Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

Ngoài tình thân máu mủ thì tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi người. Cho nên tục ngữ xưa có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần” bởi vì cuộc sống của người dân Việt Nam xưa và nay thường sống gắn bó với nhau trong một xóm, làng xã, họ thân quen với nhau và trở nên thân thiết như ruột thịt. Cùng bài viết để tìm hiểu nhiều hơn về câu tục ngữ này.

Ý nghĩa sâu sắc của “Bán anh em xa mua láng giềng gần” từ xa xưa

Ở đây, câu tục ngữ không hàm ý chỉ việc mua bán thông thường. Mà việc sử dụng cách nói “bán anh em xa mua láng giềng gần” có ý nghĩa là tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng được tình cảm láng giềng gần gũi. Câu tục ngữ có ý muốn khuyên răn chúng ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kế bên để tạo được mối quan hệ tốt với họ. Biết rằng là anh em máu mủ ruột rà là thứ tình cảm thiêng liêng và trân quý vô cùng, dù là giọt máu đào với nhau nhưng ở xa xôi không gần gũi thì khi có việc gì khẩn cấp xảy ra không thể có mặt ngay lập tức để giúp đỡ ta. Còn hàng xóm dù không cùng máu mủ nhưng lại là những người luôn ở bên cạnh nhà chúng ta, có thể giúp đỡ, san sẻ khó khăn với ta kịp thời, bởi vậy mà cần phải “mua láng giềng gần”.

Có lẽ chỉ có những người xuất thân từ những vùng quê mới cảm thấy thấm thía và trân trọng cái tình làng nghĩa xóm. Vì ở thành thị nhịp sống hối hả, một số nhà ai nấy ở, cửa đóng kín mít, thậm chí là không biết mặt hay tên của hàng xóm mình, nhưng đó chỉ chiếm một số ít. Người sống ở miền quê lúc nào cũng vậy, sống thật thà, chất phát và luôn san sẻ ngọt bùi cùng nhau. Sẽ có rất nhiều người nhớ lại cảm giác cả xóm vui túm tụm lại một nhà để xem tivi màn hình màu, nói cười rộn vang, cùng nhau ăn khoai mì nấu,…Những kí ức đó mỗi khi nhớ lại khiến cho người ta cảm thấy bồi hồi vì giờ đây kí ức đó có thể được tái hiện lại.

Bởi thế, mà người ta mới trân trọng những người láng giềng tốt bụng, phải có căn cứ ông cha ta mới có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Nhưng tình cảm hàng xóm chỉ thực sự vui vẻ khi đôi bên cùng biết giữ khoảng cách đúng mực. Hãy thử tưởng tượng xem nếu phải sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên dòm ngó sang nhà mình, để hóng hớt chuyện gia đình mình, bình phẩm chuyện này, chê bai chuyên kia, hát hò ồn ào, đậu xe bừa bãi chắn lối đi, hay có những người được gọi là “camera chạy bằng cơm” chuyện nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã bị các bà ấy đồn đại khắp nơi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được. 

Bài học trong cuộc sống về câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Vì vậy mà, trong mối quan hệ láng giềng với nhau, mỗi gia đình phải tự ý thức được giới hạn là ở đâu, phải biết nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Tất nhiên, bên cạnh ta vẫn còn rất nhiều hàng xóm tốt bụng, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy họ mà họ vẫn vui vẻ giúp đỡ. Khi cần mượn cái thang, cái búa, đang nấu ăn mà cần thêm gia vị nhưng không tiện đi mua,…thì cứ ới a với hàng xóm là sẽ có ngay. Hay là những khi nhà có người già neo đơn nhưng bận việc, có người đau ốm thì hàng xóm là chỗ tự nguyện nhận trông nhà hay đưa người bệnh đến bệnh viện giúp mà không cần trả công. Đôi khi nhà có đám ma, đám cưới, đám giỗ, những gia đình kế bên cũng sang phụ giúp một tay rất vui vẻ. 

Bên cạnh những người hàng xóm tốt bụng như thế cũng có tồn tại một số người sống rất hẹp hòi, ví dụ điển hình là câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” đã để lại một bài học cảnh tỉnh cho những ai sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình rồi phải hối hận. Hàng xóm bị cháy nhà, ai ai cũng đổ xô để dập lửa, có mỗi lão kia nằm trong chăn ngủ. Lão nghĩ rằng việc đó chẳng hề liên quan đến mình và quên mất hàng xóm láng giềng như một chuỗi liên kết, người ta được lợi thì mình cũng được lợi. Cứ thế mà lão nằm đấy ngủ, rồi ngọn lửa kia bén qua tới nhà lão và cháy trụi cả căn nhà. Lúc đó, lão ấy có khóc cũng chẳng giải quyết được gì vì lão phải trả giá cho sự ích kỷ của mình. 

Chúng ta phải nhớ rằng: chúng ta không thể sống một mình, chúng ta sống với mọi người xung quanh. Vậy nên, hãy đưa tay và đừng từ chối giúp đỡ hàng xóm cho dù nó đến từ phía bạn hay là từ những người khác. Khi họ gặp khó khăn mình giúp đỡ họ nghĩa là mình đang mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình và cả người được giúp. Hơn nữa, mọi người cũng sẽ đáp trả và giúp đỡ lại khi bạn cần sự tương trợ trong tương lai. Ai rồi cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn nên đừng bỏ mặc họ, cuộc sống này không ai có thể đoán trước điều gì, ngày nay mình ích kỷ không giúp người ta thì sẽ đến lúc bạn gặp hoàn cảnh tương tự và chẳng ai muốn giúp bạn cả. Hãy vui vẻ đón nhận và chân thành giúp đỡ hàng xóm hết mình khi điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Và hãy biết trân trọng những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình và mình cũng hãy sống đáp trả họ như vậy. Cuộc sống sẽ trở nên thật ý nghĩa khi ta biết cùng nhau đoàn kết, san sẻ những niềm vui hay nỗi buồn.

Qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, bài học được rút ra chính là mỗi người cần sống biết cách đối nhân xử thế và biết được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Có một mối quan hệ tốt với hàng xóm, thân thiện trong đời sống hối hả hiện nay là việc rất quan trọng. Mỗi người lớn chúng ta hãy chủ động cởi mở, thân thiện hơn với những người hàng xóm để kéo khoảng cách lại gần hơn cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đừng để tình làng nghĩa xóm bị nhạt phai.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Ai đó mới đọc qua, mà nếu lại là người nước ngoài học tiếng Việt, hẳn là sẽ giật mình trước cách nói của câu tục ngữ này. Anh em như thể tay chân, ai cũng có và vô cùng cần thiết vậy mà lẽ nào có thể đem đổi lấy những người láng giềng “người dưng nước lã” ư? Chuyện bán mua ở đây phải chăng mang màu sắc thương mại, và vì vậy, có thiếu tính nhân văn đạo lý không?

Ảnh: TL

Người ta, sống ở đời, dù ở đâu cũng có nhiều mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ cùng huyết thống [anh em] nhưng cũng có mối quan hệ với những người cùng không gian địa lý [cùng thôn, cùng xóm, cùng hàng phố - tức láng giềng].

“Thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” nhưng những khi khó khăn hoạn nạn, thì sự giúp đỡ, đùm bọc của những người “cận lân” lại rất cần thiết. Hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” cần có nhau. Và cũng chẳng phải khi tắt lửa tối đèn mới cần đến hàng xóm. Những lúc vui vẻ sum vầy cần chia sẻ niềm vui, để động viên nhau trong cuộc sống [có khi chỉ ngồi đàm đạo một câu chuyện bên bàn trà], cũng rất cần những người bạn gần, “ới một tiếng” là có mặt. Họ chính là những người thay cho anh em của ta nhưng lại ở nơi quá xa, không có điều kiện làm việc đó.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” chỉ là một lối nói hình tượng. Rằng tình cảm của quan hệ anh em là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn chế bởi khoảng cách không gian, chúng ta phải biết tìm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng. Họ là một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, có khi cả cuộc đời.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta một cách ứng xử thích hợp với hiện thực. Đó là lẽ sống mang đậm tính cộng đồng và cũng rất nhân văn của người Việt Nam chúng ta.

Phòng khi tối lửa tắt đèn
Láng giềng bên cạnh đừng quên mỗi ngày...

PGS-TS Phạm Văn Tình

[Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam] 

Trên đời này có vô số các mối quan hệ và mối quan hệ nào cũng mang lại cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ tình anh em, tình yêu, tình bạn cho đến tình đồng nghiệp,…trong đó phải kể đến tình nghĩa với hàng xóm láng giềng. Hầu hết mọi người đều cần có những người hàng xóm tốt bụng ở trong đời của mình. Họ giúp bạn vận chuyển nhà cửa, giúp nhận đồ đạc, đôi khi trông chừng lũ trẻ hoặc mua vài món đồ lúc bạn ốm đau,…Bởi thế thành ngữ mới có câu:

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Những người hàng xóm láng giềng

Thực chất, anh em trong gia đình, có quan hệ máu mủ thì tất nhiên phải rất thân thiết. Đã là anh em một nhà chắc chắn luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Vậy hàng xóm chỉ là những kẻ lạ người xa thì làm sao có thể so sánh? Chẳng lẽ người dưng mà lại tốt hơn người thân hay sao? Sao phải “Bán anh em xa mua láng giềng gần”? Có lý nào người xưa lại dạy như vậy?

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Đúng vậy! Thường thì người thân là tốt với nhau nhất, còn người dưng khác họ thì tốt xấu lẫn lộn và họ không có nghĩa vụ phải tử tế với mình. Nhưng nếu nói về tình nghĩa hàng xóm láng giềng thì lại khác. Những người ở kế bên nhà hay ở gần nhà mình thì được gọi là láng giềng. Mà người ở gần so với người ở xa thì người nào hỗ trợ mình tốt hơn trong lúc khó khăn? Dẫu cho anh em có thương yêu nhau đến độ nào nhưng khi xảy ra chuyện nguy cấp, liệu họ có đến kịp để hỗ trợ chúng ta? Lúc đó, chỉ mong nhờ vào bà con láng giềng mỗi người giúp một tay mới mong qua được cái khó.

Vậy nên, những người như thế cần được chúng ta biết ơn và trân trọng. Người dưng mà thế mới đáng quý chứ.

Tình làng nghĩa xóm

Tôi là một người xuất thân từ vùng quê nghèo nên tôi rất thấm thía và trân trọng cái tình làng nghĩa xóm. Người nhà quê sống thật thà, chất phác và luôn san sẻ vui buồn cùng nhau. Lúc nhỏ, mẹ hay bảo chạy sang nhà hàng xóm để biếu cái này, cái nọ. Khi là đĩa xôi mẹ mới nấu, lúc lại mấy quả cam mới thu hoạch, rồi dăm ba cái bánh cũng chia nhau mà ăn. Lẽ dĩ nhiên, nhà tôi cũng nhận được nhiều quà biếu thơm thảo như thế. Nhớ lại mà cảm giác đầm ấm cứ len lỏi và từng ngõ ngách của trái tim.

Xem thêm “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Nhớ hồi xưa quê còn nghèo, nhà ai mua được cái tivi hình màu là cả xóm vui như tết. Cứ tối tối là mọi người lại tranh thủ sắp xếp xong công việc, tắm rửa sạch sẽ rồi tập trung lại cái nhà có tivi. Phần để chúc mừng, phần chia sẻ niềm vui sau những ngày lao động mệt nhọc. Cả xóm ngồi chật cả gian nhà nhỏ để xem mấy chương trình hài, rồi cùng nhau ăn khoai mì nấu. Tiếng cười giòn giã là cả một ký ức tuổi thơ tôi không cách nào quên….Tận bây giờ mỗi khi nhớ lại, tôi lại cảm giác khóe mắt mình hơi cay.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Bởi vậy, người ta mới trân trọng những người láng giềng tốt bụng. Người ta bảo “Bán anh em xa mua láng giềng gần” cũng vì lẽ đó. Anh em thì thân thiết thật đấy nhưng khoảng cách địa lý cũng làm e ngại tình cảm của nhau. Lâu lâu anh em ghé chơi thì tay bắt mặt mừng, làm món ngon để chung vui thì được lắm. Nhưng một năm có được bao nhiêu lần như vậy? Rồi họ cũng phải trở về với bộn bề cuộc sống riêng mình và chúng ta cũng sẽ chỉ gọi tên anh em vào mấy dịp đặc biệt. Chứ xa xôi quá mà mỗi cái mỗi gọi về sao được.

Trong khi đó, những người láng giềng là người chúng ta chạm mặt gần như mỗi ngày. Sáng bước ra cửa đã thấy, làm việc cũng thấy rồi chiều về lại đụng mặt nhau tiếp. Cứ mỗi lần nhà nào cần phụ làm nhà hay làm tiệc gì đấy là cả xóm vây lại giúp mỗi người một tay. Cứ vậy là mọi việc thoáng cái đã xong xuôi. Nhà nào được hôm có món mồi ngon cũng sẽ rủ rê mấy bạn láng giềng lại nhâm nhi và thưởng thức. Thế đấy nên vui lắm, mà còn gắn kết và thân thiết như người trong nhà nữa.

“Có qua có lại mới toại lòng nhau”

Phải hiểu được rằng mình là những người ở cạnh nhau, giúp đỡ nhau là việc nên làm. Mình có giúp người thì mới mong người giúp lại mình được, cho và nhận là quy luật công bằng của cuộc sống. Có như thế thì khi nhận được sự hỗ trợ, chúng ta cũng tự cảm thấy xứng đáng hơn.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Tôi lại nhớ câu chuyện “Cháy nhà hàng xóm” để lại một bài học cảnh tỉnh cho những ai ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho cuộc sống của nhà mình. Hàng xóm cháy nhà, mọi người thì đổ xô giúp dập lửa, có mỗi lão nằm trong chăn ngủ êm ấm. Thiết nghĩ chuyện của họ thì liên quan gì đến mình. Lão quên rằng hàng xóm láng giềng giống như một chuỗi liên kết, người được lợi thì ta cũng được lợi. Bởi thế nên lão cứ nằm đấy, rồi ngọn lửa bén qua tới nhà lão và cháy trụi cả căn nhà. Lúc đó có khóc cũng chẳng giải quyết được gì.

Sống mà chỉ biết nghĩ cho mình, tự nhốt trong vỏ bọc của sự ích kỷ thì cuộc đời còn gì mà vui thú nữa. Ông bà ta vẫn bảo “Hàng xóm tối lửa tắt đèn” có nhau đấy thôi.

Kết

Hãy trân trọng những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình và mình cũng hãy sống đáp trả họ như vậy. Có những người láng giềng hắc ám nhưng cũng tồn tại nhiều người láng giềng rất đáng yêu. Khi chúng ta biết cùng nhau đoàn kết, san sẻ niềm vui hay nỗi buồn thì cuộc sống mới trở nên ý nghĩa.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là thành ngữ của người xưa đúc kết và truyền lại. Đây không phải ý bảo chúng ta bán đi anh em của mình mà là lời khuyên cho một nguyên tắc sống hay ở đời. Người ở gần là người có thể giúp đỡ và hỗ trợ mình rất nhiều. Trong những lúc thật sự nguy cấp, cả đại gia đình anh em xa cũng không thiết thực bằng một người láng giềng gần.

Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữ

Video liên quan

Chủ Đề