Giải pháp để phát triển nhân lực ngành kế toán năm 2024

Thị trường lao động đang xuất hiện tình trạng dư cung về nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán, một phần của thực trạng này do có nhiều trường không có thế mạnh về đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán, thậm chí có một số trường chủ yếu mạnh về đào tạo kỹ thuật cũng tham gia đào tạo ngành này. Trong khi đó, xét về mặt nhu cầu của doanh nghiệp, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng dẫn đến việc các doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động, tuy nhiên, dù trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, đa số các đơn vị này vẫn có nhu cầu về nhân lực kế toán - kiểm toán có chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho đơn vị.

Từ khóa: Nguồn nhân lực, ngành Kế toán.

  1. Đặt vấn đề

Kế toán là một nghề đòi hỏi sự cẩn thận đến từng chi tiết. Công việc của nghề kế toán yêu cầu tính cẩn thận và kỹ lưỡng, bao gồm các công việc sau đây:

- Lập các chứng từ về hoạt động kinh tế phát sinh thường ngày tại đơn vị: Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho,…

- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách của công ty, chi phí và doanh thu.

- Thực hiện ghi và kiểm tra sổ sách kế toán.

- Quản lý tiền mặt tại đơn vị và các tài khoảnngân hàng.

- Xử lý các dữ liệu kế toán, lên các báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị để cung cấp thông tin cho nhà quản lý như: Báo cáo tài chính, Báo cáo lợi nhuận, Báo cáo về chi phí,…

Tuy nhiên, khối lượng công việc của mỗi kế toán viên phụ thuộc vào từng công ty, từng tổ chức và từng thời điểm khác nhau.

Kế toán là việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích, ghi chép tình hình vận động của tài sản và vốn trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin hữu ích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chức năng cơ bản của kế toán là chức năng cung cấp thông tin và chức năng kiểm tra. Cung cấp những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tình hình vận động của vốn và tài sản. Cung cấp những thông tin, số liệu kế toán về tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp… tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Bằng những phương pháp, nguyên tắc kế toán, những chuẩn mực, những chính sách và chế độ kế toán, bằng các kỹ thuật hạch toán, hình thức kế toán và hệ thống sổ sách…, kế toán luôn làm tốt các chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra giám sát của mình.

Để làm tốt chức năng giám sát kiểm tra, kế toán còn có một công cụ kỹ thuật, đó là:

Tính đối ứng của phương pháp hạch toán.

Tính cân đối của nguồn vốn và tài sản thể hiện ở đẳng thức tài chính sau:

Vốn chủ = Tài sản – Nợ phải trả

Vốn chủ + Nợ phải trả = Tài sản

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở đa số những doanh nghiệp, kế toán không phát huy được chức năng của mình.

II. Thực trạng

Ngày nay, tình hình kinh tế đang phát triển, doanh nghiệp được thành lập ngầy càng nhiều và kéo theo hàng loạt nhu cầu tuyển dụng nhân sự, mà kế toán là một trong những vị trí bắt buộc phải tuyển để có thể hình thành một bộ máy hành chính phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo thống kê của Bộ Tài chính, để chuẩn bị hội nhập quốc tế trước khi các hiệp định thương mại quan trọng như TPP chính thức có hiệu lực, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp lý và chuẩn mực kế toán hoàn chỉnh, với nhiều nội dung phục vụ cho hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đại diện Vụ Kế toán Kiểm toán [Bộ Tài chính] cho biết, một trong những thách thức lớn nhất trước thềm hội nhập là lực lượng kế toán kiểm toán của Việt Nam còn mỏng. Hiện chỉ có gần 5.000 người có chứng chỉ kế toán kiểm toán quốc tế.

