Ecg rung nhi dẫn truyền lệch hướng

Nhịp thay đổi với các ổ phát nhịp khác nhau bắt nguồn từ trên thất [Thường khởi phát từ trong tâm nhĩ]. Chẩn đoán bằng ECG. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng và không cần điều trị.

Rối loạn nhịp trên thất bao gồm

  • Ngoại tâm thu nhĩ
  • Tim nhanh nhĩ
  • Nhịp nhanh nhĩ đa ổ
  • Nhịp nhanh bộ nối không kịch phát
  • Nhịp nhĩ lang thang

Ngoại tâm thu nhĩ [APB].

Tại chuyển đạo DII, sau nhát nhịp xoang thứ 2, sóng T bị thay đổi hình dạng bởi 1 nhịp ngoại tâm thu nhĩ. Do ABP tới tương đối sớm so với chu kì nhịp xoang, do đó chiếm quyền chủ nhịp và khiến nút xoang khởi động lại, dẫn tới một khoảng nghỉ bù – thường là nghỉ bù không hoàn toàn – ngay phía trước nhịp xoang kế tiếp.

APB có thể dẫn truyền từ nhĩ xuống thất bình thường, cũng có thể dẫn truyền lệch hướng, hoặc không dẫn truyền được xuống tâm thất, và thường có khoảng nghỉ bù không hoàn toàn theo sau. Ngoại tâm thu nhĩ dẫn truyền lệch hướng [thường có dạng block nhánh phải] cần phải chẩn đoán phân biệt với các ổ ngoại tâm thu bắt nguồn từ tâm thất.

Nhịp thoát nhĩ là nhịp nhĩ khởi phát sau một khoảng ngưng xoang dài. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều nhịp; nhịp thoát khởi phát từ một ổ có thể kéo dài liên tục [được gọi là nhịp nhĩ ngoại lai]. Nhịp tim thường chậm hơn, hình thái sóng P thường thay đổi, và khoảng PR có thể ngắn hơn một chút so với trong nhịp xoang.

Triệu chứng là các triệu chứng của nhịp tim nhanh khác [ví dụ, chóng mặt, chóng mặt, đánh trống ngực, và hiếm khi ngất].

Chẩn đoán bằng điện tâm đồ [ECG]; Sóng P, có hình thái khác với sóng P xoang bình thường, đi trước phức hợp QRS nhưng có thể ẩn trong sóng T đi trước [xem hình ].

Nhịp nhanh nhĩ thực sự

Cơn tim nhanh QRS thanh mảnh khởi phát từ một ổ phát nhịp ngoại lại tại tâm nhĩ do tăng tính tự động hoặc do vòng vào lại nội tâm nhĩ. Sóng P đi trước phức hợp QRS; nó thường là nhịp nhanh có khoảng RP dài [PR < RP] nhưng có thể là nhịp nhanh có RP ngắn [PR > RP] nếu dẫn truyền nút nhĩ thất chậm.

Kích thích hệ phó giao cảm có thể làm giảm nhịp tim, qua đó có thể quan sát rõ ràng hơn sự hiện diện của sóng P mà trong lúc nhịp tim nhanh không quan sát được. Nghiệm pháp kích thích hệ phó giao cảm thường không cắt được cơn tim nhanh nhĩ do nút nhĩ thất không phải là một thành phần của vòng rối loạn nhịp.

Nhịp nhanh nhĩ đa ổ [MAT] là một dạng rối loạn nhịp hoàn toàn do nhiều ổ tạo nhịp ngoại lai khác nhau tại tâm nhĩ phát nhịp ngẫu nhiên. Theo định nghĩa, nhịp tim \> 100 nhịp/phút. Trên ECG, xuất hiện nhiều hình thái sóng P khác nhau, và có ≥ 3 đặc điểm hình thái sóng P khác nhau. Sự hiện diện của sóng P giúp phân biệt nhịp nhanh nhĩ đa ổ với rung nhĩ Rung nhĩ Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy... đọc thêm . Ngoại trừ tiêu chuẩn về tần số, các tiêu chuẩn chẩn đoán khác tương tự như trong chẩn đoán nhịp nhĩ lang thang. Triệu chứng biểu hiện khi nhịp tim rất nhanh. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ có thể do một rối loạn tiềm ẩn ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở gây ra do đáp ứng viêm do hít phải các chất khí độc hại, thường là khói thuốc lá. Thiếu alpha-1 antitrypsin và... đọc thêm

, đặc biệt là khi kèm theo giảm oxy máu, nhiễm toan, nhiễm độc theophylline hoặc kết hợp. Ít phổ biến hơn, nó cũng do bệnh tim tiềm ẩn như bệnh động mạch vành Tổng quan bệnh động mạch vành Bệnh động mạch vành [CAD] bao gồm sự suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, thông thường là do các mảng xơ vữa. Biểu hiện lâm sàng bao gồm thiếu máu cơ tim thầm lặng, đau thắt ngực,... đọc thêm
và các bất thường về chất điện giải như hạ kali máu Hạ kali máu Hạ kali máu là nồng độ kali huyết thanh < 3,5 mEq/L [< 3,5 mmol/L] gây ra bởi sự thiếu hụt trong tổng lượng kali cơ thể hoặc sự di chuyển bất thường của kali vào trong tế bào. Nguyên nhân... đọc thêm gây ra. Điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền.

Nhịp nhanh bộ nối không kịch phát thường do bất thường tính tự động của nút nhĩ thất hoặc mô vùng bộ nối, thường gặp sau phẫu thuật tim, nhồi máu cơ tim cấp vùng thành dưới, viêm cơ tim hoặc ngộ độc digitalis. Nhịp tim từ 60 đến 120 nhịp/phút; do đó thường ít khi có biểu hiện triệu chứng. Trên điện tâm đồ là nhịp đều, phức bộ QRS bình thường, không có sóng P hoặc có thể có sóng P dẫn ngược [P âm ở các chuyển đạo dưới] đi ngay trước [< 0,1 giây] hoặc ngay sau phức bộ QRS. Cần chẩn đoán phân biệt với cơn tim nhanh kịch phát trên thất, với khác biệt về tần số và cách thức khởi phát và cắt cơn từ từ. Điều trị theo nguyên nhân.

Nhịp nhĩ lang thang [nhịp nhĩ đa ổ] là một dạng rối loạn nhịp hoàn toàn do nhiều ổ phát nhịp ngoại lai tại tâm nhĩ phát nhịp ngẫu nhiên. Theo định nghĩa, nhịp tim ≤ 100 nhịp/phút. Ngoại trừ tần số, các đặc điểm giống như đặc điểm của nhịp nhanh nhĩ đa ổ. Điều trị theo nguyên nhân.

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Chủ Đề