Giải đề thi môn hóa lớp 8 học kì 2

Bạn đang xem chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa có lời giải và đáp án chi tiết nhất. Chúng tôi có sưu tầm các loại đề thi hk2 môn hóa 8 cấp trường, cấp tỉnh, cấp huyện từ các website lớn  như tailieu.vn hoặc 123doc.net và violet.vn.. Với mong muốn đem đến cho các bạn những tài liệu đề thi học kì 2 môn hóa học lớp 8 chất lượng nhất.

Đến với chúng tôi bạn sẽ không phải đăng ký tài khoản rờm rà mà vẫn có thể tải về các dạng đề thi học kì 2 môn hóa lớp 8 có đáp án mới nhất theo từng năm. Nếu thấy hữu ích đừng quên cho chúng tôi 1 like và share để có động lực upload tài liệu và đề thi cho các bạn.

Dưới đây là Đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa học năm 2016 – 2017. Đề…

Bài 1:a] Tính phần trăm theo khối lượng mỗi nguyên cố có trong hợp chất Fe2[SO4]3; b] Một hợp chất…

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa trường THCS Tân Quang 2017. Để điều chế khí hiđro trong…

Tham khảo Thi học kỳ 2 lớp 8 môn Hóa Học năm học 2016 – 2017 có đáp án chi…

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Hóa Học của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2017 có đáp…

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1:  Khối lượng kali pecmanganat [KMnO4] cần thiết để điều chế oxi đủ để đốt…

Đề thi & kiểm tra cuối học kì 2 Môn Hóa học khối lớp 8 mới nhất của Phòng Giáo…

Đề thi gồm 2 phần tự luận và trắc nghiệm. Nội dung xoay quanh kiến thức Hóa học 8. Để…

Đề số 1 – Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 8. Dãy chất nào sau đây đều…

Đề số 2 – Đề kiểm tra học kì 2 – Hóa học 8. Độ tan của CuSO4 ở 25°C là…

Xin chào các em! Tiếp theo chúng ta cùng tham khảo bộ đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa…

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lý trường THCS Nguyễn Trực, thị trấn Kim Bài có đáp án…

Bộ đề thi học kỳ 2 lớp 8  môn Hóa học bao bồm nhiều đề thi từ các trường khác nhau, có bảng ma trận và đề cương ôn tập kèm theo đáp án chi tiết để các bạn học sinh có thể tham khảo cũng như đối chiếu kết quả bài làm của chính mình ngay sau khi làm xong. Bộ đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng cho các kỳ thi quan trọng sắp tới

[Cập nhật liên tục … ]

Quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm tại đây – bộ đề thi học kỳ 2 lớp 8 tất cả các môn Lịch sử, ToánVănTiếng AnhVật lýCông dânSinhĐịaHóa của các trường trên toàn quốc

Đề bài

Câu 1

Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết điều gì? Viết công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch và nêu ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức

Câu 2

a, Phân loại và gọi tên các oxit sau: SO3, FeO

b, Nêu phương pháp hóa học để nhận ra mỗi dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt không ghi nhãn gồm: dung dịch Na2SO4, dung dịch KOH, dung dịch H2SO4

Câu 3:

Viết phương trình hóa học cho các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a, KClO3\[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\]

b, CaO + H2O →

c, Al + HCl →

d, Na + H2O →

Câu 4

Hòa tan hết 11,2 gam kim loại sắt Fe hoàn toàn trong 73 gam dung dịch axit clohidric vừa đủ thu được muối sắt II clorua và khí hidro

a. Viết phương trình hóa học xảy ra

b. Tính thể tích khí hidro thoát ra [đktc]

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohidric đã dùng

Câu 5

Cho 19,2 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí oxi ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 24 gam oxit.

a. Tính thể tích oxi ở điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu phải dùng

b. Xác định công thức hóa học của kim loại R

[Cho biết: Fe = 56; Cl = 35,5; H =1; O = 16; Cu = 64; Ca = 40; Mg = 24]

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp giải:

Xem lại phần định nghĩa và công thức chi tiết tính nồng độ phần trăm

Hướng dẫn giải

Định nghĩa: Nồng độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

\[C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}*100\% \]

mct : Khối lượng chất tan [g]

mdd : Khối lượng dung dịch [g]

C% : Nồng độ phần trăm

Câu 2

Phương pháp giải

a, Xem lại định nghĩa và cách đọc tên các loại oxit

b, Xem lại đặc điểm tính chất của axit, bazo, muối

Hướng dẫn giải

a, SO3: Oxit axit

SO3: Lưu huỳnh trioxit

FeO: oxit bazo

FeO: Sắt [II] oxit

b, Lấy các dung dịch trên lần lượt ra từng ống nghiệm riêng biệt.

Thả quỳ tím vào từng ống nghiệm trên

Ống nghiệm chứa dung dịch khiến quỳ tím chuyển sang màu hồng [có môi trường axit] là ống nghiệm chứa H2SO4

Ống nghiệm chứa dung dịch khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh [có môi trường bazo] là ống nghiệm có chứa NaOH

Ống nghiệm không làm quỳ tím đổi màu là ống nghiệm có chứa dung dịch muối Na2SO4

Câu 3:

Phương pháp giải

- Xem lại phần tính chất của oxi và H2O để xác định sản phẩm của những phương trình này, sau đó cân bằng hoàn thiện phương trình

- Các loại phương trình hóa học

+ Phản ứng phân hủy: Phản ứng hóa học có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

+ Phản ứng hóa hợp: Phản ứng hóa học có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu

+ Phản ứng thế: Phản ứng hóa học mà trong đó, nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất, thay thế nguyên tử nguyên tố khác ở dạng hợp chất.

+ Phản ứng trao đổi: Phản ứng hóa học, trong đó các hợp chất trao đổi nguyên tử hay nhóm nguyên tử với nhau.

Hướng dẫn giải

a, KClO3 \[\xrightarrow{{{t}^{o}}}\]KCl + 3/2 O2

Phản ứng phân hủy

b, CaO + HCl → CaCl2 + H2O

Phản ứng trao đổi

c, 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Phản ứng thế

d, Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

Phản ứng thế

Câu 4

Phương pháp giải

a,  Dựa vào chi tiết đề bài, viết và cân bằng phản ứng

b, Tính nFe

- dựa vào tỉ lệ phương trình => nH2 => V H2

c, Dựa vào tỉ lệ phương trình => nHCl => mct[HCl] => C%

Hướng dẫn giải

a, Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b, nFe = m/M = 11,2 : 56 = 0,2 [mol]

Xét phương trình ta có

                  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 [1]

Tỉ lệ PT       1                                1

mol            0,2                               x

Từ [1] => x * 1 = 0,2 * 1 [nhân chéo] => x = 0,2 mol

=> nH2 = 0,2 [mol] => VH2 = 0,2 * 22,4 = 4,48 [lít]

c, Xét phương trình ta có

                  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 [2]

Tỉ lệ PT       1        2                 

mol             0,2     y

Từ [2] => 1 * y = 2 * 0,2 => y = 0,4 [mol]

nHCl = 0,4 [mol]

m ct[HCl] = 0,4 * 36,5 = 14,6 [gam]

=> C% HCl = mct/mdd * 100 = 14,6 : 73 * 100% = 20%

Câu 5

Phương pháp giải

a, Viết phương trình phản ứng,

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, => m O2 => n O2 => Thể tích O2

b, Dựa vào phương trinh => nR => MR => CTHH của R

Hướng dẫn giải

R có hóa trị II => CTPT của oxit là RO

a, Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta thấy

m R + m O2 = m RO

=> 19,2 + mO2 = 24 => mO2 = 4,8 [gam]

=> nO2 = m/M = 4,8 : 32 = 0,15 [mol]

=> V O2[đktc] = n * 22,4 = 0,15 * 22,4 = 3,36 [lít]

b, Ta có phương trình phản ứng

         2R + O2 → 2RO

PT      2      1

mol     x    0,15

=> x * 1 = 0,15 * 2

=> x = 0,3 [mol]

=> MR = m/n = 19,2 : 0,3 =64 [gam/mol]

=> R là Cu

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề