Gà bị đờm nổi mục trên da là bệnh gì năm 2024

Tại Việt Nam, thời tiết khô hanh nên thường xuyên xuất hiện các loại mụn bằng bằng hạt đỗ mọc ở mào, xung quanh mắt…của gà. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đậu gà. Để giúp bà con chăn nuôi hiểu rõ hơn về loại bệnh này, thuốc thú y Việt Anh Viavet xin trân trọng gửi đến bà con bài viết tổng hợp chi tiết nhất các thông tin về loại bệnh này. Mong bà con theo dõi và áp dụng hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà Bệnh đậu gà gây ra bởi virus đậu gà. Đặc biệt, loại virus này có khả năng tồn tại thời gian dài trong điều kiện môi trường có điều kiện khắc nghiệt như: khô hanh, ẩm ướt, thậm chí cả trong mùa rét và ánh sáng trực tiếp.

Bệnh đậu gà lây lan qua các loại côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi… trong thời gian dài. Cụ thể, chúng có thể tồn tại trong cơ thể muỗi lên tới 56 ngày và lây truyền qua các vết cắn, vết thương hở ngoài da của gà. Đặc biệt, khi gà có vết thương hở tiếp xúc với gà bị bệnh đậu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Triệu chứng của bệnh đậu gà

Theo các nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia thú y, bệnh đậu gà hiện nay có 2 thể bệnh chính là thể ngoài da và thể niêm mạc.

Thể ngoài da

Biểu hiện là các nốt mụn đậu mọc ở những vùng da không lông như mào, mép, quanh mắt…Bệnh nặng kéo dài mụn sẽ xuất hiện ở chân, hậu môn và da trong cánh gà. Với mụn ở khóe mắt sẽ khiến gà bị viêm kết mạc mắt, khó và không mở được mắt, mụn ở miệng khiến gà ăn uống khó khăn. Mụn đậu gà giai đoạn đầu sẽ là các nốt sần nhỏ, màu nâu xám và xám đỏ theo thời gian mụn sẽ tăng kích cỡ và trở nên sần sùi, chuyển sang vàng có có mủ và dịch sệt bên trong. Mụn vỡ ra sẽ đóng vảy, tróc vảy sẽ để lại sẹo.

Thể niêm mạc

Thể bệnh này thường gặp ở gà con khi xuất hiện các nốt mụn ở niêm mạc, hầu họng, khóe miệng gà … với các lớp màng màu trắng hoặc vàng nhạt bên trên bề mặt và có nốt nở loét màu đỏ ở dưới. Thể niêm mạc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi khiến gà khó thở, giảm ăn và liên tục chảy ra các chất nhờn lẫn mủ từ miệng.

Gà bị nấm họng là một bệnh truyền nhiễm, tuy không thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm mang lại thiệt hại lớn cho người nuôi. Vậy nên bài viết hôm nay Chợ Tốt sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lý do khiến gà mắc bệnh nấm họng, cách nhận biết và chữa trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân và dấu hiện nhận biết triệu chứng gà bị nấm họng

Nguyên nhân khiến gà bị nấm họng là do nấm Candida albicans. Loại nấm này sẽ xâm nhập trực tiếp vào các bộ phận cơ quan tiêu hoá khiến gà bị rối loạn tiêu hoá, ủ rũ và bỏ ăn.

Gà bị mắc bệnh nấm họng

Một số nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp khiến gà bị nhiễm nấm Candida albicans gây ra bệnh nấm họng là:

  • Dụng cụ ăn uống, chăm sóc gà không được giữ vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường cho nấm Candida albicans sinh sôi.
  • Thức ăn/ nước uống của gà không đảm bảo vệ sinh.

Các triệu chứng gà bị nấm họng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rõ ở phần miệng gà như:

  • Xuất hiện nấm màu trắng mọc xong quanh miệng và bên trong họng gà.
  • Bên trong khoang miệng của gà bệnh nấm họng sẽ thấy có những mảng báo màu trắng. Sau trong họng gà ở phần thực quản sẽ thấy có những vết loét và mảng bám trắng.
  • Gà mắc bệnh nấm họng sẽ có hơi thở hôi kèo theo các triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi, ủ rũ, sụt cân.

Ngoài ra, các biểu hiện gà bị nấm họng khi mổ ra sẽ thấy trong diều, ruột và dạ dày gà như:

  • Thực quản của gà bị loét khiến gà bị chán ăn
  • Diều gà có mùi hôi và chứa dịch nhầy cùng mảng bám có hạt nhỏ màu trắng
  • Niêm mạc dạ dày của gà bị sưng tấy và xuất huyết.
  • Ruột non của gà chứa nhiều chất nhầy, lở loét khiến chúng suy yếu.

Gà mắc bệnh nấm họng có lây không?

Đáp án là có. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan ở gà. Nếu người nuôi không phát hiện và chữa trị kịp thời mà để tình trạng bệnh kéo dài thì đàn gà có thể sẽ bị xuất huyết trong và nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nấm họng trên gà là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm

Vậy nên người nuôi gà cần lưu ý kiểm tra sức khoẻ của vật nuôi thường xuyên để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Đồng thời cũng nên kết hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho gà trong quá trình chăn nuôi.

Các cách chữa gà bị nấm họng hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay có nhiều cách chữa gà bị nấm họng hiệu quả từ những bài thuốc dân gian đến tây y hiện đại. Tuỳ theo bệnh trạng của gà và khả năng của người nuôi để chọn cách chữa trị phù hợp.

Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết được 4 cách chữa trị cho gà mắc bệnh nấm họng hiệu quả, nhanh chóng.

Cách trị gà bị nấm họng bằng bài thuốc dân gian từ quả đu đủ

Với cách trị bệnh nấm họng cho gà này thì bạn cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh nhỏ để lấy nhựa quả. Đầu tiên bạn thực hiện dùng que nhỏ cạo phần nấm trên miệng gà sau đó bôi nhựa của quả đu đủ lên các vị trí đã cạo nấm.

Áp dụng cách này mỗi ngày từ 2 – 3 lần và liên tục trong 2 đến 3 ngày sẽ giúp gà giảm được bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn thời gian nên chỉ phù hợp cho người nuôi gà chọi hoặc có số lượng gà mắc bệnh ít.

Dùng rau ngót kết hợp thuốc tưa lưỡi để chữa bệnh nấm họng cho gà

Chúng ta cũng có thể sử dụng rau ngót và thuốc tưa lưỡi của trẻ em để chữa trị nấm họng cho gà. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy rau ngót giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Dùng thuốc tưa lưỡi của trẻ em pha với nước rau ngót.
  • Sử dụng khăn chấm vào hỗn hợp thuốc đã pha để lau sạch những chỗ gà bị mấm cả bên ngoài miệng và trong họng gà.

Duy trì thực hiện phương pháp này từ 3 đến 5 ngày khi thấy nấm ở miệng và họng gà không còn nữa là được.

Chữa gà bệnh nấm họng bằng cách dùng thuốc tím

Với cách trị gà bị nấm họng bằng thuốc tím thì đầu tiên bạn cần dùng dao hoặc que để cạo nhẹ những chỗ bị mấn trong miệng gà. Sau đó bôi thuốc tím – xanh methylen [loại thuốc thường dùng để bôi cho người bị thuỷ đậu] vào những chỗ gà bị nhiễm nấm. Thực hiện kiên trì trong vài ngày cho đến khi thấy gà hết nấm thì dừng.

Trị cho gà bệnh nấm họng bằng thuốc kháng sinh

Bệnh nấm họng trên gà cũng có thể điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng. Kết hợp với thuốc đặc trị là vitamin tổng hợp và chất điện giải để giúp gà tăng được sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng hợp.

Trị bệnh nấm họng cho gà bằng thuốc đặc trị

Hiện nay các loại thuốc điều trị bệnh nấm họng cho gà được bán nhiều tại các quầy thuốc thú y. Hoặc cũng có thể dùng một số thuốc trị nấm ở người như Fungicidin, Nystatin, Candicidin… để cho gà bị nấm họng uống cũng rất hiệu quả.

Thông thường gà nặng 2 kg uống 1 viên/ngày, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ hết bệnh. Tuy nhiên người nuôi nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y để có đơn thuốc chữa trị phù hợp.

Bệnh nấm họng ở gà khá dai dẳng, vậy nên người nuôi cần kiên trì điều trị và chăm sóc cho gà.

Một số điều cần lưu ý khi nuôi gà bị nấm họng

Trong quá trình điều trị cho gà mắc bệnh nấm họng thì bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng kết hợp thêm chất điện giải và vitamin.
  • Tránh cho gà ăn những thực phẩm cứng, khô gây khó tiêu và có thể khiến nấm lay lan nhiều hơn.
  • Nên cho gà tắm nắng mỗi ngày để tăng cường và phục hồi hệ miễn dịch.
  • Chú ý quan sát sức khoẻ và tình trạng bệnh của gà mỗi ngày.
  • Khi dùng thuốc điều trị nấm họng thì chỉ nên cho gà uống trong 2 giờ, sau đó nếu còn dư thì phải bỏ đi.
  • Vệ sinh chuồng trại nuôi gà sạch sẽ để hạn chế việc sinh trưởng của vi khuẩn, nấm bệnh.

Bệnh nấm họng trên gà nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì gà của bạn sẽ có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Vậy nên trong quá trình nuôi, bạn cần quan sát kỹ lưỡng đà gà để phát hiện bệnh và chăm sóc chữa trị kịp thời nhé!

Kinh nghiệm phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà

Trong quá trình chăn nuôi thì tình trạng gà mắc bệnh rất khó tránh khỏi. Vậy nên người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để có thể phòng chống và ngăn ngừa kịp thời các dịch bệnh xảy ra ở vật nuôi.

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống và dụng cụ chăm sóc gà sạch sẽ.
  • Không để thức ăn cũ và thuốc kháng sinh bị tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm móc phát triển.
  • Cho gà ăn chế độ đầy đủ dinh dưỡng kết hợp các loại thuốc ngăn ngừa bệnh nấm họng.
  • Khử trùng chuồng trại khu vực nuôi gà định kỳ để ngăn ngừa bệnh nấm họng và các mầm bệnh nguy hiểm khác.

Kết bài

Khi gà bị nấm họng thì người nuôi cần kiên trì chăm sóc, đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, kết hợp đầy đủ các biện pháp phòng tránh bệnh nấm. Chúc bạn thành công trong việc phòng và điều trị bệnh nấm họng ở gà.

Ngoài ra, nếu bạn cần nắm bắt các thông tin về những loại bệnh thường gặp ở gà hay muốn tìm nơi mua bán gà chất lượng, giá tốt thì hãy truy cập Chợ Tốt ngay nhé!

Chủ Đề