Em không có an được thịt vịt không

Chế độ ăn uống của mẹ sau khi sinh mổ cần được chú ý kỹ hơn những mẹ sinh thường. Do đó, các mẹ phải luôn cẩn thận trong việc ăn uống và phải tìm hiểu thật kỹ danh sách những món nên ăn, cũng như không nên ăn. Vậy sau khi sinh mổ ăn thịt vịt được không và ăn như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp với bài viết bên dưới nhé.

1. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thịt vịt

Thịt vịt rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Món ăn này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram thịt vịt có tới 25 gram protein, tương đương với khoảng 201 calories. Ngoài ra, thịt vịt còn chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng như canxi, protid, phốt pho, magiê, đồng, kẽm, vitamin A, B, D, E, K,… có công dụng tốt trong việc hỗ chữa nhiều bệnh.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vậy, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đều cho rằng ăn thịt vịt rất tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và lao phổi. Với những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược và mất sức như phụ nữ mới sinh, thịt vịt là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng vì nó cung cấp thêm nguồn năng lượng dồi dào. Thêm vào đó, thịt vịt còn rất phù hợp với những người bị sốt, chán ăn và mệt mỏi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể.

Thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người

2. Sản phụ sau sinh mổ ăn thịt vịt được không?

Sau khi sinh mổ ăn thịt vịt được không là thắc mắc chung của rất nhiều sản phụ. Về cơ bản, thịt vịt là loại thực phẩm vô cùng tốt với những sản phụ mới sinh em bé. Bởi lẽ nó bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp mẹ sớm phục hồi sức khỏe và có nguồn sữa dồi dào. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với những mẹ sinh thường, Còn với những mẹ sinh mổ thì phải cực kỳ thận trọng trong việc ăn thịt vịt.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích sản phụ ăn thịt vịt ngay sau khi mới sinh mổ. Bởi lẽ thịt vịt có tính hàn lạnh và vị tanh nên không phù hợp với những người vừa mới phẫu thuật, nhất là sản phụ sinh mổ. Hơn nữa, protein trong thịt vịt không hề tốt cho vết thương hở bởi lẽ nó dễ để lại sẹo, thậm chí là sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, ngay sau khi mới sinh mổ, chị em không nên ăn thịt vịt ngay mà hãy đợi đến khi vết mổ lành lại và sức khỏe đã ổn định. Lúc này, mẹ có thể ăn thịt vịt nhưng hãy loại bỏ toàn bộ da và mỡ.

Để biết sau sinh mổ ăn thịt vịt được không, chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn

3. Mẹ sinh mổ ăn thịt vịt như thế nào cho đúng?

Với những mẹ sinh mổ thì chỉ nên ăn thịt vịt nạc, bỏ phần da và lớp mỡ ở bên ngoài. Bởi lẽ da và mỡ của vịt chứa rất nhiều cholesterol và chất béo không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, nó sẽ khiến mẹ bị chứng khó tiêu. Do đó, sản phụ sinh mổ cần phải đặc biệt chú ý về điều này.

Ngoài ra, khi ăn thịt vịt, mẹ cũng chỉ nên ăn những món ăn được chế biến tại nhà, hạn chế ăn thịt vịt nấu sẵn với nhiều gia vị mua ngoài hàng quán như vịt nướng, vịt quay. Bởi lẽ nấu thịt vịt tại nhà có nguồn gốc rõ ràng và cũng hạn chế được việc chiên xào, nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu.

Khi nấu thịt vịt cho mẹ mới sinh mổ xong, mọi người nên nêm ít gia vị và nấu chín kỹ. Một số món thịt vịt hấp dẫn mà mẹ sau sinh mổ có thể ăn tại nhà là vịt hầm hạt sen, cháo vịt đậu xanh, thịt vịt luộc, thịt vịt hấp,…

Đối với những mẹ sinh mổ có tiền sử bệnh gout, thận, hệ tiêu hóa kém, nên hạn chế ăn thịt vịt càng nhiều càng tốt, thậm chí là nên kiêng ăn loại thực phẩm này. Bởi lẽ lượng protein trong thịt vịt có thể gây nguy hiểm cho sản phụ. Bên cạnh đó, tính hàn trong thịt vịt cũng dễ khiến sản phụ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, sản phụ sau khi sinh mổ không được ăn thịt vịt với ba ba hoặc quả mận, quả dâu bởi vì nó sẽ khiến chị em bị khó tiêu và nóng ruột.

4. Mẹ sinh mổ nên ăn thịt vịt vào thời điểm nào?

Sau 6 – 8 tuần thì cơ thể mẹ sinh mổ mới dần hồi phục hoàn toàn. Lúc này, sản phụ có thể ăn thịt vịt như một nguồn protein bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Khi ăn thịt vịt, mẹ chỉ nên ăn ít một để xem phản ứng của bé như thế nào. Thêm vào đó, mẹ cũng chỉ nên ăn 1 – 2 bữa thịt vịt/ tuần, chứ không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này trong một bữa hoặc nhiều bữa liên tiếp.

Điều quan trọng nhất là mẹ phải ăn uống đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, chú trọng chất xơ và protein. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống thật nhiều nước mỗi ngày và giữ tinh thần thoải mái để đủ sữa cho con bú.

5. Một số món ăn từ thịt vịt bổ dưỡng cho mẹ sinh mổ

5.1. Món cháo vịt đậu xanh

Cháo vịt đậu xanh là món ăn vô cùng quen thuộc với nhiều gia đình. Món ăn này rất thơm ngon, đậm vị với thịt vịt mềm, chín kỹ và đậu xanh thanh mát. Quan trọng nhất là nó đem lại cho mẹ sinh mổ một món ăn đủ chất dinh dưỡng, nhưng không quá nặng bụng.

Cháo vịt đậu xanh là món ăn bổ dưỡng cho sản phụ sau sinh

5.2. Món thịt vịt trộn rau khoai lang

Thịt vịt trộn rau khoai lang là món ăn được rất nhiều mẹ sinh mổ yêu thích. Bởi lẽ món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo của thịt vịt đậm đà cùng rau khoai lang mát và giòn. Tất cả những hương vị này đã tạo nên một món trộn giàu dinh dưỡng và cực kỳ thơm ngon.

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng cho những sản phụ sinh mổ là vô cùng quan trọng. Do đó, chị em nên thiết kế một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tham khảo lời khuyên của bác sĩ để nhanh phục hồi sức khỏe, có nhiều sữa cho con bú.

Hội Tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư [đang xạ trị, hóa trị].

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…

Những đối tượng không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người nên hạn chế ăn thịt vịt để tránh gây hại sức khỏe:

Người bị bệnh gout

Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người có hệ tiêu hóa kém

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Người bị ho

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây xưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp

Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.

- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

- Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

Video liên quan

Chủ Đề