Giải bài tập hóa trang 108 lớp 10

Bài 5 trang 108 SGK Hóa 10 Cánh Diều: Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước...

Hướng dẫn trả lời bài 5 trang 108 SGK Hóa 10 Cánh Diều thuộc nội dung Bài 17: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN - Chủ đề 7: Nguyên tố nhóm VIIA [Nhóm Halogen].

Câu hỏi

Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư còn có tác dụng ngăn ngừa nước bị tái nhiễm vi khuẩn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia [QCVN 01 – 1 : 2018/BYT], hàm lượng chlorine tự do đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1,0 mg L-1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 mg L-1 thì không tiêu diệt được hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngước lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0 mg L-1 sẽ gây dị ứng.

Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiếu tia cực tím với cường độ cao vào nước cũng làm giảm lượng chlorine. Các nhà máy lọc nước RO [reverse osmosis: thẩm thấu ngược] cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước một cách hiệu quả.

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

  1. Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
  1. Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
  1. Có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt bằng những cách nào?

Trả lời

  1. Chlorine có màu vàng lục, mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh có chlorine, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi của nước chlorine
  1. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà
  1. Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt:

- Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính

- Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời => Tia cực tím với cường độ cao vào nước cùng làm giảm lượng chlorine

- Sử dụng máy lọc nước RO [thẩm thấu ngược] cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời bài 5 trang 108 SGK Hóa 10 Cánh Diều. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều mà chúng tôi đã tổng hợp.

Giải bài tập sách giáo khoa và sách bài tập hóa học lớp 10 cơ bản và nâng cao giúp bạn có những lời giải hay bài tập hóa học 10

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Bài 1: Thành phần nguyên tử

  • Giải bài tập trang 9 SGK Hóa học lớp 10: Thành phần nguyên tử

Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị

  • Giải bài tập trang 13, 14 SGK Hóa học lớp 10: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

Bài 3: Luyện tập: Thành phần nguyên tử

  • Giải bài tập trang 18 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập thành phần nguyên tử

Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử

  • Giải bài tập trang 22 SGK Hóa học lớp 10: Cấu tạo vỏ nguyên tử

Bài 5: Cấu hình electron

  • Giải bài tập trang 27, 28 SGK Hóa học lớp 10: Cấu hình electron của nguyên tử

Bài 6: Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

  • Giải bài tập trang 30 SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử

→Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử

→Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Giải bài tập trang 35 SGK Hóa học lớp 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

  • Giải bài tập trang 41 SGK Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

  • Giải bài tập trang 47, 48 SGK Hóa học lớp 10: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học

Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  • Giải bài tập trang 51 SGK Hóa học lớp 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Hướng dẫn giải

1. Tính oxi hóa giảm dần

2. Từ F đến I, năng lượng liên kết của halogen với hydrogen giảm dần

Lời giải chi tiết

1.

- Từ F2 đến I2, tính oxi hóa của các halogen giảm dần

→ Khả năng hoạt động của các đơn chất halogen giảm dần

→ Xu hướng phản ứng với hydrogen giảm dần

2.

- Dựa vào Bảng 12.2 ta nhận thấy: Từ F đến I, năng lượng liên kết của halogen với hydrogen giảm dần

→ Khả năng halogen liên kết với hydrogen giảm dần

→ Xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen giảm dần từ F2 đến I2

-- Mod Hóa Học 10 HỌC247

Chủ Đề