Gạo dẻo cho bao nhiêu nước?

Mỗi gia đình có những thói quen khác nhau về việc sử dụng dụng cụ để đong gạo ví dụ như: lon, chén, hộp nhựa… Với đa số các nồi cơm điện trên thị trường đều bán kèm theo cốc đong gạo. Những chiếc cốc này đã được nghiên cứu và sản xuất để giúp người nấu có thể đong gạo và đo lường mực nước 1 cách thích hợp. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng biết được điều này. Hãy cùng Điện Máy Chợ Lớn tìm hiểu cách sử dụng cốc đong gạo: chính xác, dễ dàng nhé!

Cách sử dụng cốc đong gạo

Cách đong gạo và nước theo cốc

Tùy từng loại nồi cơm điện mà chiếc cốc đong gạo cũng có nhiều kiểu dáng và dung tích khác nhau. Nhưng trên từng cốc đong gạo đều vạch thể hiện mức minilit để người dùng tiện đo lường và đa số cốc đều có dung tích 160ml.

Trong long nồi cơm điện sẽ có các vạch mức 2, 4, 6, 8, 10. Những con số này có ý nghĩa là bạn đong bao nhiêu cốc gọa thì vạch nước sẽ ở bấy nhiêu. Ví dụ 2 cốc gạo, thì nước cho vào nồi sẽ ở mức 2, 4 cốc gạo thì lượng nước ở mức 4… Khá đon giản và dễ dàng mà không cần dùng các cách thủ công như ngày xưa: đốt ngón tay, đo bằng mắt…

Cách này sẽ giúp lượng nước cung cấp đủ và đúng cho lượng gạo bạn nấu, cơm được chín đều hơn, không quá khô hoặc quá nhão.

Sử dụng cốc đong gạo chính xác và dễ dàng

Cách đong khi không dùng cốc đong gạo

Bên cạnh đó, nhiều gia đình hay sử dụng lon sữa bò hoặc chén [bát] để đong gạo. Thông thường lon sữa bò sẽ có dung tích gấp đôi cốc đong gạo và chén sẽ có dung tích gấp rưỡi [1.5 lần]. Chính vì vậy, khi bạn đong đầy 1 lon sữa bò, sẽ tương ứng với 2 cốc đong, và mực nước sẽ ở vạch số 2 và bạn chỉ cần áp dụng tương tự như phương pháp trên.

Ngoài ra thì từng loại gạo khác nhau, chúng ta cũng cần thêm hoặc bớt 1 ít nước để phù hợp. Với những loại gạo dẻo thì cần bớt đi ít nước, và những loại gạo nở, gạo tẻ thì cần thêm 1 ít nước để cơm mềm và ngon hơn.

Cách đong khi không dùng cốc đong gạo

Đong gạo phù hợp với dung tích nồi

Những loại nồi cơm điện trên thị trường hiện tại thường có các dung tích như 0.6 lít, 1.2 lít, 1.8 lít, 2 lít thì sẽ phù hợp với phương pháp đong gạo sau đây, bạn có thể sử dụng để có 1 nồi cơm thật thơm ngon nhé!

  • Nồi cơm điện có dung tich 0.6 lít: 2 cốc gạo
  • Nồi cơm điện có dung tích 1.2 lít: 4-6 cốc gạo
  • Nồi cơm điện có dung tích 1.8 lít: 8 cốc gạo
  • Nồi cơm điện có dung tích 2 lít: 12-14 cốc gạo.

Đong gạo phù hợp với dung tích nồi

Hy vọng rằng những chia sẻ của Điện Máy Chợ Lớn sẽ giúp các bạn sử dụng cốc đong gạo: chính xác, dễ dàng hơn và có 1 nồi cơm thật thơm ngon mỗi ngày nhé!

Đừng quên theo dõi những mẹo hay và kinh nghiệm mua sắm của Điện Máy Chợ Lớn để đọc được thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nấu cơm là một trong những công việc quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên cách đong nước nấu cơm đúng chuẩn để cơm luôn đảm bảo độ thơm ngon và không bị nhão lại là điều không phải ai cũng biết. Tham khảo chi tiết hướng dẫn cách đong nước nấu cơm đúng chuẩn trong bài viết dưới đây!

Cách đong nước nấu cơm bằng công thức 1 đốt ngón tay

Tùy từng các loại gạo khác nhau sẽ ứng dụng một tỷ lệ nước nhất định khi nấu. Chính vì vậy gần như không có tỷ lệ cụ thể. Tuy nhiên tính theo công thức chung được nhiều người đo lường thì chúng ta sẽ sử dụng cách đong nước nấu cơm bằng đốt ngón tay hay còn gọi là cách đo nước nấu cơm bằng lóng tay. Trong đó chúng ta thường sử dụng mắt thường để áng chừng mức độ nước theo công thức “một đốt ngón tay”. Cụ thể là sau khi vo gạo, đến khi bạn đong nước nấu cơm, bạn sẽ sử dụng đốt ngón tay của mình để áng chừng lượng nước nấu cơm. Nếu lượng nước trong nồi cơm ngập hết gạo với mực nước bằng “1 đốt ngón tay” thì đấy là lượng nước để bạn có được nồi cơm thơm ngon, chín đều rồi đấy!

