Giải bài tập Toán lớp 6 Cánh diều trang 7

Trả lời câu hỏi luyện tập vận dụng trang 6, 7 SGK Toán 6 Cánh Diều. Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 7, 8 SGK Toán 6 tâp 1 Cánh Diều: Bài 1 Tập hợp – Chương 1 Số Tự Nhiên.

Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10.

– Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”.

– Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Ta có tập hợp A = {1; 3; 5; 7; 9}

Hoạt động 1 trang 6

Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 7}. Số 2 và số 4 có là phần tử của tập hợp B không?

– Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”

Số 2 là một phần tử của tập hợp B, số 4 không là phần tử của tập B

 Luyện tập vận dụng 2 trang 6 Toán 6 Cánh Diều

Cho H là tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu \[ \in , \notin \] thích hợp cho dấu ?:

Viết tập hợp H và điền kí hiệu.

Ta có tập hợp H = {Tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}

Suy ra:

a] Tháng \[2 \notin H\]

b] Tháng \[4 \in H\]

c] Tháng \[12 \notin H\]

Hoạt động 2

Quan sát các số được cho ở Hình 2. Gọi A là tập hợp các số đó.

a] Liệt kê các phần tử của tập hợp A và viết tập hợp A

b] Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?

– Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”.

– Quan sát tập hợp A rồi rút ra tính chất chung.

a] Các phần tử của tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8.

Ta có tập hợp A = {0; 2; 4; 6; 8}

b] Các phần tử của tập hợp A đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

Trả lời Luyện tập vận dụng 3 trang 7 SGK Toán 6 Cánh Diều

Cho C={x|x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

– Tìm các số tự nhiên chia 3 dư 1 lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18

– Viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Các số tự nhiên chia 3 dư 1 lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18 là: 4; 7; 10; 13; 16.

=> C = {4; 7; 10; 13; 16}

 Luyện tập vận dụng 4

Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020

– Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”.

– Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Gọi tập hợp các số tự nhiên xuất hiện trong số 2020 là A, ta có:

Tập hợp A = {2; 0}

Giải Bài 1 trang 7, 8 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a] A là tập hợp tên các hình trong Hình 3:

b] B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c] C là tập hợp tên các tháng của Qúy II [biết một năm có 4 quý];

d] D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4.

– Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

a] Ta có tập hợp A gồm các phần tử: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang

b] Ta có tập hợp B gồm các phần tử: N; H; A; T; R; G

c] Ta có tập hợp C gồm các phần tử:  tháng 4; tháng 5; tháng 6

d] Ta có tập hợp D gồm các phần tử: đồ; rê; mi; pha; sol; la; si

Giải Bài 2 trang 8 SGK Toán 6 Cánh Diều

Cho tập hợp A = {11;13;17;19}. Chọn kí hiệu “\[ \in \]”, “\[ \notin \]” thích hợp cho dấu ?:

– Kiểm tra từng số có xuất hiện trong tập hợp A không.

 + Nếu xuất hiện ta điền dấu \[ \in \]

 + Nếu không xuất hiện ta điền dấu \[ \notin \].

a] Ta có: số 11 có trong tập hợp A nên 11 \[ \in \] A.

b] Ta có: số 12 không có trong tập hợp A nên 12 \[ \notin \]A.

c] Ta có: số 14 không có trong tập hợp A nên 14\[ \notin \]A.

d] Ta có: số 19 có trong tập hợp A nên 19\[ \in \]A.

Bài 3 trang 8 Toán 6 Cánh Diều Tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a] A = {x| x là số tự nhiên chẵn, x

Chủ Đề