Giải pháp tồn tại và phát triển của con người được nêu ra trong bài toán dân số là gì

Soạn bài Bài toán dân số hay nhất – Soạn văn 8

THPT Sóc Trăng Send an email

0 8 phút

Bạn đang cần tìm tài liệusoạn bài Bài toán dân số? THPT Sóc Trăng giới thiệu nội dung chi tiết bài soạn vănBài toán dân sốgiúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi đọc hiểu bài qua đó thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người.

Với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của văn bảnnày.

Bài viết gần đây

  • Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam hay nhất [5 mẫu chọn lọc]

  • Tóm tắt truyện Đánh nhau với cối xay gió [5 mẫu hay nhất]

  • Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước

  • Cảm nhận về đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

Cùng tham khảo ….

Bạn đang xem: Soạn bài Bài toán dân số hay nhất – Soạn văn 8

Nội dung

    • 0.1 Tìm hiểu chung về văn bản Bài toán dân số
  • 1 Hướng dẫn soạn bàiBài toán dân số
    • 1.1 Soạn bài Bài toán dân số phần Đọc – hiểu
    • 1.2 Soạn bài Bài toán dân số phần Luyện tập

Tìm hiểu chung về văn bản Bài toán dân số

– Nội dung chính:Chủ đề bao trùm mà văn bảnmuốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

– Bố cục văn bản:

+ Phần 1 [từ đầu… sáng mắt ra]: bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại

+ Phần 2 [tiếp… sang ô thứ 34 của bàn cờ]: tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới

+ Phần 3 [còn lại]: tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.

Bài soạn văn 8: Bài toán dân số

Hướng dẫn soạn bài: Bài toán dân số - Trang 130 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment dưới bài học để thầy cô giải đáp.

Câu trả lời:


Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm:
  • Câu 1:Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần,...
  • Câu 2:Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?...
  • Câu 3:Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào...
  • Câu 4:Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số...
  • Câu 5:Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
  • [Luyện tập] Câu 1:Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?
  • [Luyện tập] Câu 2:Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi:...
  • [Luyện tập] Câu 3:Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thê giới đã nêu...

Back to top

Tìm hiểu chung tác phẩm:

  • Tác giả:Thái An
  • Trích: “Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật số 28, 1995”.
  • Kiểu loại văn bản:Văn bản nhật dụng
  • Phương thức biểu đạt:Nghị luận kết hợp [với tự sự, thuyết minh]
  • Bố cục văn bản: 3 phần
    • Phần1: “Có người bảo”…“sáng mắt ra”

=>Vấn đề dân số , kế hoạch hóa gia đình đặt ra từ thời cổ đai[nêu vấn đề]

    • Phần 2:“Đó là”…“« thứ 31 của bàn cờ”

=> Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.”[ Làm sáng tỏ vấn đề]

    • Phần 3:“Đừng để”…“chính loài người”

=>Lời kêu gọi hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số [ Kết thúc vấn đề]

  • Nội dung:

Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.

Back to top

Câu 1:Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần,...

Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần,riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn.

Trả lời:

  • Phần một: [từ đầu đến sáng mắt ra]: tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại;
  • Phần hai [tiếp đến ô thứ 31 của bàn cờ]: Sự gia tăng khủng khiếp của dân số. Phần này gồm có 3 ý:
  • Phần 3 [còn lại]: Lời kêu gọi loài người cần kiềm chế tăng dân số. kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

Back to top

Câu 2:Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?...

Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?Điều gì đã làm cho tác giả “sáng mắt ra”?

Trả lời:

  • Trước hết, Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người. Loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.
  • Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.

Back to top

Câu 3:Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào...

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nàotrong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Trả lời:

  • Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.
  • Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

Back to top

Câu 4:Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số...

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một sốnước ở châu Á và châu Phi em có thể rút ra kết luận gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi và nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì vể sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Trả lời:

  • Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con [ít như ở Việt Nam thì trung bình là 3,7; nhiều như ở Ru-an-đa là 8,1]. Từ đây, có thể thấy rằng chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn.
  • Thứ hai, các con sô cho thấy các nước kém và chậm phát triển lại sinh con rất nhiều. Đó là các nước thuộc châu Phi [Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca] và châu Á [Ấn Độ, Việt Nam]. Điều này cho thấy những nưóc kém và chậm phát triển ở hai châu lục này là những nước có dân số tăng rất nhanh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Từ đó gây khó khăn cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Back to top

Câu 5:Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?

Trả lời:

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực và cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế gia tăng dân số. Đây là một thông điệp cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn với toàn nhân loại.

Back to top

[Luyện tập] Câu 1:Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?

Trả lời:

  • Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục tuyên truyền. Đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn.
  • Như vậy, khi nhận thức của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng được nâng cao về sức khỏe sinh sản, thì tỉ lệ sinh mới có thể cải thiện, “hạn chế sinh đẻ tối đa” để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho đứa con, cho bản thân và gia đình.

Back to top

[Luyện tập] Câu 2:Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi:...

Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi:Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Trả lời:

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì:

  • Dân số đông trong điều kiện kinh tế chậm phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm, tỉ lệ nghèo đói gia tăng.
  • Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiếu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển.
  • Sinh đẻ nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ và trẻ em, thiếu thốn các điều kiện chăm sóc về y tế.
  • Dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đứng trước nhiều thách thức trong tương lai.

Back to top

[Luyện tập] Câu 3:Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thê giới đã nêu...

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thê giới đã nêutrong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9/2003 xem số người trên thế giới đă tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Lấy số dân ở thời điểm tháng 9/2003 trừ đi số dân thế giới năm 2000. Lấy hiệu số của phép trừ trên chia cho số dân của Việt Nam. Kết quả:
Dân số trên thế giới mỗi năm tăng thêm 77.258.877 người, từ 2000 đến 2003 thời gian 3 năm dân số sẽ tăng: 77.258.877 X 3 [năm] = 231.776.621 người.
Như vậy gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.

Back to top

Soạn bài Bài toán dân số [chi tiết]

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn [luận điểm].

Lời giải chi tiết:

- Mở bài [từ đầu đến “sáng mắt ra”]

⟹Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.

- Thân bài [từ “Đó là câu chuyện cổ" đến “sang ô thứ 34 của bàn cờ"]

⟹Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

+ Thân bài có ba ý chính:

Ý 1: Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con [hơn hai rất nhiều], vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.

- Kết bài [Phần còn lại]

⟹Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 131SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Vấn để chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?

Lời giải chi tiết:

Vấn đề chính là tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

Điều làm tác giả “sáng mắt ra” chính là một vấn đề rất hiện đại, mới được đặt ra gần đây. Đó là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, khi nghe xong bài toán cổ, tác giả chợt ngỡ như vấn đề đấy đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 131SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nối bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cũng chính là bài toán cổ được tác giả nêu lên nhằm gây tò mò, lôi cuốn người đọc đưa đến một kết luận bất ngờ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp: có thế phủ kín bề mặt trái đất.

Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng và bùng nổ dân số. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 [chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng]. Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 132SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nừ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con [VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1]. Như vậy, chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển... sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca... Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam. Như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 132SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?

Lời giải chi tiết:

- Gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nước chậm phát triển.

- Gia tăng dân số quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển kinh tế.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 132 SGKNgữ Văn 8 Tập 1]

Liên hệ với phần Đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

Trả lời:

- Sự lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ. Không thế dùng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.

- Do đó cách tốt nhất, con đường tốt nhất là con đường giáo dục. Qua đó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn chặt với đói nghèo hay hạnh phúc.

- Đúng như Phê-đê-ri-cô May-o đề ra: “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cùngnhư tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh...”.

Trả lời câu 2 [trang 132SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Trả lời:

Dân số phát triển manh mẽ, nhanh chóng nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục... cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu... Đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu rơi vào vòng luẩn quấn bế tắc: vì nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển mọi mặt nên hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục không phát triển được, kinh tế lại nghèo nàn, lạc hậu.

Trả lời câu 3 [trang 132SGK Ngữ Văn 8 Tập 1]

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9-2003 xem số người trên thê giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Dân số trên thế giới:

- Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.

- Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.

- Từ năm 2000–2003: dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.

Tóm tắt

Video hướng dẫn giải

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là ở các nước chậm phát triển

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Chiếu dời đô - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn. Câu 1: Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo.

  • Soạn bài Ngắm trăng [Vọng nguyệt] - Ngắn gọn nhất

    Soạn bài Ngắm trăng [Vọng nguyệt] - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 8 tập 2. Câu 4. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

  • Soạn bài Câu trần thuật [Chi tiết]

    Soạn bài Câu trần thuật - Ngữ văn 8 tập 2. Câu 5. Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.

  • Soạn bài Hịch tướng sĩ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. Câu 1: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

Soạn bài Bài toán dân số, Ngắn 1

Câu 1:
- Từ đầu đến sáng mắt ra ⇒ đặt vấn đề về bài toán dân số ⇒ Phần 1
- Tiếp “Đó là câu chuyện cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ” ⇒ Làm rõ luận điểm của văn bản ⇒ Phần 2
- “Đừng để cho mỗi người” đến hết ⇒ đặt ra vấn đề cho con người nếu không có biện pháp phòng chống ⇒ Phần 3

Câu 2:
- Vấn đề chính: Văn bản đề cập đến nguy cơ thế giới đang đứng trước tình trạng bùng nổ dân số và gia tăng dân số quá nhanh. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ lại làm hại chính mình.
- Điều làm tác giả “sáng mắt”.
+ Thứ nhất, bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
+ Thứ hai, tốc độ gia tăng dân số đang quá nhanh.
+ Thứ ba, sự gia tăng dân số phụ thuộc vào khả năng sinh đẻ của những người phụ nữ.
+ Thứ tư, hạn chế sự gia tăng dân số là con đường tồn tại của loài người.

Câu 3:Từ câu chuyện kén rể của nhà thông thái tác giả giúp người đọc liên tưởng đến sự gia tăng dân số. Việc đặt vào các ô bàn cờ với sự gia tăng dân số giống nhau ở chỗ số thóc cần cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới đều tăng theo cấp số nhân.

Câu 4:
- Thông báo của hội nghị Cai – rô về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ một số nước giúp người đọc nhận thức ra rằng chỉ tiêu mỗi gia đình có một đến hai con là rất khó khăn bởi khả năng sinh con của người phụ nữ là rất lớn.
- Nê-pan, Ru-an-da, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca 🡪 Châu Phi.
- Ấn Độ và Việt Nam 🡪 Châu Á.
🡺 Dân số gia tăng rất nhanh ở các quốc gia chậm phát triển.
Câu 5:Văn bản “Bài toán dân số” thật ngắn gọn nhưng vấn đề đặt ra thật quan trọng và có ý nghĩa. Giúp người đọc nhận thức và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.

Top 5 Bài soạn "Bài toán dân số" hay nhất

17-11-2021 5 2440 0 0

Trắc nghiệm Bài toán dân số có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1: Văn bản Bài toán dân số được trích từ đâu?

A. Báo Giáo dục và Thời đại

B. Báo Gia đình

C. Báo Dân trí

D. Cả A, B, C đều sai

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 2: Tác giả của văn bản Bài toán dân số là ai?

A. Thái An

B. Khánh Hoài

C. Nguyễn Khắc Viện

D. Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 3: Văn bản Bài toán dân số có thể xếp vào kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nhật dụng

B. Văn bản thuyết minh

C. Văn bản tự sự

D. Văn bản miêu tả

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 4: Văn bản Bài toán dân số được viết theo phương thức nào?

A. Lập luận kết hợp tự sự

B. Lập luận kết hợp thuyết minh

C. Lập luận kết hợp miêu tả

D. Lập luận kết hợp biểu cảm

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 5: Chủ để bao trùm của văn bản bài toán dân số là gì?

A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ gia tăng dân số quá nhanh

B. Bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh là một hiểm họa cần báo động

C. Khống chế sự gia tăng dân số quá nhanh là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 6: Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì?

A. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người.

B. Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội

C. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

D. Cả A, B, D đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 7: Tác giả dẫn câu chuyện gì để đề cập đến bài toán dân số?

A. Câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.

B. Câu chuyện không một người nào có đủ thóc để lấy được cô con gái nhà thông thái

C. Câu chuyện nhà thông thái tìm người chồng giỏi chơi cờ cho con gái

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 8: Dựa vào các thông tin đưa ra trong bài viết, hãy cho biết nhận định nào nói đúng nhất điều làm tác giả của bài viết “sáng mắt ra”?

A. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề mới đặt ra gần đây, thế nhưng đọc xong bài toán cổ, theo suy luận và liên tưởng, tác giả lại thấy là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại

B. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề rất quen thuộc, đã được đặt ra từ thời cổ đại và được khơi lại trong thời gian gần đây.

C. Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề hiện đại nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề kén rể của nhà thông thái thời cổ đại.

D. Vấn đề dân số và kế hoạch gia đình – một vấn đề rất hiện đại bắt nguồn từ bài toán kén rể của nhà thông thái đặt ra từ thời cổ đại

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 9: Số thóc dùng cho các ô của bàn cờ được tác giả liên tưởng đến vấn đề gì?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số thế giới rất cao

B. Dân số thế giới

C. Dân số ở châu Phi

D. Khả năng sinh con của phụ nữ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 10: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

A. Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

B. Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số.

C. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 11: Từ việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

A. Phụ nữ có thể sinh rất nhiều con

B. Ở châu Phi, chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn để thực hiện được

C. Các nước kém và chậm phát triển lại sinh con rất nhiều

D. Những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Từ đó gây khó khăn cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 12: Theo em, con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?

A. Nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục tuyên truyền. Đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh

B. Khuyến khích người dân lập gia đình muộn

C. Đề ra chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con

D. Câu A, B đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 13: Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

A. Dân số đông trong điều kiện kinh tế chậm phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm, tỉ lệ nghèo đói gia tăng.

B. Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiếu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển.

C. Sinh đẻ nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ và trẻ em, thiếu thốn các điều kiện chăm sóc về y tế.

D. Dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nhân loại đứng trước nhiều thách thức trong tương lai.

E. Cả 4 phương án trên đều đúng

F. Câu A, C, D đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: E

Câu 14: Xác định bố cục của văn bản là 3 phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn?

A. Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

B. So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

C. Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con [hơn hai rất nhiều], vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.

D. Câu A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 15: Phần cuối cùng của văn bản nêu lên điều gì?

A. Lời kêu gọi loài người cần kiềm chế tăng dân số, kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

B. Khẳng định phụ nữ có thể sinh rất nhiều con

C. Các nước Châu Phi chậm phát triển lại sinh con rất nhiều

D. Khẳng định bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Bài giảng: Bài toán dân số - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn văn 8: Bài toán dân số

  • Soạn bài Bài toán dân số - Mẫu 1
    • Soạn văn Bài toán dân số chi tiết
    • Soạn văn Bài toán dân số ngắn gọn
  • Soạn bài Bài toán dân số - Mẫu 2

Soạn bài Bài toán dân số - Mẫu 1

Soạn văn Bài toán dân số chi tiết

I. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.

- Phần 2. Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.

- Phần 3. Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại

- Đặt vấn đề: giả thuyết về bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại.

- Người viết trình bày quan điểm cá nhân của mình:

  • Ban đầu: không tin
  • Sau đó khi nghe xong câu chuyện: “sáng mắt ra”.

=> Cách đặt vấn đề hấp dẫn, có tính chất gợi mở

2. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng

* Câu chuyện từ một bài toán cổ:

- Kể về việc kén rể của một nhà thông thái cho cô con gái của mình.

- Câu đố của nhà thông thái: đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô, đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, 2 hạt thóc vào ô thứ hai, các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi lên, ai đủ số thóc yêu cầu sẽ là chồng cô gái.

- Kết quả: không có ai đạt được yêu cầu của nhà thông thái, số thóc được tính ra có thể lấp đầy khắp bề mặt trái đất - một con số vô cùng khủng khiếp.

- So sánh với vấn đề dân số: Ban đầu thế giới có hai người [A-đam và Ê-va], đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.

* Câu chuyện về khả năng sinh con của phụ nữ: Tỉ lệ sinh con ở các nước châu Phi, châu Á là rất cao:

  • Châu Phi có Ru-an-đa là 8,1; Ta-da-ni-a là 6,7, toàn châu Phi là 5,8.
  • Châu Á có Ấn Độ là 4,5; Nê-pan là 6,3; Riêng ở Việt Nam là 3,7.

* Tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1.57% năm 1990 thì dân số hành tinh năm 2015 là 7 tỉ người - so sánh với bài toán cổ với số dân trên thế giới mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ.

=> Chứng minh đầy thuyết phục bằng cách so sánh và đưa ra số liệu.

3. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số

- Lời kêu gọi:

  • Đừng để cho mọi người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc.
  • Việc hạn chế gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người.

=> Lời kêu gọi ngắn gọn nhưng xác đáng.

Tổng kết:

- Nội dung: Từ câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Và nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

- Nghệ thuật: lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể…

Soạn văn Bài toán dân số ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn [luận điểm].

* Bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1 [Mở bài]. Từ đầu đến “tôi bỗng sáng mắt ra”: Bài toán dân số được đặt ra ở thời cổ đại.

- Phần 2 [Thân bài]. Tiếp theo đến “số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới hết sức nhanh chóng.

- Phần 3 [Kết bài]. Còn lại. Lời kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề gia tăng dân số.

* Các ý chính trong phần thân bài:

- Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

- So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

- Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con [hơn hai rất nhiều], vì thế chi tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.

Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?

- Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra đó là: Đất đai không sinh thêm, nhưng con người lại nhiều thêm gấp bộ. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

- Điều khiến tác giả sáng mắt ra: Vấn đề về bài toán đã được đặt ra từ thời cổ đại, chứ không chỉ có trong những năm gần đây như người ta vẫn nghĩ.

Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có tính chất gợi mở, giúp tác giả so sánh đến vấn đề gia tăng dân số.

- Sự tương đồng trong hai vấn đề này: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 [chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ].

- Từ sự so sánh này, tác giả tiếp tục nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.

Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

- Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairo với mục đích trước tiên là chứng minh rằng phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con.

- Các nước thuộc châu Phi là: Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca; các nước thuộc châu Á: Ấn Độ, Nê-phan, Việt Nam.

- Đây là các nước đang phát triển hay chậm phát triển, với tỉ lệ gia tăng dân số khá cao.

- Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề gia tăng dân số.

Câu 5. Văn bản này đem cho em những hiểu biết gì?

- Sự gia tăng dân số thường xảy ra ở các nước đang hoặc chậm phát triển.

- Sự gia tăng dân số đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.

II. Luyện tập

Câu 1. Liên hệ với phần “Đọc thêm” để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ - sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ, không dùng mệnh lệnh hay biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.

- Lý do: Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ giúp nâng cao nhận thực của họ về vấn đề sinh sản chính là hạ thấp tỷ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh…

Câu 2. Hãy nêu các lý do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Sự gia tăng dân số có ảnh hướng đến tương lai nhân loại trên nhiều phương diện: nhà ở, lương thực, môi trường, việc làm, y tế, giáo dục… Dân số quá đông sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về mọi mặt.

Câu 3. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần “Đọc thêm”, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9 - 2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay?

- Từ năm 2000 đến 9 năm 2003, dân số thế giới tăng khoảng 240 triệu người.

- Dân số Việt Nam tính đến số liệu gần nhất là khoảng 95 triệu người.

- Như vậy số người trên thế giới đã tăng gấp 2,5 lần so với dân số Việt Nam hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề