Dự báo tỷ giá USD năm 2022

Ngày 22-6, Ngân hàng UOB [trụ sở tại Singapore] đã công bố báo cáo tăng trưởng kinh tế và báo cáo cập nhật quý tiếp theo ở các thị trường, trong đó có Việt Nam.

Liên quan đến tỉ giá USD/VNĐ, chuyên gia của UOB cho rằng các đồng tiền mới nổi ở châu Á bao gồm VNĐ sẽ đối mặt với áp lực giảm giá thêm nữa khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng thêm lãi suất trong nửa cuối năm nay.

Trong bối cảnh này, tiền đồng không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á từ động thái tăng lãi suất quyết liệt của Fed và lo ngại về sự suy thoái sâu hơn của Trung Quốc. Tỉ giá USD/VNĐ đã tăng khoảng 1,7% trong Quý II/2022 lên 23.215 đồng, mức cao nhất kể từ tháng 8-2020.

Dù vậy, được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát, xu hướng giảm của VNĐ là khiêm tốn khi so sánh với chỉ số các đồng tiền châu Á [ADXY] đã giảm hơn 4% trong quý vừa qua.

Tỉ giá USD/VNĐ được dự báo sẽ chạm mốc 23.500 đồng/USD vào cuối năm nay

Về xu hướng của tiền đồng, Ngân hàng UOB đã cập nhật dự báo tỉ giá USD/VNĐ để phản ánh xu hướng này, với mức tỉ giá USD/VNĐ sẽ đạt mốc 23.400 trong Quý III/2022, mốc 23.500 trong Quý IV/2022 và chạm tới 23.600 trong Quý II/2023.

Cuối ngày, giá USD ở các ngân hàng thương mại đang được giao dịch quanh mức 23.105 đồng/USD mua vào, 23.385 đồng/USD bán ra, tăng thêm 10 đồng mỗi USD so với hôm qua. Nếu so với mức dự báo của UOB, tỉ giá USD/VNĐ đến cuối năm sẽ giảm giá thêm khoảng 0,9%.

Đại diện một ngân hàng thương mại cho rằng áp lực lên tỉ giá từ môi trường quốc tế là có nhưng không quá lớn. Mới đây, ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, cho hay hiện tỉ giá USD/VNĐ đang tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong và ngoài nước, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Trước đó, báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] nhận định khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát. Do đó, công ty này duy trì dự báo năm 2022, USD sẽ lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác.

Đối với Việt Nam, trong giai đoạn này, nguồn cung ngoại tệ có diễn biến không quá thuận lợi so với các năm trước khi Việt Nam tăng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu trong giai đoạn giá cả tăng cao, triển vọng xuất khẩu hàng hóa kém hơn kỳ vọng khi triển vọng kinh tế toàn cầu giảm đi kèm với gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh này, VCBS duy trì dự báo VNĐ có thể giảm giá khoảng 2% so với đồng USD trong cả năm.

Đủ khả năng ổn định lãi suất chính sách

Theo UOB, dù tác động của thị trường quốc tế và bối cảnh lạm phát trong nước, Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng để giữ ổn định lãi suất chính sách ngay từ bây giờ để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi kinh tế. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn hiện tại ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu là 2,5% được kỳ vọng giữ nguyên cho đến ít nhất cuối năm 2022. Tuy nhiên, với động thái quyết liệt hơn trong việc thắt chặt chính sách từ Fed, Ngân hàng Nhà nước được dự đoán sẽ có xu hướng khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ ​​Quý II/2023 hoặc sớm hơn.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước [NHNN] hạ giá mua vào đô-la Mỹ xuống mức 22.750 đồng/1 USD từ ngày 11.8 rồi, tỷ giá VND/USD đã vận động theo xu hướng giảm.

Trong khoảng đầu tháng 9, tỷ giá giao dịch quanh mốc 22.760-22.770 đồng cho 1 USD – mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây, thông cáo HSBC hôm nay 17.9 cho biết. Nếu tính từ đầu năm 2021, tiền đồng đã tăng khoảng 1,47% so với đô-la Mỹ.

Tiền đồng là một trong số ít các loại tiền tệ trong khu vực đã tăng giá so với đô-la Mỹ kể từ đầu năm nay. Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN. Ngày 20.7, NHNN đã đưa ra thông tin sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với các yếu tố kinh tế và thị trường ngoại tệ để giải tỏa các quan ngại từ bộ Tài chính Mỹ.

Sau sáu lần điều chỉnh kể từ tháng 11.2019, NHNN đã giảm giá mua vào đô-la Mỹ 450 đồng, đưa tỷ giá VND/USD xuống 22.750. “Xu hướng này đi ngược những năm trước khi tiền đồng thường xuyên trượt giá so với đô-la Mỹ”, nhóm phân tích từ HSBC chỉ ra. Mức độ cắt giảm cũng được đánh giá “tương đối lớn và sớm hơn dự kiến”.

Động thái hạ giá mua đô-la Mỹ và thay đổi phương thức giao dịch sang mua ngay cũng được đề cập trong báo cáo thị trường vĩ mô tháng 8 của VCBS và SSI Research.

VCBS dự báo tiền đồng sẽ mạnh lên so với đô-la Mỹ ở mức không quá 2% trong năm nay. Bộ phận nghiên cứu SSI Research cũng nhận định diễn biến của tiền đồng trong thời gian tới phụ thuộc nhiều vào khả năng mở cửa kinh tế để nhận thêm dòng vốn ngoại mới vào thị trường.

Nhóm nghiên cứu toàn cầu từ HSBC kỳ vọng NHNN tiếp tục duy trì chính sách như thời gian qua, với mục tiêu giảm tỷ giá mua vào đô-la Mỹ. Nhóm này dự báo mức tỷ giá sẽ tiếp tục giảm thêm 225 đồng, từ 22.750 xuống còn 22.525 đồng/1 USD vào cuối năm 2021.  

Dự báo năm 2022, tỷ giá sẽ đảo chiều về lại quanh mốc 23.000 đồng, trong bối cảnh tài khoản vãng lai thâm hụt và dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại. “Tiền đồng sẽ đứng trước áp lực đối mặt với đô-la Mỹ mạnh lên và Nhân dân tệ suy yếu hơn”.

Ông Ngô Đăng Khoa – giám đốc khối Kinh doanh tiền tệ, thị trường vốn và chứng khoán tại HSBC. Ảnh: HSBC

HSBC cũng đưa ra một số quan ngại về thặng dư tài khoản vãng lai và dòng vốn FDI trong năm 2022. Cụ thể, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam giảm chỉ còn 0,4 tỉ USD trong quý 1 năm nay, từ mức trung bình hơn 3 tỉ USD mỗi quý trong hai năm 2019-2020, dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm.

Thặng dư thương mại cũng giảm còn 5,9 tỉ USD trong quý 1 từ mức trung bình 6,5 tỉ USD mỗi quý trong giai đoạn 2019-2020, làm bộc lộ sự thiếu hụt các khoản thu từ khách du lịch. Sự suy giảm trong tài khoản vãng lai có thể sẽ tăng trong tương lai khi cán cân thương mại thâm hụt 1,3 tỉ USD mỗi tháng kể từ tháng 4, nhóm nghiên cứu dự báo.

Nguồn chính của dòng vốn ngoại hối [chiếm 5,9% GDP] là dòng vốn FDI nhưng đang chậm lại. Dữ liệu hàng tháng cho thấy các khoản đầu tư đã thực hiện giảm từ mức trung bình 1,8 tỉ USD trong khoảng tháng 4 đến tháng 12.2020 còn 1,6 tỉ USD trong cùng thời gian năm nay.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu lưu ý 3 vấn đề dành cho doanh nghiệp trong việc xây dựng kịch bản kinh doanh. Bao gồm, tác động của giãn cách xã hội ảnh hưởng tới doanh thu và dòng tiền, khó khăn trong duy trì nguồn nhân lực kéo theo việc giảm năng suất; áp lực lạm phát leo thang; chuỗi cung ứng đứt gãy sẽ tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt với doanh nghiệp trong những lĩnh vực cạnh tranh cao và khó tăng giá đầu ra.

Chủ Đề