trả nợ nước ngoài của Việt Nam đã được bù đắp bởi sự yếu đi tương đối của đồng EUR và JPY.

Doanh nghiệp ngành nào bị ảnh hưởng bởi tỷ giá?

Mặc dù có những điểm sáng trên thị trường ngoại hối của Việt Nam, nhưng đồng USD đang chiếm tỷ lệ thanh toán lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài. Trong khi đó, VND đã giảm 8,6% so với đồng USD kể từ đầu năm đến nay. Do đó, nhóm các doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị tác động mạnh nhất từ rủi ro tỷ giá.

SSI Research cho rằng các công ty niêm yết có số dư các khoản vay bằng USD tương đối cao sẽ rủi ro bởi tỷ giá tới hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, cũng có một số doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc VND mất giá. Cụ thể, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, hầu hết đều giảm cả sản lượng và giá bán, do đó, giá trị xuất khẩu trong tháng 9 cũng giảm so với tháng trước đó.

Thị trường vận tải biển đã có nhiều thay đổi lớn kể trong quý 3 năm nay. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao và có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023. Đại dịch Covid-19 chưa kết thúc và hệ quả của nó vẫn còn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu.

Cùng với đó, căng thẳng Nga - Ukraine càng làm trầm trọng hơn việc đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa. Lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, và ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này.

Nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng. Giá cước vận tải container sẽ dần bình thường trở lại, nhưng quá trình bình thường hóa sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, chưa thể khắc phục, có thể còn kéo dài đến nửa cuối năm 2023.

SSI Research ước tính các công ty vận tải dầu khí có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan, nhưng tăng trưởng lợi nhuận các công ty vận tải container có thể chậm lại. Dù vậy, nhưng lợi nhuận có thể duy trì mạnh mẽ đến năm 2023 nhờ các hợp đồng cho thuê tàu được gia hạn với giá cao hơn và thị trường nội địa duy trì ổn định. Các công ty cảng nước sâu dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định hơn so với các cảng khác.

Ngành dệt may cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức khi các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái cho đến nửa đầu năm 2023.

Dự báo của SSI Research các đơn đặt hàng của ngành dệt may có thể được cải thiện vào cuối quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 nếu lạm phát giảm bớt. Dù giá nguyên liệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ.

Đối với ngành dược phẩm: Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đã mở rộng mạng lưới mạnh mẽ trong năm qua. Nguyên nhân là do, nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm [kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử]; kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc.

Người dân gia tăng tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để củng cố sức khỏe trong bối cảnh "sống chung với dịch bệnh Covid-19". SSI Research cho rằng, các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ tiếp tục được hưởng lợi đáng kể từ sự kết hợp của ba yếu tố kể trên.

Giá urê trong quý 3/2022 tiếp tục giảm so với quý 2/2022 và sẽ phục hồi ngắn hạn trong quý 4/2022. Hiện tại giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ đáy, tức sớm hơn dự kiến ban đầu là vào quý 4/2022. Giá urê Trung Quốc và Ai Cập đã giảm -45% và -35% từ đỉnh, và gần đây đã tăng lần lượt 4% và 10% từ đáy.

Với các diễn biến gần đây của các nước xuất khẩu urê lớn, SSI Research đánh giá tích cực đối với giá cổ phiếu của ngành này phân bón và hóa chất.

Các công ty điều hành sân bay và dịch vụ sân bay cũng cho lợi nhuận tăng so với mức trước khi có Covid-19 vào cuối năm 2023, khi khách quốc tế sẽ đóng góp lợi nhuận chính của các công ty này.

Như vậy, theo phân tích của SSI Research  những doanh nghiệp nào vay nợ bằng USD thì lợi nhuận sẽ bị giảm sút, những đơn vị bán sản phẩm dịch vụ cho đối tác nước ngoài sẽ thu lại lợi nhuận cao.

Do đó, nửa đầu năm 2023, nhà đầu tư có thể là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu các công ty ngành hàng không và dịch vụ bay trong bối cảnh hồi phục mạnh mẽ.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề