Đường nguyễn công trứ huế thuộc phường nào năm 2024

Phố Nguyễn Công Trứ dài hơn một km thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhưng có đến bốn lần thay đổi hướng đi.

Nguyễn Công Trứ bắt đầu từ phố Trần Thánh Tông đến phố Huế, cắt ngang các phố Tăng Bạt Hổ, phố Lò Đúc. Ngoài ra còn đi qua một số ngã ba như Hàng Chuối, Đồng Nhân, Ngô Thì Nhậm... Chỉ với hơn một km và cắt ngang hai con phố và 3-4 ngã ba nhưng từ Trần Thánh Tông tới Phố Huế có bốn lần thay đổi hướng đi.

Con phố lưu thông 'khó hiểu' nhất Hà Nội.

Thứ nhất, đoạn từ Trần Thánh Tông tới Tăng Bạt Hổ là đường một chiều đi từ hướng Trần Thánh Tông, hướng ngược lại bị cấm. Phương tiện qua đây phải vòng qua vườn hoa Pasteur.

Đoạn thứ hai, từ Tăng Bạt Hổ tới Lò Đúc, các phương tiện được lưu thông hai chiều, cả hai bánh và bốn bánh.

Đoạn thứ ba, từ Lò Đúc tới ngã ba Ngô Thì Nhậm, hai bánh được lưu thông hai chiều nhưng bốn bánh thì bị cấm chiều từ Trần Thánh Tông, chỉ được lưu thông hướng từ Phố Huế.

Đoạn cuối, từ Ngã ba Ngô Thì Nhậm ra Phố Huế thì các phương tiện lại được lưu thông cả hai chiều, cả hai và bốn bánh.

Chưa hết, Nguyễn Công Trứ nối với Tô Hiến Thành ở ngã tư Phố Huế. Tới đây, bác tài nào không thuộc đường và thiếu quan sát mà lao sang Tô Hiến Thành thì CSTT và dân phòng phường Bùi Thị Xuân [nay đã sáp nhập vào phường Nguyễn Du] chờ sẵn và "đón tiếp chu đáo" vì Tô Hiến Thành là đường một chiều cho xe bốn bánh.

Một con phố chỉ dài hơn một km mà quy định về chiều xe lưu thông phức tạp như vậy thực sự "hack não" lái xe, nhất là lái xe từ nơi khác đến. Tôi đưa ý kiến của mình lên đây để Sở Giao thông nghiên cứu để quy định cho phù hợp, tránh bất tiện như thế này.

Khu tập thể Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng đến nay có tổng 60 ca F0. UBND phường Phố Huế đã ban hành quyết định cách ly y tế đối với toàn bộ người dân sống tại các dãy nhà H3, H4, H5, B1 tập thể Nguyễn Công Trứ và toàn bộ khu vực chợ xanh Nguyễn Công Trứ, các kiot tại đường ngang II, các kiot tại chợ đồ điện đường ngang I.

Lực lượng chức năng đã lập hàng rào tạm thời phong toả nhiều con ngõ thuộc phố Nguyễn Công Trứ thuộc phường Phố Huế. Người dân được lực lượng chức năng yêu cầu không được rời khỏi nơi cư trú cho tới khi có thông báo mới.

Hình ảnh lập chốt cứng phong tỏa khu tập thể Nguyễn Công Trứ:

Lực lượng chức năng đã lập hàng rào phong toả nhiều con ngõ thuộc phố Nguyễn Công Trứ [phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội].
Lực lượng chức năng túc trực kiểm soát người ra vào.
Nhiều con ngõ được lực lượng chức năng lập "chốt cứng" bằng những tấm tôn, hạn chế người dân ra vào khu vực có nguy cơ cao.
Một cán bộ phường cho biết, hiện phường có 60 trường hợp F0.
Khu chợ xanh được yêu cầu dừng hoạt động.
Các kiot kinh doanh đồ điện đóng cửa đến khi có thông báo mới.
Quán bia hơi treo biển ngừng hoạt động.

Phố Nguyễn Công Trứ bắt đầu từ phố Trần Thánh Tông đến phố Huế, cắt ngang các phố Tăng Bạt Hổ, phố Lò Đúc.

Phố Nguyễn Công Trứ dài 1.215m, rộng 9m.

Đây nguyên là phần đất của các thôn Cảm Ứng, Yên Hội và Yên Hội Hàng Hương. Cả ba đều thuộc tổng Hậu Nghiêm 9sau đổi là Thanh Nhàn], huyện Thọ Xương.

Sang giữa thế kỷ XIX, thôn Cảm ứng hợp với thôn Yên Hội thành ra thôn Cảm Hội. Đình thôn Cảm Hội nay vẫn còn vết tích. Đó là ngôi nhà số 55 phố này, thờ một nhân vật huyền thoại: Xà Công [Ông rắn] tục truyền là tướng của vua Hùng. Ông đã từng dẹp yên giặc Ma Lôi nổi lên ở Bạch Hổ, rồi lại đánh tan giặc Mũi Đỏ ở vùng núi phía tây. Đình thôn Yên Hội Hàng Hương thì ở trong ngõ 19.

Trước năm 1913 là phố Nghĩa Trang [rue de la Cimetière], năm 1920 đổi tên thành phố Đội La-ri-vê [rue Segent Larrivée], năm 1945 đổi thành phố Y-éc-xanh, năm 1949-1951 đổi thành phố Nguyễn Công Trứ.

Nay thuộc các phường Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Phố Huế, quận Hai Bà Trưng.

Cũng ở phố này, vào những năm cuối thế kỷ XIX, một nhà máy rượu của Hãng Phông-ten [Fontaine] mọc lên, nắm độc quyền nấu rượu ở Đông Dương. Ngày nay, đã cải tạo và xây dựng thành Công ty Rượu Hà Nội.

Nguyễn Công Trứ [1778-1858] hiệu Ngô Trai, Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Năm 41 tuổi ông thi hương đỗ giải nguyên, sang năm sau được bổ làm quan. Từ đó cho đến khi về trí sĩ [1848, 70 tuổi], cuộc đời làm quan của ông thật sự “chìm nổi” [từng làm đến chức Tổng đốc, hàm Thượng thư, nhưng cũng có lúc bị cách làm lính].

Nguyễn Công Trứ là một nhân vật có đầy mâu thuẫn trong thế giới quan cũng như trong hành động. Tuy nhiên lịch sử ghi nhận ông là một người có biệt tài về khai hoang lập làng mới: Ông đã có công tổ chức “lấn biến” tạo ra những thôn xóm trù phú trên bãi hoang nước mặn đồng chua. Năm 1827, ông tự xin triều đình cho đứng ra khai khẩn vùng đất mặn mới hình thành ở ven biển các tỉnh Nam Định [lúc đó bao gồm cả Thái Bình] và Ninh Bình. Được chuẩn y, mùa xuân năm 1828, ông bắt tay vào việc. Kết hợp kinh nghiệm thau chua rửa mặn của tổ tiên xưa với óc sáng tạo của bản thân, Nguyễn Công Trứ đã chỉ đạo xây dựng một mạng lưới thủy nông lớn. Chỉ trong có hai năm, ông đã lập ra hai huyện Tiền Hải [tỉnh Thái Bình] và Kim Sơn [tỉnh Ninh Bình] cùng một số tổng thuộc hai huyện Nam Chân, Giao Thủy [tỉnh Nam Định cũ] với tổng diện tích là trên 4 vạn mẫu [khoảng 1 vạn rưỡu héc ta] và số dân lên tới 4.000 người.

Năm 1832, khi làm Tổng đốc Hải An [Hải Dương và Quảng Yên], ông lại tổ chức khai hoang trên 3 nghìn mẫu ở vùng biển tỉnh này.

Chủ Đề