Cách đong nước nấu cơm bằng công thức 1 đốt ngón tay

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đối với một số loại gạo khó thổi như gạo lứt hay gạo nếp cần đòi hỏi tính chính chính xác hơn trong công đoạn đong nước. Tỷ lệ nước chuẩn sẽ giúp cho quy trình thổi cơm diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Các công thức đong nước nấu cơm theo tỷ lệ gạo nước chuẩn nhất

Công thức tỷ lệ gạo nước chung khi thổi gạo thường

Đối với một số loại gạo trắng các bạn không nên thổi quá nhiều nước hoặc quá ít nước. Có thể gây ra tình trạng phổ biến là cơm quá khô hoặc cơm bị nhão rất khó ăn. Trung bình khi thổi gạo trắng cần nước theo tỷ lệ 1,5 chén nước/1 chén cơm. Để tỉ lệ nước và gạo chính xác thì bạn nên sử dụng cốc đựng nước có đo lượng nước nhé!

Trong đó công thức chung sẽ là 1,5 – 2 chén chất lỏng/1 chén gạo. Đối với những loại gạo trắng bình thường phổ biến thì cần 1,5 chén chát lỏng/1 chén gạo. Về chất lỏng ở đây các bạn có thể sử dụng nước, nước cốt dừa, nước xương hầm hoặc thậm chí là nước trà.

Cách chọn tỉ lệ nước và gạo phù hợp

Với gạo lứt, công thức chuẩn là 2 chén chất lỏng/1 chén gạo. Còn với gạo trắng bình thường thì 1,5 chén chất lỏng/1 chén gạo.

Hướng dẫn cách đong nước nấu cơm gạo lứt đúng chuẩn

Khác với một số loại gạo trắng thông thường như gạo nếp, tám thơm. Gạo lứt có một đặc điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý đó chính là cần nhiều nước hơn so với gạo thường để đảm bảo độ ngon miệng cần thiết khi thưởng thức. Tráng bị quá nhão hoặc quá khô. Trong đó đặc điểm của gạo lứt là lẫn hạt cám bên ngoài. Chính vì vậy sẽ cần nhiều nước hơn gạo thường để làm mềm lớp vỏ ngoài vẫn còn cám.

Vo gạo thế nào mới chuẩn?

Vo gạo trước khi nấu cơm không thực sự cần thiết, tuy nhiên nếu bạn muốn hạt cơm không bị dính bết vào nhau và có màu sắc đẹp mắt thì vo gạo là cần thiết. Các bạn nên sử dụng rổ để vo gạo

Chúng ta thường có thói quen cho gạo vào ruột rồi cơm rồi vo luôn trong đó cho tiện. Nhưng cách chuẩn nhất là cho gạo vào rổ chuyên dụng rồi vo dưới vòi nước chảy trong khoảng 2 phút. Cách vo này giúp loại bỏ phần bột cám giúp hạt cơm không bị dính bết. Cho cơm nghỉ khoảng 5 – 10 phút. Không dùng cơm ngay sau khi chín, cũng không nên để cơm trong nồi quá lâu.

Vo gạo sạch sẽ trước khi nấu

Sau khi cơm chín, đừng vội xới cơm ra dùng luôn mà hãy đảo đều cho tơi cơm rồi đậy nắp nồi lại cho cơm nghỉ khoảng 5-10 phút. Đoạn nghỉ 5-10 phút này giúp các hạt cơm chín đều, lúc này là cơm ở trạng thái ngon nhất. Nếu để cơm quá lâu trong nồi sau khi cơm đã chín, hạt cơm sẽ bị khô dù hạt cơm vẫn nóng nhờ chế độ giữ ấm.

Nấu cơm cho bao nhiêu nước?

Gạo trắng cần nước theo tỷ lệ 1,5 chén nước/1 chén cơm. Công thức chung là 1,5-2 chén chất lỏng cho mỗi chén gạo. Chất lỏng ở đây có thể là nước, nước cốt dừa, nước xương hầm, thậm chí là trà. Với gạo lứt, công thức chuẩn là 2 chén chất lỏng/1 chén gạo.

2 chén gạo thì bao nhiêu nước?

Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước.

1 bát gạo thì cho bao nhiêu nước?

Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau: Gạo trắng, hạt dài: 1 cốc gạo cho 1.75 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 280ml nước. Gạo trắng, hạt vừa: 1 cốc gạo cho 1.5 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 240ml nước.

Nấu cơm theo tỉ lệ bao nhiêu?

Tỉ lệ nước với gạo là yếu tố quyết định nồi cơm ngon hay dở. Nếu cho nhiều nước quá mức cần thiết, cơm sẽ nhão; ngược lại, nếu cho quá ít nước, cơm sẽ khô và khó nuốt. Thông thường, bạn nên đổ nước vào theo tỉ lệ 1:2, tức là 1 gạo thì 2 nước.

Chủ Đề