Số lượng này so với những quốc gia trong khu vực như Singapore và Thái Lan còn quá khiêm tốn. Bộ Tài chính cũng thống kê, thị trường dịch vụ kiểm toán hiện nay gồm 150 doanh nghiệp [DN], phục vụ khoảng 40.000 khách hàng, bao gồm DN nước ngoài và trong nước. Để các DN xây dựng một hệ thống tài chính - kế toán bài bản, Việt Nam cần gấp rút có những chiến lược phù hợp để bổ sung nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đạt chuẩn quốc tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - kiểm toán đã chia sẻ thông tin về những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP và AEC [Cộng đồng kinh tế ASEAN] cũng như những định hướng cần thiết để xây dựng một lực lượng kế toán kiểm toán chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để có thể nắm bắt cơ hội trước thềm hội nhập.

Được xem là một trong những ngành nóng ở nhiều trường ĐH, CĐ thế nhưng ngành Kế toán hiện tại đang phải đối mặt với thừa nhân lực.

Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, nhu cầu tìm việc của lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,46% tổng số lao động. Ngành có nhiều người tìm việc nhất là kế toán - tài chính, hành chính văn phòng, kinh doanh - bán hàng, cơ khí - hàn… Bản tin Thị trường lao động quý 2/2016 được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố cũng cho thấy, nhóm nghề kế toán - kiểm toán có số lượt người tìm việc nhiều nhất [chiếm 16,9%]; tiếp đó là quản trị kinh doanh [10,4%] và nhân sự [10%].

Mặc dù nhân lực đang dư thừa, song hiện cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành nghề kế toán. Nhiều trường không chuyên nhưng kế toán được xem là ngành chủ lực. Đơn cử như Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 có 2.000 thì có tới 900 chỉ tiêu ngành kế toán…

Theo Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội , cũng giống như ngành Sư phạm, ngành Kế toán đang khủng hoảng thừa nhân lực. Nhiều năm nay, do làm chưa tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động để đào tạo đúng hướng, giúp người học có định hướng rõ ràng, đã dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa ở một số ngành nghề. Vì vậy, rất cần sự khảo sát, đánh giá cụ thể, phải xem “kế hoạch hóa” để đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lãng phí như hiện nay

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN, từ năm 2016, kế toán là một trong 8 ngành nghề được tự do di chuyển trong khối ASEAN.

Ngành Kế toán – Kiểm toán dù nguồn cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao, câu hỏi đặt ra là tại sao lại có nghịch lý như vậy. Lý giải về hiện tượng thất nghiệp, thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng, theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc kế toán thực sự. Có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này:

1. Những sinh viên tốt nghiệp từ các trường được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lạikhông đượcthực hànhnhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế.

2. Công việc của kế toán viên DN không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốtchuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác. Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía DN.

3. Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ. Các doanh nghiệp lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.

4. Số lượng học viên trong mộtlớp quá lớn[30 đến 100 sinh viên/ lớp], trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việcở các trường là hết sức hạn chế.

Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành Kế toán còn lên đến 22%. Hiện nay, có nhiều người thất nghiệp nhưng những vị trí cần năng lực chuyên môn cao như giám đốc tài chính, kế toán trưởng,… của nhiều doanh nghiệp hiện được giao cho người nước ngoài với mức lương khủng, giao động từ 100 đến 200 triệu một tháng. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao tư duy độc lập và khả năng sáng tạo để tìm ra các giải pháp. Chương trinh học tập cần cho phép sinh viên làm chủ việc học - dù là học tập cá nhân hay theo nhóm - khuyến khích tư duy độc lập và giải quyết vấn đề thông qua chuỗi các hoạt động liên quan tới tài chính và kinh tế, thông qua kĩ năng đọc hiểu và soạn thảo trong các môn học chuyên đề; hoặc trong các buổi thảo luận có hướng dẫn và các buổi thuyết trình.

III. Giải pháp

Vấn đề mà bài toán đặt ra đối với nguồn nhân lực các ngành nghề nói chung và nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán nói riêng của Việt Nam là:

Nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lượng thấp, ngoại ngữ yếu, khả năng cạnh tranh kém sẽ không tận dụng cơ hội được làm việc trong các nước trong khu vực trong khối do yêu cầu các nhân lực có khả năng mới được tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển trong khối AEC. Như vậy, chúng ta đã đánh mất cơ hội do AEC mang lại.

Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì các công việc mà nhân lực Việt Nam đang thực hiện trong nước sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn của các nước trong khu vực sẽ tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm giảm thu nhập, thậm chí lấy đi việc làm của nguồn nhân lực kế toán – kiểm toán trong nước.

Nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém sẽ chỉ tham gia được phân khúc phục vụ cho các đối tượng, doanh nghiệp đòi hỏi không cao. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn là thu nhập thấp, nguồn lực tài chính để tái đầu tư nâng cao trình độ hạn chế, mặt khác do đối tượng phục vụ là phân khúc khách hàng đòi hỏi không cao nên bản thân nguồn nhân lực này ngoài nguồn lực tài chính của bản thân để nâng cao trình độ rất hạn chế, ở một góc độ nào đó, họ lại có thêm một trở ngại nữa là động lực thúc đẩy để họ nâng cao trình độ không thực sự đủ mạnh vì phân khúc thị trường của họ là các doanh nghiệp, tổ chức chất lượng không đòi hỏi cao, trả lương thấp.

Chúng ta không thể cạnh tranh bền vững bằng lao động giá rẻ, chất lượng thấp mà phải hướng đến đội ngũ nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán có chất lượng cao, năng suất cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng. Như vậy mới tận dụng được các cơ hội, vượt qua được các thách thức trong tiến trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Do đó, theo tác giả, chúng ta rất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Cần có cơ chế chính sách để kế toán kiểm toán Việt Nam và các nước trong khu vực AEC đẩy nhanh quá trình hòa hợp, hội tụ với kế toán quốc tế, trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo sẽ tiến hành

giảng dạy theo nội dung mới đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập. Như vậy nội dung kế toán trong nước, khu vực và quốc tế sẽ giảm dần sự khác biệt, tạo thuận lợi cho chính doanh nghiệp và các thành viên tham gia trong lĩnh vực kế toán kiểm toán trong và ngoài nước.

Nhà nước nên quy hoạch lại đào tạo nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán một cách hợp lý, trường nào có thể mạnh về đào tạo nhân lực ngành nghề nào nên tập trung đào tạo ngành nghề đó trên cơ sở cân đối vĩ mô cung cầu lao động từng ngành nghề của từng thời kỳ. Như vậy, sẽ giảm tải rất nhiều nguồn cung lao động chất lượng không đảm bảo, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.

Các cơ sở đào tạo cần tăng cường thời gian đào tạo thực hành kế toán - kiểm toán trên lớp, tăng cường đào tạo gắn thực tiễn, để nguồn nhân lực khi ra trường làm việc được ngay tránh để doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Bên cạnh đó, cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo dục, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh các ngành nghề nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng có điều kiện phát triển nghề nghiệp.

Tăng cường đào tạo khả năng thực hành ngoại ngữ, các kỹ năng mềm. Các cơ sở đào tạo nên dành thời lượng đủ lớn để trang bị cho học viên nâng cao kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, để sau khi ra trường, đội ngũ này có thể sử dụng ngay ngoại ngữ vào công việc của mình một cách hiệu quả.

Như vậy, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, hy vọng sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán, nâng cao năng suất, nâng cao giá trị gia tăng của Kế toán - Kiểm toán đối với tổ chức, nâng cao tính cạnh tranh bền vững lâu dài của nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1." Khả năng hội nhập của nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong AEC" - TS. Vũ Đình Anh - Chuyên gia kinh tế.

2. thoibaotaichinhvietnam.vn

3. web.kiemtoan.gov.vn

4. tapchiketoan.com

THE SITUATION OF QUALITY OF HUMAN RESOURCES IN ACCOUNTING SECTOR AND SOLUTIONS TO TACKLE THIS SITUATION IN THE COMING TIME

Master. TRAN NGOC THUY

Faculty of Accounting, University of Economic and Technical Industries

ABSTRACT:

The labor market is facing with a surplus in accountants and auditors. One of main reasons is that many universities are joining in training accounting disciplines, even some universities have only strengths in training technical disciplines. In terms of demand in the labor market, despite negative impacts of the global financial crisis and Vietnam’s economic downturn on business activities, enterprises in Vietnam still have a demand for high quality accountants and auditors.

Chủ Đề